Thứ Hai , 23 Tháng Mười Hai 2024

Đi Về Đâu?

Trịnh Công Sơn viết trong một ca khúc:

Đi về đâu hỡi em?
Khi trong lòng không chút nắng
Giấc mơ đời xa vắng
Bước chân không chờ ai đón
Một đời em mãi lang thang
Lòng lạnh băng giữa đau thương ….

trnh_cng_sn_thi_tre_20110416_2004495047

Bùi Giáng viết trong tập Mưa Nguồn cách ngày ông qua đời mười năm mấy câu này:
Ngày sẽ hết tôi sẽ không ở lại
Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu
Tôi sẽ tiếc thương trần gian này mãi mãi
Vì nơi đây tôi sống đủ vui sầu….
images (2)
buigiang-tamnhienNgười thi sĩ gây nhiều tranh cãi này biết mình sẽ đi đến cái chết, nhưng rồi sau sự chết ông không biết mình sẽ về đâu.
Về phương diện lý luận mọi người đều dễ dàng chấp nhận ý tưởng này: Biết nơi mình sẽ đi đâu sau khi chết thì tốt hơn là không biết mình sẽ về đâu.
Kinh Thánh cho chúng ta biết: “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần rồi chịu phán xét” (Hê-bơ-rơ 9:27)

TỪ ĐÂY, CHÚNG TA SẼ ĐI ĐÂU?

Có nhiều ý tưởng về điều gì sẽ xảy ra sau cái chết. Một số người nói tất cả chúng ta sẽ bị hủy diệt, một số cho rằng tất cả đều sẽ lên thiên đàng. Một số người khác tin vào nơi mà các linh hồn phạm tội đuợc chuẩn bị cho thiên đàng. Nhưng không có phần nào trong Kinh Thánh ủng hộ cho các ý tưởng đó.

Thay vào đó, chúng ta đọc điều này: Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét (Hê-bơ-rơ 9:27). Những người có mối quan hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời sẽ được chào đón vào thiên đàng, được đời đời ở trong sự hiện diện vinh hiển của Chúa. Tất cả những người khác, Họ sẽ bị hình phạt hư mất đời đời, xa cách mặt Chúa và sự vinh hiển của quyền phép Ngài (2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:9). Từ thông thường nhất trong Kinh Thánh gọi nơi này là ‘hỏa ngục’ (hell). Có bốn lẽ thật quan trọng về hỏa ngục:

images

Hỏa ngục là nơi có thật (Hell is factual). Đây không phải là cái gì đó ‘được nhà thờ tạo ra’. Kinh Thánh nói về hỏa ngục nhiều hơn thiên đàng và không hề có một nghi ngờ nào về sự hiện thực của nó. Kinh Thánh nói con người bị hình phạt trong hỏa ngục và bị ném vào hỏa ngục.

Hỏa ngục là đáng sợ (Hell is fearful).

Hỏa ngục được Kinh Thánh mô tả như là một nơi đau đớn, lò lửa, nơi thiêu đốt đời đời và lửa chẳng hề tắt. Đó là nơi đau khổ với khóc lóc, nghiến răng và cũng chẳng có sự ngơi nghỉ ngày hay đêm.

Đây là những từ ngữ đáng sợ nhưng đó là thực. Những ai ở trong hỏa ngục là bị cắt rời khỏi sự tốt lành, bị xa cách khỏi mặt Chúa và bị tách rời ra khỏi sự giúp đỡ hay an ủi, thậm chí là sự an ủi nhỏ nhặt nhất mà sự hiện diện của Chúa mang lại.

Hỏa ngục là chung cuộc (Hell is final).

Tất cả các con đường đưa đến hỏa ngục đều là một chiều. Không có lối thoát. Giữa hỏa ngục và thiên đàng có một vực sâu ngăn cách không thể vượt qua. Sự ghê rợn, cô đơn, đau khổ của hỏa ngục không phải để làm cho tinh sạch tội nhưng là để hình phạt tội – mãi mãi.

Hỏa ngục là công bằng (Hell is fair).

Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời sẽ đoán xét thế gian trong sự công bình và Chúa tuyệt đối công bình để cho những tội nhân vào hỏa ngục. Cuối cùng, Chúa cho họ điều mà họ chọn. Họ từ chối Chúa hôm nay, Chúa chối từ họ ngày mai. Họ chọn sống không tin kính. Chúa xác chứng sự lựa chọn của họ – đời đời. Đức Chúa Trời không hề bị cáo giác là không công minh hay không công bình.

Trong ánh sáng của những lẽ thật đáng sợ này, bạn cần suy nghĩ cẩn thận về một câu hỏi đã có lần được đặt ra cho một nhóm người trong thời Tân Ước, Làm thế nào tránh khỏi sự đoán phạt nơi hỏa ngục được? (Ma-thi-ơ 23:33)

TÔN GIÁO CÓ GIÚP ÍCH GÌ KHÔNG?

religions

Con người được gọi là loài động vật biết tin kính (religious animal). Bách Khoa Toàn Thư về Tôn Giáo và Đạo Đức liệt kê hàng trăm cách con người cố gắng thỏa mãn cảm giác và ước muốn tôn giáo của họ. Họ thờ mặt trời, mặt trăng, và các vì sao, đất, lửa, nước, hình tượng gỗ, đá, kim loại, chim, cá và các loài thú. Họ thờ vô số các thần linh vốn là sản phẩm của trí tưởng tượng hư hoại của chính họ. Những người khác cố gắng thờ phượng Đức Chúa Trời bằng vô số những của lễ sinh tế, nghi lễ, phép tắc, và sự nhóm họp. Tuy nhiên, tôn giáo không bao giờ có thể giải quyết được nan đề tội lỗi của con người, vì ít nhất ba lý do:

Tôn giáo không bao giờ làm thỏa mãn Đức Chúa Trời (Religion can never satisfy God).

Tôn giáo là cố gắng của con người để tự mình làm lành với Chúa, nhưng bất kỳ cố gắng nào cũng vô ích bởi vì cố gắng tốt nhất của con người cũng không hoàn thiện và không được Chúa chấp nhận. Kinh Thánh nói rõ: Mọi việc công bình của chúng tôi như áo nhớp (Ê-sai 64:6). Đức Chúa Trời đòi hỏi sự hoàn thiện, trong khi tất cả các tôn giáo không đạt được chuẩn mực đó.

Tôn giáo không bao giờ có thể cất bỏ tội lỗi (Religion can never remove sin).

Phẩm hạnh của bạn không thể xóa đi thói xấu của bạn. Các việc lành không bao giờ có thể cất bỏ những việc xấu. Nếu một người ngay thẳng trước Chúa thì ấy chẳng phải bởi việc làm đâu hầu cho không ai khoe mình. Không hề có cố gắng hay kinh nghiệm tôn giáo nào như lễ rửa tội, phép báp-tem, tiệc thánh, đi nhà thờ, đọc kinh cầu nguyện, dâng hiến, dâng sinh tế, đọc Kinh Thánh hay bất kỳ điều gì khác, có thể xóa bôi được tội lỗi, dù chỉ là một tội.

Tôn giáo không bao giờ có thể thay đổi bản tính tội lỗi của con người (Religion can never change man’s sinful nature).

Tư cách đạo đức của con người không phải là nan đề mà chính là ở triệu chứng. Vấn đề trong lòng của con người chính là nan đề của con người. Bản chất tấm lòng con người đã bị hư hoại và suy đồi. Đi nhà thờ và dự phần nghi thức tôn giáo có thể làm cho bạn cảm thấy thoải mái nhưng chúng không thể làm cho bạn nên tốt được. Ai có thể từ sự ô uế mà lấy ra được điều thanh sạch? Chẳng một ai! (Gióp 14:4).

Một số hoạt động tôn giáo được đề cập ở trên, rõ ràng tự thân chúng là tốt. Ví dụ, đúng là phải đi nhà thờ, đọc Kinh Thánh và cầu nguyện, bởi vì Chúa bảo chúng ta làm những việc đó. Nhưng bạn không thể dựa vào những việc đó để làm mình ngay thẳng trước Chúa. Dựa vào chúng chắc chắn bạn sẽ bị lên án thêm mà thôi.

CÓ LỜI GIẢI ĐÁP NÀO KHÔNG?

Vâng, có! Và Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta lời giải đáp. Trọng tâm sứ điệp của Kinh Thánh được cô đọng trong những lời này: Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời (Giăng 3:16).

Chúng ta đã biết Đức Chúa Trời công chính, thánh khiết phải đoán phạt tội lỗi. Nhưng Kinh Thánh cũng cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời là tình yêu thương. Chúa ghét tội lỗi nhưng Chúa yêu thương tội nhân và sẵn sàng tha thứ cho chúng ta. Nhưng làm sao một tội nhân được tha thứ khi mà luật pháp của Chúa đòi hỏi anh ta phải chết thể xác lẫn tâm linh? Chỉ có Đức Chúa Trời mới giải quyết được nan đề này và Đức Chúa Trời đã làm ra giải pháp cứu rỗi trên con người của Chúa Giê-su Christ. Đức Chúa Cha đã sai Đức Chúa Con đặng làm Cứu Chúa thế gian (1 Giăng 4:14).

john 316 valentine-2

Đức Chúa Con đã đến thế gian mặc lấy trên Ngài bản chất của con người. Dù là Chúa Giê-su Christ hoàn toàn trở nên một con người, Ngài vẫn là Đức Chúa Trời. Kinh Thánh dạy rằng, Vì sự đầy dẫy của bổn tánh Đức Chúa Trời thảy đều ở trong Đấng ấy như có hình (Cô-lô-se 2:8). Chúa Giê-su Christ hoàn toàn là Đức Chúa Trời khi Ngài trở thành con người, và hoàn toàn là con người như thể Ngài không phải là Đức Chúa Trời. Cho nên Chúa Giê-su Christ là độc nhất và Kinh Thánh xác nhận điều này trong nhiều cách. Quan điểm của Chúa Giê-su là độc đáo: Ngài không có cha là người nhưng được cưu mang trong bụng của nữ đồng trinh bởi quyền năng diệu kỳ của Chúa Thánh Linh. Lời dạy của Chúa Giê-su cũng độc đáo: Mọi người đều cảm động về sự dạy dỗ của Ngài; vì Ngài dùng quyền phép mà phán (Lu-ca 4:32). Những phép lạ Chúa Giê-su làm cũng độc đáo: Ngài đi khắp nơi chữa lành mọi thứ tật bịnh trong dân và nhiều  lần Ngài đã khiến người chết sống lại. Tính cách của Chúa Giê-su độc đáo: Ngài bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội. Vì vậy Đức Chúa Cha có nói về Chúa Giê-su, Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng (Ma-thi-ơ 3:17).

Chú ý câu này! Điều này có nghĩa là, con người Chúa Giê-su giữ trọn vẹn luật pháp của Đức Chúa Trời cho nên Ngài không phải là đối tượng của hình phạt chết hai lần của tội lỗi. Nhưng Chúa Giê-su bị vu khống và bị bắt, bị kết án dựa trên chứng cớ giả tạo, và bị đóng đinh tại thành Giê-ru-sa-lem. Sự chết của Chúa Giê-su không phải là điều kỳ lạ hay là một tai nạn không thể tránh khỏi. Nó hoàn toàn nằm trong kế hoạch xác định và tiên liệu trước của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Cha sai Đức Chúa Con vì mục đích trả giá cho án phạt tử hình của tội lỗi, và Chúa Giê-su đã đến một cách tự nguyện. Từ chính nơi lời nói của Chúa Giê-su, mục đích của việc Ngài đến trong thế gian này là để phó mạng sống mình cho nhiều người. Sự chết của Ngài, cũng như đời sống của Ngài, rất độc đáo.

Điều quan trọng sống còn là bạn phải hiểu rõ những điều đã xảy ra khi Chúa Giê-su chịu chết. Sự chết của Ngài có ý nghĩa gì đối với bạn?

 

(Còn nữa)

HƯỚNG ĐI MAGAZINE

Phỏng dịch theo Ultimate Questions

của John Blanchard

EP BOOKS USA

Bài trước: https://huongdionline.com/2016/05/17/toi-la-ai/   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn