Chủ Nhật , 22 Tháng Mười Hai 2024
Home / SUY GẪM CÙNG CÁC MỤC SƯ / Đức Chúa Trời Kiểm Soát Phía Sau Hậu Trường

Đức Chúa Trời Kiểm Soát Phía Sau Hậu Trường

pe
Hội thánh cứ khẩn thiết cầu nguyện với Đức Chúa Trời cho Phi-e-rơ.”  Công Vụ Các Sứ Đồ 12:5.

Nhiều người trong chúng ta thực hiện quyết định mỗi ngày dựa trên lợi thế. Nếu khả năng có mưa là 20 phần trăm, chúng ta có thể bỏ qua. Nếu khả năng là 90 phần trăm, chúng ta sẽ mang dù theo. Lợi thế càng lớn, hành động của chúng ta càng chịu ảnh hưởng, vì chúng ta muốn lựa chọn khôn ngoan và thành công. Công Vụ Các Sứ Đồ 12:1-6 mô tả trường hợp lợi thế sống sót của Phi-e-rơ là rất thấp. Ông bị bỏ tù, “bị xích bằng hai xiềng giữa hai tên lính” trong khi những người khác canh cửa (c.6). Hê-rốt đã xử tử Gia-cơ, một trong những môn đệ thân cận nhất của Chúa Giê-xu, và ông cũng nghĩ sẽ dành cho Phi-e-rơ cùng một số phận (c.1-3). Con bạc sẽ không đặt cọc tiền, cho trường hợp Phi-e-rơ sống sót trong hoàn cảnh này.
Thế nhưng kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho Phi-e-rơ là sự giải cứu diệu kỳ mà ngay cả những người đang cầu thay cho ông cũng thấy khó tin (c.13-16). Họ quá đỗi kinh ngạc khi ông xuất hiện trong buổi nhóm cầu nguyện của họ. Đức Chúa Trời có thể hành động không cần lợi thế, vì Ngài vốn toàn năng. Không việc gì quá khó cho Ngài. Đấng yêu thương chúng ta và đã phó mình vì chúng ta, đang đảm trách cuộc đời chúng ta. Trong những trường hợp bình thường và hoàn cảnh bất khả thi, Đức Chúa Trời có thể bày tỏ quyền năng Ngài. Dù chúng ta có ngập tràn thành công hoặc triền miên trong đau buồn, Ngài vẫn ở với chúng ta.

David McCasland.

Đức Chúa Trời luôn luôn kiểm soát từ phía sau hậu trường.

odb.org

odb

KHÔNG PHẢI TÔI 

Sau đi nhà thờ về, ăn uống, nằm 15 phút – lẽ ra nằm lâu hơn nếu người bệnh không nhúc nhích, thều thào- tranh thủ cắt cỏ. Cỏ sân sau đã dày xanh rồi, để thêm một ngày nữa thì… sức già không thể lết nổi, phải mướn, mà không muốn mướn. Cắt một vòng, dừng lại thở. Nhìn trời nắng chang chang và phần còn lại bằng đôi mắt ngao ngán chứ không thể… enjoy nổi. Cắt vòng 2, ráng lết tới phần cuối thì đột nhiên thấy bãi cỏ rộng ra, chông chênh như ngày xưa nằm võng, đong đưa, thở hụt hơi, đưa tay ra nắm cái càng của máy cắt cỏ, dù vẫn đang nắm. Trong lúc đó chẳng kịp nghĩ gì ngoài suy nghĩ tự trách mình, chị em, con cái, bạn bè, con cái Chúa, người nói trực tiếp, người điện thoại, người email, người message, thảy đều căn dặn rằng Mục sư phải giữ gìn sức khỏe, phải biết lo thân mình trước khi có thể lo cho người khác, một chút ân hận, một chút nuối tiếc. Dần dần, bãi cỏ thu hẹp lại, trở lại kích thước bình thường, trời đất thăng bằng, và thấy mình nắm chặt càng máy cắt cỏ mạnh tới nỗi đau những ngón tay.

Trong lúc đó mới nghiệm ra rằng, tôi không là tôi nữa, mà là Chúa. Không phải Chúa ban thêm sức cho tôi, mà chính là Chúa đã thở cho tôi.

Tối hôm đó không có dấu hiệu bão, thời tiết bình thường, chẳng có đám mây đen nào nhỏ bằng bàn tay hiện ra ở chân trời báo hiệu một cơn mưa, nhưng vào khoảng 3 giờ, đang ngủ nghe tiếng giường run lên lập cập thì thức dậy, lòng vẫn mong là bệnh nhân thức dậy đi vệ sinh như thường lệ, nhưng đó là khởi đầu của một cơn co giật. Kêu Chúa, Chúa ơi xin thương xót, con đã mệt lắm. Nhưng cơn co giật cứ gia tăng cường độ, tiếng giường càng lúc càng run rẩy lập bập, tiếng thở hổn hển, tiếng nấc nghẹn. Mới thứ bảy tuần trước đi cấp cứu đây mà, chẳng lẽ… Nhưng không chẵn mà cũng không lẻ, sờ vào người thấy mồ hôi đầm đìa như tắm, nước bọt sùi ra bên mép, mắt trợn ngược. Vội vã bấm 911. Mấy phút sau, ambulance đến, 5 người vội vã vào nhà, ngay tức thì lôi mặt nạ dưỡng khí chụp vào mặt, người giữ tay, một người chích thuốc vào vain. Và ngay tức thì chuyển đến bệnh viện. Những cái bệnh viện gắn liền với cuộc đời con người. Lái xe theo sau trong đêm, đêm khuya vẫn mù mịt, mới 4 giờ sáng, đôi mắt mòn mỏi cố nhướng lên nhìn vào tia sáng lẻ loi của đèn xe để lái cho thẳng. Cố tìm một chút cảm xúc trong tâm hồn mà không thấy, chỉ là chút đau xót vội vã, vẫn thế, như vẫn nằm đó trong lòng, nỗi đau xót không thể nói, chỉ nhìn thấy, và biết rằng bất lực. Cơn co giật dịu đi một chút sau lần cấp cứu tại nhà, lại bùng lên lần nữa trong phòng cấp cứu, bác sĩ và y tá lại tràn vào phòng. Cửa phòng đóng lại, chỉ nghe những tiếng nói vội vã hấp tấp. Ngoài cửa phòng, ngồi xuống ghế, úp mặt vào hai tay, gọi Chúa. Người ta đang cố gắng để cứu một sinh mạng, nhưng sinh mạng ấy thuộc về Chúa, con biết, dĩ nhiên là Chúa biết. Đấng nói rằng chớ run sợ, chớ kinh khủng, vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi. Trong mọi nơi ngươi đi, đó là lời của Chúa.

Đó là khi tôi biết rằng không phải tôi, mà là Chúa, Đấng quyết định những quyết định cuối cùng, nói những lời cuối cùng, can thiệp vào những giây phút cuối cùng.

Một tuần nữa trôi qua, bão tố đã tạm lắng dịu. Một người em vợ nữa từ Houston nghe chị bệnh nặng bay qua thăm chị, có hai phụ nữ trong nhà thay phiên giúp đỡ, buổi sáng Chúa Nhật sau khi nhóm, phát thưởng thi Kinh Thánh vui vẻ như thường lệ, lại có bữa ăn thông công, hai chị em thay phiên chăm sóc chị, được tà tà lê từ bàn này (thanh niên) qua bàn kia (tráng niên) qua bàn nọ (cao niên) Một người nói đùa, hôm nay Mục sư khỏe re… Thôi thì khỏe được tới đâu hay tới đó, lúc nào hay lúc nấy, lúc nào không khỏe thì hay, chứ bây giờ đang khỏe lại lo đến những ngày không khỏe thì lại mệt 🙂

Sáng nay lại phải dậy rất sớm, mới 5:30 người bệnh lại trăn trở, lại giúp đỡ, rồi thôi không ngủ lại được nữa, ra ngoài chuẩn bị buổi sáng, không quên ngã mình trên sofa một chút, nhắm mắt, tận hưởng vài phút thư giãn hiếm hoi, text message với người em vợ bên Úc, nhắn nhủ về một thằng cháu vợ cùng với mẹ từ Houston bay qua thăm dì, thấy thương nó, nghĩ đến linh hồn nó, muốn làm chút gì cho nó. Đúng là Mục sư 🙂

Galatians_2-20

Sau khi pha cà phê, làm oatmeal cho cả hai như thường lệ, lại bàn, mở màn cửa sổ, nhìn ra ngoài trời vừa… tưng tưng sáng. Không nghĩ gì hết, không muốn nghĩ gì hết ngoài việc chợt nhớ rằng hôm nay vào khoảng 2 giờ chiều hiện tượng nhật thực toàn phần sẽ đi ngang qua tiểu bang này trước khi đi vào cõi không cùng hàng trăm năm. Không nghĩ gì hết nhưng nghĩ tới Chúa, ngưng viết, cúi đầu, nhắm mắt, không nói gì hết, nhưng nói nhiều lắm, với Chúa, như bao lần, Chúa biết rõ. Chúa biết con như biết bàn tay Ngài.

Chúa ơi, không phải con, mà là Ngài. Mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi.

Mục sư Lữ Thành Kiến   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn