John Babler là mục sư tuyên úy cho sở cảnh sát và phòng cứu hỏa tại cộng đồng Texas của ông. Trong thời gian nghỉ phép hai mươi tuần, ông đã tham gia chương trình huấn luyện tại học viện cảnh sát để có thể hiểu rõ hơn những tình huống mà nhân viên thi hành luật phải đối diện. Khi dành thời gian với các học viên khác và học biết về những thách thức khắc nghiệt của nghề nghiệp, Babler đã có sự hiểu biết mới mẻ về sự khiêm nhường và cảm thông. Trong tương lai, ông mong rằng mình có thể tư vấn hiệu quả hơn cho những sĩ quan cảnh sát là những người phải tranh chiến với những căng thẳng, mệt mỏi và mất mát về mặt tinh thần.
Chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời hiểu những sự việc mà chúng ta đối diện vì Ngài tạo nên chúng ta và nhìn thấy mọi điều xảy đến với chúng ta. Chúng ta cũng biết rằng Ngài thấu hiểu vì Ngài đã đến thế gian và sống như loài người. Ngài “đã trở nên xác thể, ở giữa chúng ta” trong Jêsus Christ (Giăng 1:14).
Cuộc sống trên đất của Chúa Jêsus gặp nhiều khó khăn. Ngài cảm nhận cái nóng cháy da của mặt trời, cơn đau khi bụng đói, đời sống bấp bênh, không nhà cửa. Về mặt cảm xúc, Ngài trải qua những lúc căng thẳng vì bất đồng, đau đớn khi bị phản bội và liên tục bị đe dọa hành hung.
Chúa Jêsus cũng tận hưởng niềm vui trong tình bạn và tình yêu gia đình, cũng như phải từng trải những điều tệ hại nhất mà chúng ta đối diện trên đất. Ngài đem đến niềm hi vọng. Ngài là Đấng Mưu Luận Lạ Lùng, Đấng luôn kiên nhẫn lắng nghe những nỗi niềm của chúng ta với sự cảm thông và quan tâm (Ês. 9:6). Ngài là Đấng có thể nói rằng: “Ta đã trải qua điều đó. Ta hiểu hết.”
“Người nào để trí mình nương dựa nơi Ngài, thì Ngài sẽ gìn giữ người trong sự bình yên trọn vẹn, vì người nhờ cậy Ngài.” Ê-sai 26:3
“Đức Giê-hô-va phán: Vì ta biết ý tưởng ta nghĩ đối cùng các ngươi, là ý tưởng bình an, không phải tai họa, để cho các ngươi được sự trông cậy trong lúc cuối cùng của mình.” Giê-rê-mi 29:11
Mục sư Lữ Thành Kiến đang trải qua những thời khắc khó khăn. Chúng ta đọc những lời tự bạch của ông:
“Tối hôm đó không có dấu hiệu bão, thời tiết bình thường, chẳng có đám mây đen nào nhỏ bằng bàn tay hiện ra ở chân trời báo hiệu một cơn mưa, nhưng vào khoảng 3 giờ, đang ngủ nghe tiếng giường run lên lập cập thì thức dậy, lòng vẫn mong là bệnh nhân thức dậy đi vệ sinh như thường lệ, nhưng đó là khởi đầu của một cơn co giật. Kêu Chúa, Chúa ơi xin thương xót, con đã mệt lắm. Nhưng cơn co giật cứ gia tăng cường độ, tiếng giường càng lúc càng run rẩy lập bập, tiếng thở hổn hển, tiếng nấc nghẹn. Mới thứ bảy tuần trước đi cấp cứu đây mà, chẳng lẽ… Nhưng không chẵn mà cũng không lẻ, sờ vào người thấy mồ hôi đầm đìa như tắm, nước bọt sùi ra bên mép, mắt trợn ngược. Vội vã bấm 911. Mấy phút sau, ambulance đến, 5 người vội vã vào nhà, ngay tức thì lôi mặt nạ dưỡng khí chụp vào mặt, người giữ tay, một người chích thuốc vào vain. Và ngay tức thì chuyển đến bệnh viện. Những cái bệnh viện gắn liền với cuộc đời con người. Lái xe theo sau trong đêm, đêm khuya vẫn mù mịt, mới 4 giờ sáng, đôi mắt mòn mỏi cố nhướng lên nhìn vào tia sáng lẻ loi của đèn xe để lái cho thẳng. Cố tìm một chút cảm xúc trong tâm hồn mà không thấy, chỉ là chút đau xót vội vã, vẫn thế, như vẫn nằm đó trong lòng, nỗi đau xót không thể nói, chỉ nhìn thấy, và biết rằng bất lực. Cơn co giật dịu đi một chút sau lần cấp cứu tại nhà, lại bùng lên lần nữa trong phòng cấp cứu, bác sĩ và y tá lại tràn vào phòng. Cửa phòng đóng lại, chỉ nghe những tiếng nói vội vã hấp tấp. Ngoài cửa phòng, ngồi xuống ghế, úp mặt vào hai tay, gọi Chúa. Người ta đang cố gắng để cứu một sinh mạng, nhưng sinh mạng ấy thuộc về Chúa, con biết, dĩ nhiên là Chúa biết. Đấng nói rằng chớ run sợ, chớ kinh khủng, vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi. Trong mọi nơi ngươi đi, đó là lời của Chúa.
Đó là khi tôi biết rằng không phải tôi, mà là Chúa, Đấng quyết định những quyết định cuối cùng, nói những lời cuối cùng, can thiệp vào những giây phút cuối cùng.”
Trích từ:
http://www.songdaoonline.com/e4654-khong-phai-toi.html
Khi Đức Chúa Trời thấu hiểu mọi sự, và Ngài vẫn đang nắm quyền kiểm soát mọi biến cố xảy ra trên hoàn vũ thì điều này thách thức niềm tin của chúng ta?
“Đức Giê-hô-va phán: Vì ta biết ý tưởng ta nghĩ đối cùng các ngươi, là ý tưởng bình an, không phải tai họa, để cho các ngươi được sự trông cậy trong lúc cuối cùng của mình.” Giê-rê-mi 29:11
Chúa muốn điều tốt nhất cho chúng ta, bất luận là việc gì đang xảy ra. Những siêu bão đang tấn công một số khu vực tại Hoa Kỳ, Bắc Triều Tiên đe dọa chiến tranh hạt nhân, và..…Kinh Thánh nói gì?
“Trời đất sẽ hư đi, nhưng Chúa hằng có;
Trời đất sẽ cũ đi như cái áo;
Ngài sẽ cuốn nó lại như cái áo choàng,
Rồi trời đất sẽ biến đổi,
Nhưng Chúa vẫn y nguyên,
Các năm của Chúa không hề cùng.” Hê-bơ-rơ 1:11-12
Niềm hy vọng và sự trông đợi của các thánh đồ là đây:
“Tôi cũng thấy thành thánh, là Giê-ru-sa-lem mới, từ trên trời, ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống, sửa soạn sẵn như một người vợ mới cưới trang sức cho chồng mình.”
Khải huyền 21:2
Vậy thì Cơ đốc nhân đi qua những khổ nạn – cũng là ý muốn tốt lành của Chúa. Mục sư Nguyễn Văn Huệ đã viết:
Kết luận nào cho chúng ta?
“Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta.” Rô-ma 8:38-39
Tường Vi