Thứ Ba , 21 Tháng Một 2025
Home / Tổng hợp / CHÚNG TÔI TIN – chương 4

CHÚNG TÔI TIN – chương 4

CHÚNG TÔI TIN – chương 3

Chương 4
KINH THÁNH: LỜI SỰ SỐNG

CÂU HỎI CHÌA KHÓA
Làm thể nào để biết Đức Chúa TRỜI và ý muốn của Ngài cho đời sống tôi?

Ý TƯỞNG CHÌA KHÓA
Tôi tin Kinh Thánh là Lời được linh cảm của TRỜI hướng dẫn cả đức tin lẫn các hành động của tôi.

CÂU CHÌA KHÓA
Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.
2 Ti-mô-thê 3:16-17.

2 t

HƯỚNG ĐI CỦA CẢ CHƯƠNG
Làm thể nào để biết TRỜI? Chúng ta thấy và hiểu thế giới chúng ta đang sống như thế nào? Làm thể nào để biết rõ chúng ta đến từ đâu và tại sao chúng ta có mặt ở đây? Rồi chúng ta sẽ đi đâu? Câu trả lời thật tuyệt vời–Đức Chúa TRỜI đã tự bày tỏ chính mình Ngài và kế hoạch vĩ đại của Ngài cho chúng ta. Công việc của chúng ta là lắng nghe và vâng lời Ngài.
Chỉ đơn giản nhìn xem thiên nhiên và thế giới chung quanh, chúng ta có thể kết luận là có ÔNG TRỜI. Nhưng chúng ta học biết gì về Ngài? Làm thể nào để lập được mối liên hệ đầy trọn với Ngài? Kế hoạch và mục đích của Ngài dành cho chúng ta là gì? Ngài muốn chúng ta biết những nguyên tắc nào để sống nhằm hướng chúng ta đến với chân lý của Ngài? Giải đáp cho tất cả những câu hỏi nầy được tìm thấy trong sự mạc khải của Đức Chúa Trời–Kinh Thánh.
Trong chương nầy chúng ta sẽ đọc một số thông điệp của TRỜI trong Kinh Thánh nói rõ ý muốn của Ngài và chúng ta sẽ khám phá tại sao Kinh Thánh có được quyền năng như thế đối với những người thờ TRỜI.
* TRỜI Phán
* Thẩm Quyền của Kinh Thánh
* Mục Đích của Kinh Thánh

TRỜI Phán
Trong Kinh Thánh có nhiều trường hợp Đức Chúa TRỜI đã truyền những thông điệp cụ thể rõ ràng cho dân chúng của Ngài. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như với ông Môi-se bên bụi gái cháy, TRỜI đã nói lớn tiếng. Trong những trường hợp khác, Ngài nói qua các giấc chiêm bao, khải tượng hay ngụ ý. Nhưng lời Chúa luôn ban cho dân sự của Ngài để bày tỏ kế hoạch của Ngài cho họ và rồi được ghi chép lại trong Kinh Thánh nhằm đem ích lợi cho cả nhân loại. TRỜI bày tỏ ý muốn của Ngài trong Kinh Thánh là vì Ngài yêu thương chúng ta.

Vả, Môi-se chăn bầy chiên cho Giê-trô, ông gia mình, là thầy tế lễ tại xứ Ma-đi-an; dẫn bầy chiên qua phía bên kia đồng vắng, đến núi của Đức Chúa Trời, là núi Hô-rếp. Thiên sứ của Đức Chúa Trời hiện ra cùng người trong ngọn lửa, giữa bụi gai kia. Người nhìn thấy cả bụi gai đương cháy, nhưng không hề tàn. Môi-se bèn nói rằng: Ta hãy tẽ bước lại đặng xem sự lạ lớn nầy, vì cớ sao bụi gai chẳng tàn chút nào. Đức Giê-hô-va thấy người tẽ bước lại xem, Đức Chúa Trời bèn ở giữa bụi gai gọi rằng: Hỡi Môi-se, hỡi Môi-se! Người thưa rằng: Có tôi đây! Đức Chúa Trời phán rằng: Chớ lại gần chốn nầy. Hãy cởi giày ngươi ra, vì chỗ ngươi đương đứng là đất thánh. Rồi Ngài lại nói: Ta là Đức Chúa Trời của tổ phụ ngươi, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, và Đức Chúa Trời của Gia-cốp. Môi-se liền che mặt, vì sợ nhìn đến Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời phán rằng: Ta đã thấy rõ ràng sự cực khổ của dân ta tại xứ Ê-díp-tô, và có nghe thấu tiếng kêu rêu vì cớ người đốc công của nó; phải, ta biết được nỗi đau đớn của nó. Ta ngự xuống đặng cứu dân nầy khỏi tay người Ê-díp-tô, dẫn từ xứ ấy lên đến một xứ kia đẹp đẽ và rộng rãi, đượm sữa và mật, tức là nơi dân Ca-na-an, dân Hê-tít, dân A-mô-rít, dân Phê-rê-sít, dân Hê-vít, và dân Giê-bu-sít ở. Nầy, tiếng kêu rêu của dân Y-sơ-ra-ên thấu đến ta, và ta đã thấy dân Ê-díp-tô hà hiếp chúng nó thể nào; vậy bây giờ, hãy lại đây, đặng ta sai ngươi đi đến Pha-ra-ôn, để dắt dân ta, là dân Y-sơ-ra-ên, ra khỏi xứ Ê-díp-tô.
Môi-se bèn thưa rằng: Tôi là ai, dám đi đến Pha-ra-ôn, đặng dắt dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô? Đức Chúa Trời phán rằng: Ta sẽ ở cùng ngươi; nầy là điều làm dấu cho ngươi biết rằng ta đã sai ngươi đi: Khi ngươi dắt dân sự ra khỏi xứ Ê-díp-tô rồi, thì các ngươi sẽ phụng sự Đức Chúa Trời tại trên núi nầy.
Môi-se thưa cùng Đức Chúa Trời rằng: Nầy, tôi sẽ đi đến dân Y-sơ-ra-ên, nói cùng họ rằng: Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi sai ta đến cùng các ngươi; nhưng nếu họ hỏi: Tên Ngài là chi? thì tôi nói với họ làm sao? Đức Chúa Trời phán rằng: Ta là Đấng tự hữu hằng hữu; rồi Ngài lại rằng: Hãy nói cho dân Y-sơ-ra-ên như vầy: Đấng tự hữu đã sai ta đến cùng các ngươi.
Xuất Ai-cập 3:1-14.

CÂU HỎI THẢO LUẬN
Chúng ta học được gì về bản tính của Đức Chúa TRỜI từ câu chuyện của Môi-se và bụi gai cháy? Môi-se đã phản ứng thế nào trước sự giao thông trực tiếp từ Đức Chúa TRỜI? Bạn phản ứng như thế nào nếu bạn đứng trước một trường hợp tương tự như vậy?

🙂

Đức Chúa TRỜI phán với loài người phần lớn qua các tiên tri trong Cựu Ước và qua Chúa Giê-su cùng các sứ đồ trong Tân Ước. Sau khi Chúa Giê-su chết trên thập tự giá và đã sống lại cách lạ lùng, có hai môn đồ đang đi bộ trên con đường từ Giê-ru-sa-lem đến thành Em-ma-út. Chúa Giê-su đến gần họ, đi bộ với họ và nói chuyện về chính mình Ngài mặc dầu lúc đầu họ không nhìn biết Ngài. Không lâu sau đó, Ngài đã hiện ra với họ khi họ cùng họp lại với các môn đồ khác. Thật là có ý nghĩa khi Ngài dùng các sách Luật Pháp, các Lời Tiên Tri và các Thánh Vịnh trong Kinh Cựu Ước để chứng minh với họ Ngài là Đấng Cứu Thế (Mê-si-a). Chúa Giê-su hiểu rõ những sách nầy là lời được linh cảm của Đức Chúa TRỜI.

Đoạn, Ngài bắt đầu từ Môi-se rồi kế đến mọi đấng tiên tri mà cắt nghĩa cho hai người đó những lời chỉ về Ngài trong cả Kinh Thánh. Khi hai người đi gần đến làng mình định đi, thì Đức Chúa Giê-su dường như muốn đi xa hơn nữa. Nhưng họ ép Ngài dừng lại, mà thưa rằng: Xin ở lại với chúng tôi; vì trời đã xế chiều hầu tối. Vậy, Ngài vào ở lại cùng họ. Đương khi Ngài ngồi ăn cùng hai người, thì lấy bánh, chúc tạ, đoạn, bẻ ra cho họ. Mắt họ bèn mở ra, mà nhìn biết Ngài; song Ngài thoạt biến đi không thấy. Hai người nói cùng nhau rằng: Khi nãy đi đường, Ngài nói cùng chúng ta và cắt nghĩa Kinh Thánh, lòng chúng ta há chẳng nóng nảy sao?
Nội giờ đó, họ liền đứng dậy, trở về thành Giê-ru-sa-lem, gặp mười một sứ đồ cùng các môn đồ khác đương nhóm lại, nói với họ rằng: Chúa thật đã sống lại, và hiện ra với Si-môn. Rồi hai người thuật lại sự đã xảy đến khi đi đường, và nhìn biết Ngài lúc bẻ bánh ra là thể nào.

Môn đồ đương nói với nhau như vậy, chính Đức Chúa Giê-su hiện ra giữa đó mà phán rằng: Bình an cho các ngươi! Nhưng môn đồ đều sửng sốt rụng rời, tưởng thấy thần. Ngài phán rằng: Sao các ngươi bối rối, và sao trong lòng các ngươi nghi làm vậy? Hãy xem tay chân ta: Thật chính ta. Hãy rờ đến ta, và hãy xem; thần thì không có thịt xương, mà các ngươi thấy ta có. Đương phán vậy, Ngài giơ tay và chân ra cho xem. Nhưng vì cớ môn đồ vui mừng, nên chưa tin chắc, và lấy làm lạ, thì Ngài phán rằng: Ở đây các ngươi có gì ăn không? Môn đồ dâng cho Ngài một miếng cá nướng. Ngài nhận lấy mà ăn trước mặt môn đồ. Đoạn, Ngài phán rằng: Ấy đó là điều mà khi ta còn ở với các ngươi, ta bảo các ngươi rằng mọi sự đã chép về ta trong luật pháp Môi-se, các sách tiên tri, cùng các thi thiên phải được ứng nghiệm. Bấy giờ Ngài mở trí cho môn đồ được hiểu Kinh Thánh. Ngài phán: Có lời chép rằng Đấng Krist phải chịu đau đớn dường ấy, ngày thứ ba sẽ từ kẻ chết sống lại, và người ta sẽ nhân danh Ngài mà rao giảng cho dân các nước sự ăn năn để được tha tội, bắt đầu từ thành Giê-ru-sa-lem. Các ngươi làm chứng về mọi việc đó; ta đây, sẽ ban cho các ngươi điều Cha ta đã hứa, còn về phần các ngươi, hãy đợi trong thành cho đến khi được mặc lấy quyền phép từ trên cao.
Lu-ca 24:27-49.

CÂU HỎI THẢO LUẬN
Chúa Giê-su đã giúp như thế nào để các môn đồ của Ngài hiểu rõ Ngài là ai và tại sao Ngài đến?

🙂
Trước khi hiện ra cho mười một sứ đồ tại Giê-ru-sa-lem, Chúa Giê-su đã hiện ra cho Si-môn Phê-rơ là người sau khi chối Chúa, đã trở thành một môn đồ trung tín và là nhà lãnh đạo chính của Hội Thánh đầu tiên.
Giống như các lãnh đạo Hội Thánh khác, sứ đồ Phê-rơ đã gởi những bức thư cho các tín hữu đầu tiên, những bức thư nầy đã được giữ gìn lại trong Kinh Tân Ước. Ông đã viết bức thư thứ hai gởi cho các Hội Thánh bởi vì các tà thuyết đã bắt đầu xen vào Hội Thánh khiến con dân Chúa xa cách Lời Ngài. Sứ đồ Phê-rơ đã viết thư để đưa họ trở lại với chân lý. Ông đã giải thích thế nào Đức Chúa TRỜI đã hướng dẫn viết Kinh Thánh và người thờ TRỜI phải biết sử dụng Kinh Thánh như thế nào để hướng dẫn đời sống họ.

CÂU HỎI THẢO LUẬN
Khi bạn đọc các sứ điệp của Phê-rơ dưới đây, hãy suy nghĩ Kinh Thánh giúp chúng ta như thế nào để hiểu con người thật và mục đích của Chúa Giê-su. Bạn mô tả Chúa Giê-su là ai và tại sao Ngài đến thế gian?

pray
Si-môn Phi-e-rơ, làm tôi tớ và sứ đồ của Đức Chúa Giê-su Krist, gởi cho những kẻ cậy sự công bình của Đức Chúa Trời chúng ta và của Cứu Chúa là Đức Chúa Giê-su Krist, đã lãnh phần đức tin đồng quí báu như của chúng tôi: nguyền xin ân điển và sự bình an được gia thêm cho anh em bởi sự nhận biết Đức Chúa Trời và Đức Chúa Giê-su, là Chúa chúng ta!

Quyền phép Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta mọi điều thuộc về sự sống và sự tin kính, khiến chúng ta biết Đấng lấy vinh hiển và nhân đức mà gọi chúng ta, và bởi vinh hiển nhân đức ấy, Ngài lại ban lời hứa rất quí rất lớn cho chúng ta, hầu cho nhờ đó anh em được lánh khỏi sự hư nát của thế gian bởi tư dục đến, mà trở nên người dự phần bổn tánh Đức Chúa Trời. Vậy nên, về phần anh em, phải gắng hết sức thêm cho đức tin mình sự nhân đức, thêm cho nhân đức sự học thức, thêm cho học thức sự tiết độ, thêm cho tiết độ sự nhịn nhục, thêm cho nhịn nhục sự tin kính, thêm cho tin kính tình yêu thương anh em, thêm cho tình yêu thương anh em lòng yêu mến. Vì nếu các điều đó có đủ trong anh em và đầy dẫy nữa, thì ắt chẳng để cho anh em ở dưng hoặc không kết quả trong sự nhận biết Đức Chúa Giê-su Krist chúng ta đâu. Nhưng ai thiếu những điều đó, thì thành ra người cận thị, người mù; quên hẳn sự làm sạch tội mình ngày trước. Vậy, hỡi anh em, hãy chú ý cho chắc chắn về sự Chúa kêu gọi và chọn lựa mình. Làm điều đó anh em sẽ không hề vấp ngã; dường ấy, anh em sẽ được cho vào cách rộng rãi trong nước đời đời của Đức Chúa Giê-su Krist là Chúa và Cứu Chúa của chúng ta.

Bởi vậy cho nên, dầu anh em biết rõ ràng và chắc chắn trong lẽ thật hiện đây, tôi cũng sẽ nhắc lại những điều đó cho anh em chẳng thôi. Nhưng tôi còn ở trong nhà tạm nầy bao lâu, thì coi sự lấy lời răn bảo mà tỉnh thức anh em, là bổn phận của tôi vậy; vì tôi biết tôi phải vội lìa nhà tạm nầy, như Đức Chúa Giê-su Krist chúng ta đã bảo cho tôi. Nhưng tôi ân cần rằng sau khi tôi đi, anh em có thể hằng nhớ điều tôi đã nói.
Vả, khi chúng tôi đã làm cho anh em biết quyền phép và sự đến của Đức Chúa Giê-su Krist chúng ta, thì chẳng phải là theo những chuyện khéo đặt để, bèn là chính mắt chúng tôi đã ngó thấy sự oai nghiêm Ngài. Vì Ngài đã nhận lãnh sự tôn trọng vinh hiển từ nơi Đức Chúa Trời, Cha Ngài, khi Đấng tôn nghiêm rất cao phán cùng Ngài rằng: “Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường.” Chính chúng tôi cũng từng nghe tiếng ấy đến từ trời, lúc chúng tôi ở với Ngài trên hòn núi thánh. Nhân đó, chúng tôi càng tin lời các đấng tiên tri chắc chắn hơn, anh em nên chú ý lời đó, như cái đèn soi sáng trong nơi tối tăm, cho đến chừng nào ban ngày lộ ra, và sao mai mọc trong lòng anh em. Trước hết, phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời.
2 Phê-rơ 1:1-21.

Thẩm Quyền của Kinh Thánh
Để hiểu quyền năng của Kinh Thánh như thế nào và tại sao Kinh Thánh giữ chỗ đứng có thẩm quyền to lớn như thế trong đời sống của người Do Thái, chúng ta phải quay trở lại những ngày đầu của nước Israel. Với cánh tay đầy quyền năng, Đức Chúa Trời đã dẫn đát dân Do Thái ra khỏi ách nô lệ tại Ai-cập. Trong sa mạc
Đức Chúa TRỜI đã chuẩn bị mọi sự cho họ để tiến vào đất hứa mà Ngài đã hứa với tổ phụ Áp-ra-ham từ 600 năm trước. Rồi TRỜI đã từ trời giáng xuống chân núi Si-nai để gặp đầy tớ của Ngài là Môi-se cùng dân chúng và ban bố Mười Điều Răn. Những luật lệ nầy dược TRỜI phán trực tiếp với Môi-se có thầm quyền để hướng dẫn các giá trị và thái độ sống của toàn dân Do Thái trong hàng ngàn năm qua.

images
Bấy giờ, Đức Chúa Trời phán mọi lời nầy, rằng:
Ta là Đức Chúa Trời ngươi, đã rút ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, là nhà nô lệ.
Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác.

Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất.
Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó; vì ta là Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời kỵ tà, hễ ai ghét ta, ta sẽ nhân tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời, và sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến ta và giữ các điều răn ta.

Ngươi chớ lấy danh Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi, vì Đức Chúa Trời chẳng cầm bằng vô tội kẻ nào lấy danh Ngài mà làm chơi.

Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh.
Ngươi hãy làm hết công việc mình trong sáu ngày; nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi: trong ngày đó, ngươi, con trai, con gái, tôi trai tớ gái, súc vật của ngươi, hoặc khách ngoại bang ở trong nhà ngươi, đều chớ làm công việc chi hết; vì trong sáu ngày Đức Giê-hô-va đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật ở trong đó, qua ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ: vậy nên Đức Giê-hô-va đã ban phước cho ngày nghỉ và làm nên ngày thánh.

Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được sống lâu trên đất mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho.

Ngươi chớ giết người.

Ngươi chớ phạm tội tà dâm.

Ngươi chớ trộm cướp.

Ngươi chớ nói chứng dối cho kẻ lân cận mình.

Ngươi chớ tham nhà kẻ lân cận ngươi, cũng đừng tham vợ người, hoặc tôi trai tớ gái, bò, lừa, hay là vật chi thuộc về kẻ lân cận ngươi.
Xuất Ai-cập 20:1-17.

CÂU HỎI THẢO LUẬN
Bảng Mười Điều Răn có còn thích hợp với chúng ta ngày nay hay không? Điều Răn nào là khó giữ nhất đối với bản thân của bạn?

🙂

Lời Chúa trong Kinh Thánh chuyên chở thẩm quyền to lớn bởi vì đây là lời phán của Đức Chúa TRỜI. Có nhiều thí dụ về thẩm quyển của cả Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước. Chẳng hạn, ngay sau khi Giăng làm báp-têm cho Chúa Giê-su, Đức Thánh Linh đã dẫn Ngài vào đồng vắng là nơi Satan đã cố lợi dụng tình trạng cô độc, đói khát, và thân xác mệt mỏi của Chúa Giê-su. Nhưng quyền năng của Lời Chúa đã được bày tỏ ra trong phản ứng của Chúa Giê-su với Satan; Chúa Giê-su đã trưng dẫn Kinh Thánh ba lần–hai câu trong sách Phụ Truyền và một câu trong sách Thi Thiên – như là thẩm quyền của Ngài để chiến thắng các cám dỗ. Bất chấp đối diện với sự cám dỗ thật vào thời điểm yếu mệt nhất, Chúa Giê-su vẫn nắm vững lẽ thật của Lời Chúa.
Bấy giờ, Đức Thánh Linh đưa Đức Chúa Giê-su đến nơi đồng vắng, đặng chịu ma quỉ cám dỗ. Ngài đã kiêng ăn bốn mươi ngày bốn mươi đêm rồi, sau thì đói. Quỉ cám dỗ đến gần Ngài, mà nói rằng: Nếu ngươi phải là Con Đức Chúa Trời, thì hãy khiến đá nầy trở nên bánh đi.
Đức Chúa Giê-su đáp: Có lời chép rằng: Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời.
Ma quỉ bèn đem Ngài vào nơi thành thánh, đặt Ngài trên nóc đền thờ, và nói rằng: Nếu ngươi phải là Con Đức Chúa Trời, thì hãy gieo mình xuống đi; vì có lời chép rằng:
Chúa sẽ truyền các thiên sứ gìn giữ ngươi, thì:
Các đấng ấy sẽ nâng ngươi trong tay,
Kẻo chân ngươi vấp nhằm đá chăng.
Đức Chúa Giê-su phán: Cũng có lời chép rằng: Ngươi đừng thử Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.
Ma quỉ lại đem Ngài lên trên núi rất cao, chỉ cho Ngài các nước thế gian, cùng sự vinh hiển các nước ấy; mà nói rằng: Ví bằng ngươi sấp mình trước mặt ta mà thờ lạy, thì ta sẽ cho ngươi hết thảy mọi sự nầy.
Đức Chúa Giê-su bèn phán cùng nó rằng: Hỡi quỉ Sa-tan, ngươi hãy lui ra! Vì có lời chép rằng: Ngươi phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi.
Ma quỉ bèn bỏ đi; liền có thiên sứ đến gần mà hầu việc Ngài.
Ma-thi-ơ 4:1-11.

Mục Đích của Kinh Thánh
Chính Chúa Giê-su đã nương dựa vào Kinh Thánh, và Ngài truyền sự nương dựa nầy cho các môn đồ của Ngài. Một môn đồ trung tín của Chúa là Phao-lô đang nằm trong ngục tối ở Rô-ma và đang chờ chết. Bất chấp khổ đau, ông đã tìm cách gởi thư cho người học trò trẻ tuổi của ông là Ti-mô-thê để khuyến khích người học trò nầy chỗi dậy và làm người lãnh đạo ngay lành. Điều thích thú nhất là Phao-lô đã khuyên người học trò muốn lãnh đạo giỏi hãy đọc Kinh Thánh và nương dựa vào Kinh Thánh vì Kinh Thánh là công vụ để trang bị người lãnh đạo cho mọi việc lành.
Về phần con, hãy đứng vững trong những sự con đã đem lòng tin chắc mà học và nhận lấy, vì biết con đã học những điều đó với ai, và từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Jêsus Krist. Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.
2 Ti-mô-thê 3:14-17.
Tác giả sách Hê-bơ-rơ xây dựng ý tưởng rằng Đức Chúa TRỜI đã hà hơi sống vào
mọi sự – kể cả lời Kinh Thánh. Kinh Thánh là lời sống và linh nghiệm, có khả năng xuyên thấu tấm lòng và ý tưởng của người đọc.
Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng.
Hê-bơ-rơ 4:12.

CÂU HỎI THẢO LUẬN
Bạn đã kinh nghiệm Lời Chúa là sống và linh nghiệm như thế nào trong đời sống thuộc linh của bạn?

🙂
Trong suốt cả Kinh Thánh, các tác giả Kinh Thánh đã cảnh cáo người đọc không được thêm hay bớt Lời Chúa. Đức Chúa TRỜI đã ban Kinh Thánh và bảo tồn Kinh Thánh cho chúng ta để chúng ta có thể nương dựa Kinh Thánh hướng dẫn đời sống của chúng ta. Vì thế, người thờ TRỜI hãy tin cậy Kinh Thánh và nắm vững thẩm quyền của Kinh Thánh minh định đức tin và hành động của chúng ta.
Hỡi Y-sơ-ra-ên, bây giờ hãy nghe những mạng lịnh và luật lệ mà ta dạy các ngươi; hãy làm theo, để các ngươi được sống và vào xứ mà Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi ban cho các ngươi nhận được. Các ngươi chớ thêm chi và đừng bớt chi về điều ta truyền cho, để giữ theo các điều răn của Đức Chúa Trời các ngươi mà ta đã truyền.
Phục Truyền 4:1-2.

Trong sách Châm Ngôn, ông A-gu-rơ tuyên bố,
“Chớ thêm chi vào các lời Ngài.
E Ngài quở trách ngươi, và ngươi bị cầm nói dối chăng.”
Châm Ngôn 30:5-6.

Sứ đồ Giăng, là tác giả sách Khải Huyền, đã viết:
Tôi ngỏ cho kẻ nào nghe lời tiên tri trong sách này: Nếu ai thêm vào sách tiên tri nầy điều gì, thì Đức Chúa Trời sẽ thêm cho người ấy tai nạn đã ghi chép trong sách nầy. Và kẻ nào bớt điều gì trong những lời ở sách tiên tri nầy, thì Đức Chúa Trời sẽ cất lấy phần họ về cây sự sống và thành thánh, mà đã chép ra trong sách nầy.
Khải Huyền 22:18-19.

ĐIỀU CHÚNG TA TIN
Làm thể nào để chúng ta biết Đức Chúa TRỜI và ý muốn của Ngài cho đời sống chúng ta? ĐỨC Chúa TRỜI có một và thật, yêu thương gần gủi đang nói chuyện với chúng ta. Qua dòng lịch sử Ngài đã nói qua các giấc chiêm bao, các khải tượng và thậm chí qua bụi gai cháy. Cách chính yếu mà Đức Chúa TRỜI bày tỏ chính mình Ngài và chân lý của Ngài cho chúng ta ngày nay là qua Kinh Thánh. Vì cớ đây là những lời sống của TRỜI, chúng ta có thể dành uy quyền chân chính cho Kinh Thánh hướng dẫn đời sống chúng ta. Bất cứ điều gì Ngài hứa trong Kinh Thánh đều sẽ ứng nghiệm và hoàn thành mục đích của Ngài. Bạn có tin Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa TRỜI và có thẩm quyển để điểu khiển đức tin và hành động của chúng ta không?

open-bible-man-cross-26776683   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn