Chủ Nhật , 22 Tháng Mười Hai 2024
Home / Tổng hợp / CHIA SẺ PHÚC ÂM CHO PHẬT TỬ

CHIA SẺ PHÚC ÂM CHO PHẬT TỬ

tinlanh

EVANGELIZING BUDDHISTS

Tín đồ Phật Giáo
Trên thế giới hiện nay có khoảng 350.000.000 Phật tử, chủ yếu ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Bhutan, Myanmar, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Thái Lan, Tây Tạng và Mông Cổ.
Có nhiều loại Phật tử với những niềm tin rất khác nhau. Tuy nhiên, nguồn gốc của họ chung một điểm xuất phát với người sáng lập là Siddharta Gautama. Ông được sinh ra vào khoảng 560 trước Công nguyên ở Nepal, phía bắc Ấn Độ. Ông từ giã người vợ và đứa con của mình đi lang thang tìm kiếm “sự giác ngộ”. Sau khi nhận thấy rằng ăn chay và đối đãi khắc nghiệt với cơ thể không mang đến lối thoát cho cuộc đời. Ông đã ngồi thiền trong một đêm. Suốt đêm đó ông tin rằng ông đã đạt được sự giác ngộ. Ông được biết đến như là “một người đã giác ngộ” (ý nghĩa của “Phật”), và bắt đầu giảng dạy học thuyết của mình cho người khác.
Siddharta tin rằng con người, và tất cả các sinh vật sống kể cả côn trùng trải qua hàng ngàn lần tái sinh đều chịu đựng tất cả mọi sự đau khổ. Một cách để thoát ra khỏi chu kỳ: sinh ra, chịu đau khổ và chết, là phải tích lũy công đức tôn giáo qua hàng ngàn kiếp nạn. Điều này hầu như là không thể được. Vì mong muốn của con người cho sự tồn tại vĩnh cửu, ông đã tìm kiếm một lối thoát khác thông qua thiền định, ở đó ông cho rằng thế giới và sự tồn tại cá nhân của con người chỉ là những ảo ảnh. Quan niệm của Siddharta là: khi một người nhận ra vấn đề hay “giác ngộ” thông qua ngồi thiền, người đó bước vào cõi “niết bàn”, anh ta không còn tồn tại trong thế giới đau khổ này. Sự giải phóng đầy trọn dành cho người giác ngộ đi đến cuối cùng của sự chết là được nhập vào niết bàn.
Siddharta từ chối tất cả sự mê tín và thờ hình tượng. Ông nhấn mạnh các mặt đạo đức của tôn giáo. Phật giáo cổ điển là một con đường “khai trí” cho trí tuệ và tinh thần của con người, không phải là một phương cách để được tha thứ và nhận sự cứu rỗi.
Tín đồ đạo Phật duy trì một số yếu tố sau đây của Ấn Độ giáo:

• Nghiệp chướng: hành động của một người trong cuộc sống trước đây sẽ ảnh hưởng đến tình trạng người đó tốt hay xấu trong hiện tại. Sự cân bằng công đức (việc tốt) hoặc những lầm lỗi (hành động xấu) sẽ xác định một người sẽ được tái sinh như thế nào. Một người tốt có thể được tái sinh làm người giàu hay thậm chí trở nên thần linh, nhưng một người xấu có thể được tái sinh như một người ăn xin hoặc tệ hơn.
• Lòng khoan dung đối với các tôn giáo khác (nhưng không nhiều như Ấn Độ giáo).
• Những gì thuộc linh là những thứ có thật, và vật chất chỉ như một giấc mơ (không thực tế và kém hơn tinh thần).
• Tội lỗi chỉ là nô lệ cho: thân thể, vật chất và ham muốn trần tục (không phải là một sự bất tuân chống lại Đức Chúa Trời chí thánh).
• Những việc làm tốt để tích lũy công đức là điều cần thiết hầu thoát khỏi ách nô lệ của thân thể và tiến trình vô tận của sự tái sinh (vòng luân hồi)
• Hết sức tôn trọng sinh vật sống (bao gồm không giết người hoặc động vật).
• Thiền là một phương pháp đem đến sự tự do, thoát khỏi ham muốn xác thịt và thế giới vật chất.
• Hết sức tôn trọng người già và tổ tiên là những người đã qua đời (thậm chí cầu nguyện cho họ).
Tuy nhiên, Siddharta phủ nhận rằng con người có một linh hồn bất tử. Điều gì đã được tái sinh không phải là linh hồn (như trong Ấn Độ giáo) nhưng nó là “hiện thân” của một người. Nhân cách chỉ là một ảo ảnh. Cách duy nhất để thoát khỏi luân hồi là nhận ra nhân cách là điều không có thực.

MAGELANG, JAVA, INDONESIA - JUNE 1: Buddhist monks meditate at the yard of ancient Borobudur temple on Vesak Day, Friday, June 1, 2007, in Magelang, Central Java province, Indonesia. Buddhists in Indonesia celebrate Vesak Day or "the day of Buddha's birth, his enlightenment and his reaching of nirvana", on Friday. Buddhism is one among five official religions of the world largest Muslim populated nation. Borobudur Temple was built between 750 and 842 AD; 300 years before Cambodia???s Angkor Wat, 400 years before work had begun on the great European cathedrals. (Photo by Dimas Ardian/Getty Images)

Bát Chánh Đạo Của Phật Giáo.
Siddharta giải thích bốn “chân lý ưu việt” của Phật Giáo:
1. Cuộc đời là bể khổ. Hiện hữu trong thế giới này có nghĩa là phải chịu đựng sự đau khổ.
2. Nguồn gốc của đau khổ là khát vọng: ham muốn cho sự tồn tại độc lập của cá nhân; sự gắn kết cá nhân hoặc tình yêu dành cho người khác hay sự vật nào đó; và thậm chí ham muốn dừng lại sự tồn tại. Những ham muốn này giam cầm con người trong vòng luân hồi đau khổ. Ham muốn cũng có thể dẫn đến các cuộc tranh cãi và phấn đấu riêng để hình thành nên chướng nghiệp xấu. Sức nặng của nghiệp chướng giống như một vật thể nặng, đâm sầm vào thế giới và thể hiện bản thân một lần nữa trong thân thể mới qua sự tái sinh.
3. Đau khổ bị phá hủy bằng cách loại bỏ những ham muốn. Khi một người không ham muốn gì cả, và không có gắn kết với bất kỳ người hay vật chất nào, và sau đó thông qua thiền định nhận ra rằng anh ta hoặc bất cứ điều gì khác không có linh hồn, người đó sẽ không còn được tái sinh và sẽ bước vào cõi “niết bàn” – trạng thái của sự chấm dứt những ham muốn và tự do khỏi vòng luân hồi.
4. Các cách để chấm dứt đau khổ và đi vào Niết bàn là Bát Chánh Đạo (Theo quan điểm của Phật Giáo: Bát chánh đạo là tám phương tiện vi diệu đưa chúng sanh đến đời sống an lạc, giải thoát, tiến đến địa vị giác ngộ. Những bậc hiền triết theo tám phương tiện này để đi đến Niết bàn). Siddharta dạy rằng mọi người có thể vào được niết bàn bằng cách làm theo đường lối này qua nhiều kiếp sống. Tám phần của đường lối này được ghi lại dưới đây thông qua các tiêu đề của: Sự khôn ngoan, đạo đức, và sự tập trung.
Sự khôn ngoan:
1. Quan điểm đúng: Có một sự hiểu biết về các nguyên tắc cơ bản của Phật giáo là tính tạm thời, sự đau khổ và phi nhân cách của tất cả mọi thứ.
2. Quyết tâm đúng: Có động cơ thuần khiết.
Đạo đức:
3. Lời nói đúng đắn: Phát biểu một cách trung thực, hữu ích và có cân nhắc.
4. Hành động đúng: Tuân thủ theo năm điều răn của Phật giáo:
a. Không giết bất kỳ người, động vật, hoặc côn trùng
b. Không ăn cắp
c. Không tham gia vào sự dâm dục
d. Không nói dối
e. Không sử dụng rượu hoặc ma túy
5. Phương cách sinh kế đúng đắn: Làm một nghề phù hợp với các giáo huấn ở trên (ví dụ như không hành nghề bán thịt).

Sự tập trung:
6. Nỗ lực đúng: Nỗ lực để loại bỏ tất cả điều ác khỏi tâm trí, và phát triển những phẩm chất tốt.
7. Tập chú đúng: Kiểm soát tâm trí
8. Sự tập trung vào tiêu điểm: Một trạng thái thần bí trong đó người ta nhận ra sự hư không của mọi vật, và trong đó phát triển năng lực tâm linh để có thể kiểm soát vận hành quy luật tự nhiên theo ý muốn của chính mình.
Phật Giáo phủ nhận Đức Chúa Trời có một thân vị, thánh khiết là một Đấng có cảm xúc, yêu thương, ra lệnh, hướng dẫn và trừng phạt. Những Phật tử nghiêm túc không cầu nguyện giống như các Cơ-đốc nhân vốn thiết lập quan hệ cá nhân với Đức Chúa Trời là Cha. Những lời cầu nguyện của tín đồ Phật giáo là đi vào thiền định – một quá trình điều chỉnh tâm trí để tinh thần chìm vào cõi không không. Trong một phương diện họ đạt được khả năng không suy nghĩ về bất cứ điều gì, và không có bất cứ một ham muốn nào, lúc đó họ cho là đã đạt đến hạnh phúc thật. Họ cho rằng khi không còn ham muốn, sẽ không phải lo lắng hay đau yếu.
Tín đồ Phật giáo quan niệm rằng rằng sự vui thú, trách nhiệm xã hội và lo lắng là những trở ngại cho sự tập trung tinh thần. Những Phật tử đầu tiên theo gương Siddharta và trở thành các tu sĩ độc thân. Các nhà sư này không được phép làm việc để kiếm sống hoặc trồng cây lương thực: họ phải xin những thứ này từ người khác.

Đối với những người theo Phật giáo nguyên thủy (Theravada), sự cứu rỗi không có nghĩa là được cứu khỏi tội lỗi, điều ác, địa ngục và sự chết. Thay vào đó, nó là lối thoát cho các tiến trình được tái sinh lần nữa. Họ hy vọng một ngày đó họ sẽ vào “niết bàn” – không phải thiên đàng. Một số người khác nhận ra rằng họ không có khả năng vào được niết bàn, họ hy vọng sẽ tới một nơi gọi là “Sawan” – một loại thiên đàng nào đó theo cảm nhận của cá nhân.

Hầu hết các Phật tử nhìn thấy ơn cứu rỗi là một quá trình chậm chạp giải phóng con người ra khỏi thế giới vật chất. Họ cho rằng họ có thể đạt được ơn cứu rỗi thông qua những nỗ lực của chính mình. Họ có thể tìm kiếm những điều thuộc linh thông qua nhiều phương pháp. Phương pháp phổ biến nhất là đi sâu vào thiền định. Theo phương pháp này, họ không suy gẫm Lời Chúa, nhưng cố gắng với những cảm giác bí ẩn – giống như họ không tồn tại. Họ cố gắng để làm trống rỗng tâm trí thoát khỏi những lo lắng, cảm giác và mục đích cuộc sống. Họ loại bỏ khỏi tâm trí tất cả các phân tâm, ham muốn, tình cảm, cảm xúc, và tất cả các suy nghĩ. Họ đi vào trong một trạng thái xuất thần. Đáng buồn thay, ma quỷ có thể tận dụng lợi thế của những căn nhà trống (tâm trí trống rỗng) để vào cư trú trong đó. Các trường hợp bị quỉ ám được xem là phổ biến giữa vòng các Phật tử.

thailand-buddist-mediation-pix

Các môn phái Phật giáo
Phật tử đã hình thành nhiều môn phái với những niềm tin khác biệt nhau. Dưới đây là một vài môn phái phổ biến nhất.
Phật giáo Nguyên Thủy (còn gọi là Phái Tiểu Thừa)
Trong những thế kỷ đầu tiên, bất cứ ai theo Phật giáo Nguyên thủy đều trở thành một tu sĩ hay một nữ tu, rời khỏi nhà và gia đình của họ. Khuynh hướng của Phật giáo Nguyên Thủy là cố gắng thực hành theo theo giáo lý ban đầu của Đức Phật và chỉ có các nhà sư và ni cô tận hiến trọn thời gian mới có thể tham gia vào. Họ tin rằng sự giác ngộ phải đi qua hàng ngàn kiếp nạn. Họ tin rằng niết bàn có thể đạt được chỉ bằng các công đức cá nhân – không phải bằng sự khen ngợi, tán dương của bất cứ ai khác.
Phật Giáo Nguyên Thủy được thực hành chủ yếu ở Thái Lan, Sri Lanka, Campuchia và Myanmar.

Phái Đại Thừa
Một trường phái của Phật giáo xuất hiện vào khoảng thời gian Chúa Giê-su Christ nhập thế, được gọi là Đại thừa. Phiên bản của Phật giáo Đại thừa đã trở nên phổ biến hơn: họ xem Đức Phật như một vị cứu tinh và là người đã phát hiện ra nhiều vị thần khác mà họ tin rằng có thể giúp con người, và đó là những đối tượng mà họ có thể cầu nguyện. Truyền thống Đại thừa tin rằng sự giác ngộ có thể đạt được trong một đời chứ không cần phải hàng ngàn đời. Những người giác ngộ có thể trì hoãn nhập cảnh vào niết bàn để giúp giải phóng những người khác đạt được sự cứu rỗi. Những ai đã làm điều này đã được gọi là boddhisattvas. Giáo huấn này là trái với giáo lý của Siddharta tin rằng sự cứu rỗi có thể đạt được chỉ bằng nỗ lực của cá nhân. Đại Thừa đã trở nên phổ biến nhiều hơn so với Phật giáo Nguyên Thủy. Nó được thực hành tại Nhật Bản, Hàn Quốc, và Trung Quốc – nơi đây nó được hòa lẫn với các tôn giáo của Trung Quốc.

Phật giáo Tây Tạng
Phật giáo Tây Tạng được thực hành không chỉ ở Tây Tạng, nhưng ở các vùng đất xung quanh của Mông Cổ, Bhutan, và một số dân tộc Tây Tạng của miền Nam nước Nga, Nepal, và miền Tây Trung Quốc.
Phật giáo Tây Tạng phát sinh giữa những năm 700 và 1000 sau Công Nguyên. Giống như Phật Giáo Nguyên thủy, nó dạy rằng vấn đề cơ bản của con người đó là con người không nhận ra rằng thế giới chỉ là một ảo ảnh. Phái này chủ trương rằng để thoát khỏi ảo ảnh và đạt được Phật quả là thông qua các nghi lễ huyền bí sử dụng các từ ngữ và biểu đồ ma thuật. Họ cũng tôn thờ nhiều vị thần. Một số tín đồ của giáo phái này thực tế là thờ phượng ma quỉ. Phật giáo Tây Tạng có nhiều nghi thức huyền bí từ một phong trào gọi là “Mật tông” và cũng chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, đặc biệt là ở Nepal.

Phái Thiền Phật giáo
Phong trào này phát triển ở Trung Quốc và Nhật Bản. Nó không có học thuyết đặc biệt nào mà các học viên phải tin vào. Thay vào đó, nó nhấn mạnh các kỹ thuật thiền định tập trung nhằm mục đích để đạt được sự giác ngộ. Một bài tập quan trọng là thiền định bí ẩn được gọi là công án (bài tập này từ bỏ lý lẽ, dùng trực giác để đạt đến thông tuệ) mà dường như vô nghĩa với những người bên ngoài Phật giáo.
Một số Phật tử được dạy rằng một ngày kia “một người được tôn cao” sẽ đến, người đó là một Đức Phật, và thậm chí còn uy quyền hơn Đức Phật trước đây. Đức “Phật Tôn Cao” này sẽ loan báo chân lý. Ông sẽ có nhiều môn đệ hơn Đức Phật trước đây, và có đầy đủ sự khôn ngoan và tốt lành. Ông sẽ đến để khôi phục đạo đức con người khi trái đất đầy dẫy những điều ác, và khi tất cả mọi người đã từ bỏ luật pháp. Những tiên tri này xuất hiện trong các kinh sách Phật giáo như “Mahavastu” và “Kinh Pháp Hoa”. Họ được biết đến như là “Phật Di Lặc” ở Ấn Độ, “Mi Lo-Fu” của Trung Quốc, và “Miroku” tại Nhật Bản. Nhiều Phật tử đang trông đợi một ông khác nữa sẽ xuất hiện. Tại Thái Lan và Campuchia, một số nhà truyền giảng Phúc Âm đã viện dẫn những tiên tri này như một cầu nối dẫn dắt một số Phật tử tin vào Chúa Giê-su Christ. Điều này không phải là Chúa linh cảm cho những tiên tri này. Họ có thể được lấy cảm hứng từ các hội truyền giáo Cơ đốc Nestorian cổ đại (một giáo phái Cơ đốc – được gọi là Cảnh giáo của người Ba-tư truyền vào Trung Quốc). Tuy nhiên những điều họ làm đã thể hiện niềm hy vọng về một Đấng cứu chuộc mà chỉ có thể được thành tựu trong Chúa Giê-su.

Phúc Âm hóa các Phật tử
Các yếu tố sau đây rất quan trọng cho công tác này:
• Sự chuẩn bị thuộc linh thông qua đời sống thánh khiết và cầu nguyện (thường là kiêng ăn) để cầm buộc các tà linh và tạo ra những bước đột phá trong công tác chứng đạo. Sự ăn năn và nghiên cứu Kinh Thánh giúp chúng ta đến gần Đức Chúa Trời. Chúng ta phải: “mang lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, để được đứng vững mà địch cùng mưu kế của ma quỉ…” (Êph. 6: 10-18). Trong sự cầu nguyện, ca ngợi thờ phượng Đức Chúa Trời, chúng ta là những Cơ đốc nhân sẽ công bố sự chiến thắng của Chúa Giê-su trên Satan và hủy phá mọi đồn lũy ngăn trở con người tiếp nhận Tin Mừng (Côl. 2: 14-15). Hãy cầu nguyện cho sự mặc khải của Đức Chúa Trời để các Phật tử nhận ra rằng tôn giáo của họ là sai lầm, khi đó họ tiếp nhận lẽ thật về Đức Chúa Trời và tin Chúa Giê-su (Êph. 1: 17-18). Bởi vì có các yếu tố tà linh trong sinh hoạt của các môn phái Phật giáo, những Phật tử phải được dạy cẩn thận để ăn năn từ bỏ mọi tội lỗi, đặc biệt là bất cứ hoạt động huyền bí nào trước đó họ đã từng tham gia.
• Một lối sống nhạy cảm về văn hóa – bao gồm cả các lề thói của người bản địa như: tử tế với các động vật, không nói nhiều hoặc quá to, tôn trọng người lớn tuổi, thận trọng khi cầm giữ các kinh sách thánh, tư thế tôn kính trong lời cầu nguyện, một lối sống đơn giản, kiểm soát các cảm xúc, v.v…
• Học tiếng mẹ đẻ của người bản xứ. Thông thường sẽ có một ngôn ngữ chung cho toàn quốc và tiếng địa phương. Các ngôn ngữ địa phương được học tốt nhất ngay tại chỗ chúng ta đến (Trong loạt bài tiếp theo cũng có sách hướng dẫn về chủ đề này). Biết những ngôn ngữ của người bản địa và các thuật ngữ Phật giáo sẽ giúp bạn giải thích chính xác Tin Mừng.
• Kết bạn, làm quen với mọi người, tìm hiểu cách sống, các nghi lễ, và niềm tin của họ. Càng nhiều càng tốt, làm theo phong cách địa phương trong việc dùng thực phẩm và quần áo. Hãy thử suy nghĩ như người dân địa phương. Tập trung vào một nhóm người tại một thời điểm nhất định và tìm cách để bắt đầu một phong trào hướng họ tập chú vào Chúa Giê-su Christ.

vietmonk

HIỂU BIẾT CHƯƠNG TRÌNH CỨU RỖI
Kiên trì giải thích lẽ thật của Đức Chúa Trời đối với nhiều người, nhưng tập trung vào những gia đình tìm kiếm chân lý. Khi họ nhận ra rằng Đức Chúa Trời là một Đấng có thân vị, mà họ phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức, họ có thể xoay bỏ thần tượng của mình và tìm kiếm sự tha thứ tội lỗi thông qua Chúa Giê-su Christ. Trước khi họ có thể hiểu thấu kế hoạch cứu rỗi qua Chúa Giê-su, họ phải hiểu những điều sau:
• Đức Chúa Trời yêu thương là một Đấng có thân vị (đã trở thành người). Ngài là Đấng tạo dựng nên muôn vật. Ngài cũng là Đấng thánh khiết, công bình và hằng có đời đời (các Phật tử có thể sẽ không có những ý tưởng đúng đắn về Chúa; họ nghĩ rằng Chúa không tồn tại. Họ tin vào nhiều thần linh, họ cho rằng từ “God” dùng để chỉ về Đức Phật hoặc sự giảng dạy của Đức Phật).
• Người nam và nữ đã được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời để có một mối quan hệ đặc biệt với Ngài.
• Loài người chúng ta đã phá vỡ mối quan hệ này qua sự bất tuân của chúng ta – tội lỗi là một hành động xúc phạm đến Đức Chúa Trời thánh khiết và yêu thương. (Đối với các Phật tử tội lỗi của tổ tiên không ảnh hưởng đến những người khác – nó không liên quan đến sự phạm lỗi với Chúa. Họ cho rằng tội lỗi là một hành động xấu sẽ tích lũy thành nghiệp chướng xấu; việc tốt mang lại công đức tốt sẽ dẫn đến một tình trạng tái sinh tốt hơn ở kiếp nạn tiếp theo. Đối với một số Phật tử thì tội lỗi là giết hại các loài vật). Chúng ta phải cầu nguyện để Chúa Thánh Linh bày tỏ cho họ về bản chất thực sự của tội lỗi.
• Sự phán xét tối hậu của Chúa cho tất cả loài người chắc chắn sẽ xảy ra. Chúa Giê-su thường cảnh báo mọi người về sự phán xét cuối cùng của Đức Chúa Trời – nhiều câu chuyện ngụ ngôn cho thấy những người khước từ hay bất tuân các mạng lệnh của Ngài sẽ bị kết án (các Phật tử cho rằng có một chu kỳ bất tận của cái chết và sự tái sinh đối với họ).
• Tình yêu và lòng thương xót có nghĩa là quan tâm đến các nhu cầu của những người kém may mắn trong thế giới – như tổ chức “Người Sa-ma-ri nhơn lành” (Lu-ca 10) (các Phật tử nghĩ đến lòng thương xót như một quan niệm sẽ chấm dứt khổ đau của người khác thông qua thiền. Họ cho rằng Chúa Giê-su bày tỏ tình yêu trong việc hy sinh chính mình Ngài cho chúng ta là một điểm yếu).
• Cầu nguyện là sự hiệp thông giữa Chúa là Cha chúng ta và con cái của Ngài (các Phật tử có thể nghĩ về điều này như là một sự lặp lại của những cụm từ đánh đố khó hiểu).
• Chúa Giê-su Christ đã trở thành một người có thực xuất hiện trong lịch sử (Phật tử có thể nghĩ rằng sự hiện thân thành người của Chúa Giê-su giống như sự xuất hiện của một thần linh nào đó).
• Sự cứu rỗi là phục hòa mối quan hệ giữa Thiên Chúa và loài người qua Chúa Giê-su đã chết cho chúng ta trên thập tự giá. (Phật tử dựa trên những nỗ lực riêng của họ để đạt được sự cứu rỗi.) Sự cứu chuộc của Chúa Giê-su dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là cho những ai tiếp nhận Ngài.
• Chúng ta phải luôn luôn giải thích những từ ngữ trong tôn giáo của chúng ta có một ý nghĩa rõ ràng. Nếu không các Phật tử sẽ hoàn toàn hiểu lầm.
• Sử dụng những câu chuyện trong Kinh Thánh để xây dựng một sự hiểu biết thực sự về Đức Chúa Trời và Tin Mừng của Chúa Giê-su Christ. Các câu chuyện sau đây rất hữu ích để giúp các Phật tử hiểu được lẽ thật:
– Sự sáng tạo
– A-đam bất tuân mạng lệnh của Chúa
– Trận Đại hồng thủy
– Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời dành cho Áp-ra-ham
– Các bệnh dịch tại Ai-cập
– Lễ Vượt Qua và tuyển dân được giải phóng ra khỏi Ai Cập
– Tuyển dân Y-sơ-ra-ên nhận lãnh luật pháp
– Ê-li và các tiên tri của Ba-anh trên núi Cạc-mên
– Bộ sưu tập của bạn cũng sẽ bao gồm một số các phép lạ và những câu chuyện ngụ ngôn của Chúa Giê-su (nhiều Phật tử thích những câu chuyện), sự chết, sự phục sinh và những thử thách Chúa đã trải qua.

i2
NHỮNG PHƯỚC HẠNH CỦA TIN MỪNG
Bạn có thể thêm các sự kiện khác về Chúa Giê-su như: sự giáng sinh, báp-tem, sự cám dỗ, các ví dụ trong lời dạy dỗ của Chúa, sự chữa lành người bị quỉ ám, dụ ngôn người con trai hoang đàng, sự hóa hình, sự thăng thiên của Chúa Giê-su; sự giáng lâm của Chúa Thánh Linh trong Lễ Ngũ Tuần; việc cải đạo và báp-tem của Sau-lơ….
• Tập trung vào những phước hạnh thực tế của Tin Mừng mà nhiều Phật tử sẽ đánh giá cao:
– Sự tha thứ tội lỗi và tự do khỏi những gánh nặng của áp lực tội lỗi. Đức Chúa Trời đưa chúng ta vào một mối quan hệ với chính Ngài mà không có một nghiệp chướng nào có thể phá hủy – không gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa. “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ.” (Mat. 11:28)
– Tự do khỏi nỗi ám ảnh, đeo bám của ma quỷ và những linh hồn của tổ tiên.
– Được bảo vệ khỏi ma thuật và ma quỷ.
– Kinh nghiệm được chữa lành các loại bệnh tật qua lời cầu nguyện trong danh Chúa Giê-su Christ (điều này thường mang lại những bước đột phá đáng kể). Luôn luôn sẵn sàng để cầu nguyện cho người bệnh.
– Hy vọng và an ninh chắc chắn thay vì tin vào thuyết định mệnh và sống với những bất an.
– Cách duy nhất để tránh địa ngục.
– Trong công cuộc sáng tạo mới, các động vật sẽ không làm hại nhau (Ê-sai 11: 6-9).
– Mạnh mẽ và yêu thương trong các mối quan hệ của gia đình.

• Sử dụng các câu chuyện, âm nhạc, phim, bài hát dân tộc và các hình thức khác quen thuộc với các Phật tử trong khu vực của họ để truyền đạt thông điệp Phúc âm.
• Cầu nguyện xin Chúa Thánh Linh và tình yêu của Đức Chúa Trời đổ đầy trên những tân tín hữu để họ được: giải thoát khỏi tất cả xích xiềng của Satan trong tâm trí; đọc Lời Chúa với sự hiểu biết; khiêm tốn nhóm họp với các Cơ đốc nhân khác; tâm giao gắn bó với Thiên Chúa trong sự ăn năn mỗi ngày; mạnh mẽ để chống lại sự cám dỗ của sự không trung thực, sự bất khiết và thờ hình tượng; từ bỏ mình và mạnh dạn làm chứng cho Chúa.
• Nếu có thể kêu gọi những người cải đạo từ Phật giáo vào trong công tác Phúc âm hóa. Giúp đỡ những người cải đạo mới này làm chứng về các trải nghiệm đức tin mới – tin vào Đấng Christ của họ. Không nên có nhiều sự tham gia của người nước ngoài vào công tác chứng đạo này.
• Tiếp diễn liên tục với hai nhiệm vụ song hành: chứng đạo và nuôi dưỡng tân tín hữu. Không bao giờ ngừng truyền giáo chỉ vì thỏa mãn khi có người cải đạo. Thông qua những người này hãy tiếp cận với người thân và bạn bè của họ.
• Kiểm tra trình độ hiểu biết của người nghe về tôn giáo, nhấn mạnh Phật giáo là rất khác biệt với Cơ đốc giáo. Hầu hết các Phật tử cảm thấy khó khăn để hiểu được Tin Mừng. Khi làm chứng, yêu cầu họ cho bạn biết về những gì họ đã hiểu. Có thể bạn được “nghe” một cái gì đó hoàn toàn khác với những gì bạn mong đợi.
• Hãy nhớ rằng thông điệp của chúng ta là Chúa Giê-su Christ – không phải là một tôn giáo. Đừng bỏ qua những thông điệp căn bản so sánh các thực hành tôn giáo và những trải nghiệm giữa Cơ đốc giáo và Phật giáo.

The end.
IAN E. BENSON
Translated by Tuong Vi

Đọc thêm:  http://www.sudiepchuaden.com/2016/07/ta-on-chua-200000-phat-tu-theo-voi-chua.html?m=1

Bài trước:

https://huongdionline.com/2016/06/27/chia-se-phuc-am-cho-nguoi-theo-an-do-giao/

https://huongdionline.com/2015/05/26/tin-lanh-cho-nguoi-phat-giao/   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn