Thứ Hai , 23 Tháng Mười Hai 2024
Home / Tổng hợp / Bằng Chứng Của Tri Giác Phân Biệt Điều Đúng Và Sai.

Bằng Chứng Của Tri Giác Phân Biệt Điều Đúng Và Sai.

Sự Hòa Hợp Của Tất Cả Tạo Vật

Bằng chứng cho sự hiện hữu của TRỜI còn được thể hiện trong luật đạo đức, tiếng nói của lương tâm và tri giác nhận biết điều đúng sai. Trong tác phẩm “Chỉ Có Trong Cơ đốc giáo”, tác giả C. S. Lewis đã từng là một người vô thần nói về tính chất hiển nhiên cho sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, mà ông gọi là “qui luật về bản chất con người”. Ông viết: “Con người trên khắp trái đất có ý tưởng mạnh mẽ rằng họ nên hành xử theo một qui luật nhất định, và không thể loại bỏ ý tưởng đó.”35

Để phản đối một ý thức bẩm sinh có thể phân biệt điều đúng và sai là một bản năng sống bầy đàn, tác giả trả lời rằng một bản năng sẽ chọn tự bảo vệ chính mình thay vì đối diện nguy hiểm để giúp đỡ người khác. Thực tế là cảm giác tội lỗi có thể được cảm nhận sau này trong khi thất bại để giúp đỡ một người khác cho thấy một ý thức về điều nên làm và một qui luật đạo đức phổ quát.

Với những người nói rằng: “không có những nguyên tắc đạo đức nào là đúng hơn hoặc hay hơn bất kỳ những nguyên tắc khác”. Lewis trả lời: “sẽ không có ý nghĩa khi thích đạo đức Cơ đốc giáo hay đạo đức của Đức Quốc xã hơn. Nếu các ý tưởng về luân lý của bạn có thể đúng và của Đức quốc xã là không đúng thì phải có điều gì đó – một thực tế đạo đức – là phù hợp với lẽ  thật để đi theo.”

Từ những suy diễn lô-gíc trên, chúng ta đi đến kết luận:

Con người tồn tại trong vũ trụ tự nhiên có khuynh hướng đi theo một lối sống: cư xử đúng, công bằng, không ích kỷ, can đảm, lương thiện và trung thực.37

Kết luận:

Không có nhiều bằng chứng để thuyết phục một người tin rằng TRỜI hiện hữu, nhưng với những người thành tâm tìm kiếm chân lý thì những bằng chứng trên đây có thể loại bỏ một số nghi ngờ cho niềm tin của họ. Những bằng chứng đó nói lên rằng tin vào Đức Chúa Trời thì dễ hơn là giữ thái độ không tin.

Đấng Christ phán:  “Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta, và ta sẽ làm cho người đó sống lại nơi ngày sau rốt.” (Giăng 6:44). Đức Thánh Linh thuyết phục chúng ta: “Khi Ngài đến thì sẽ khiến thế gian tự cáo về tội lỗi, về sự công bình và về sự phán xét.” (Giăng 16:8). C. S. Lewis thừa nhận  trước đây ông không thể tìm thấy Đức Chúa Trời, điều này cũng giống như một tên tội phạm không muốn tìm thấy cảnh sát.

Blaise Pascal, một thiên tài của nước Pháp ở thế kỷ 17 viết trong sổ ghi chép cá nhân: “Tin vào Trời thì khôn ngoan hơn là không tin.”38 Nêú một người tin vào Trời, và sau khi chết linh hồn anh ta nhận ra là không có Ngài, người đó không mất điều gì. Còn một người khác nhận được nhiều may mắn, thành công, giàu có trong cuộc sống trên đất nhưng không tin vào Trời, khi chết đi linh hồn người này nhận biết có một Đức Chúa Trời, lúc đó anh ta sẽ mất tất cả. 39

Tuy nhiên, tin vào Trời chỉ là bước đầu tiên. Có nhiều thần trong thế gian, nhưng chỉ có một Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật (1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:9). Ai là Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật? Đây là chủ đề mà chúng ta sẽ thảo luận trong chương kế tiếp.

god

ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ AI?

“Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jêsus Christ, là Đấng Cha đã sai đến.” (Giăng 17:3)

Quan điểm này thường được nói đến trong các nền văn hóa và tôn giáo: “Có nhiều con đường để tới thiên đường, dù bạn đi đường nào rồi tất cả đều sẽ về cùng một nơi đến.” Chúng ta sẽ nghiêm túc xem xét vấn đề này. Mỗi tôn giáo đều đưa ra những chỉ dẫn khác nhau cho con người đi tới, rồi cuối cùng tất cả mọi người đều chung một nơi đến?

Giả định là tôi phải tìm một con đường đi từ nhà của tôi ở Dallas đến Houston, Texas. Một hướng dẫn viên du lịch bảo: “Không có sự khác nhau nào cả nếu anh chọn một con đường để đi đến Houston. Chỉ cần anh cẩn thận lái xe ra khỏi nhà, nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, chọn bất kỳ một con đường nào mà anh cảm thấy thuận tiện rồi thành tâm chăm chú lái xe, chắc chắn anh sẽ tới Houston.” Theo cách hướng dẫn này, tôi sẽ đến được nơi mình muốn? Chắc chắn là không.

Chúa Jesus Christ đã phán dạy rõ ràng là chỉ có một con đường duy nhất dẫn tới sự sống vĩnh cửu: “Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó cũng nhiều.  Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít.” (Ma-thi ơ 7:13-14).  Ngài cũng tuyên bố: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ta là cửa của chiên.” (Giăng 10:7), và “Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha. (Giăng 14:6).

Chúng ta sẽ bắt đầu xem xét chủ đề này từ các thần trong Cựu Ước. Có một sự khác biệt rõ ràng giữa các thần trong thế giới với một Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật.

john

Các thần trong Cựu Ước.

Chúng ta nhìn vào kinh nghiệm của tổ phụ đức tin Áp-ra-ham trong Sáng thế ký chương 12. Đức Chúa Trời đã phán bảo ông hãy ra khỏi quê hương, rồi đi đến một vùng đất mà Ngài sẽ chỉ cho. Vào lúc đó trên mảnh đất quê hương của Áp-ra-ham có nhiều thần được con người thờ lạy, nhưng các thần đó hoàn toàn khác biệt với Chân Thần là Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật. Những cư dân của Mê-sô-pô-ta-mi lúc đó thờ lạy hàng ngàn vị thần khác nhau. Nhiều vị thần của họ được xem là một thế lực siêu hình bảo vệ cho các thành phố, đôi khi các vị thần này sẽ nổi giận cách đáng sợ với con người. Có thể kể ra: Anu là thần của các tầng trời, Enlil cai trị trên khắp đất, Eridu là chúa tể bên dưới mặt đất và nước.1  Shamash là thần mặt trời, Sin là thần mặt trăng được đặc biệt tôn thờ ở U-rơ và Cha-ran, quê hương của Áp-ra-ham. Điều đáng chú ý là Áp-ra-ham không có mối liên hệ nào với các thần này. Các thần giả dối và hư không này thật khác xa với Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật mà Áp-ra-ham thờ phượng.

Vào khoảng 600 năm sau đó. Dân Israel bị bắt làm phu tù tại A-cập. Môi-se là một bé trai thuộc tuyển dân được công chúa của Pha-ra-ôn nhận nuôi và học tập trong vương triều Ai-cập. Môi-se lớn lên trong một môi trường ngoại bang với Kim tự tháp, các lăng mộ, các hình tượng, thần tượng và nền văn minh của Ai-cập. Tuy nhiên không có bất kỳ dấu ấn văn hóa nào của đế quốc Ai-cập được đề cao trong Ngũ Kinh mà Môi-se viết. Thay vào đó ông viết về một Đức Chúa Trời siêu việt của tuyển dân là Đấng đã giải phóng dân tộc Israel ra khỏi xích xiềng Ai-cập.

Sau khi đặt chân vào miền đất hứa, tuyển dân chạm trán với các thần ngoại bang. Các thần này liên tục gây tai họa cho họ trong suốt mười thế kỷ. Baal là thần giông bão làm ra mưa gió. Mot là thần gây ra hạn hán trong các mùa hè. Các nữ thần dâm loạn được thờ lạy như Asherah, Astarte, Ashtoreth.2  Dân Ca-na-an cũng thờ thần Molech. Họ dâng trẻ em làm của lễ thiêu cho thần này. Ngay cả Ma-na-se là vua của Giu-đa cũng bước theo lề thói của dân Ca-na-an:  “Người đưa con trai mình qua lửa, tập tành phép thiên văn và việc bói điềm; lập lên những đồng cốt và thầy bói. Người làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va quá chừng, chọc giận Ngài hoài.” (2 Các vua 21:6). Đến khi Giô-si-a lên ngôi vua, ông đã làm một cuộc cải chánh đem tuyển dân trở về thờ phượng Đức Chúa Trời và loại bỏ các thần tượng ngoại bang. “Giô-si-a cất hình tượng Át-tạt-tê khỏi đền thờ của Đức Giê-hô-va, đem nó ra ngoài Giê-ru-sa-lem, đến khe Xết-rôn, thiêu đốt nó tại đó và nghiền ra tro, rồi rải tro ấy trên mồ của thường dân.  Người lại phá những phòng của bợm vĩ gian ở trong đền thờ của Đức Giê-hô-va, là nơi đó người nữ dệt những trại cho Át-tạt-tê…. Người cũng làm ô uế Tô-phết tại trong trũng con cái Hi-nôm, hầu cho từ rày về sau, không ai được đưa con trai hay là con gái mình qua lửa cho Mo-lóc”  (2 Các vua 23:6-7; 10).

 

(Còn nữa)

 

JAMES SEMPLE

Translated by Tuong Vi 

    

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn