Bài trước:
Phái Thiền Phật giáo
Phong trào này phát triển ở Trung Quốc và Nhật Bản. Nó không có học thuyết đặc biệt nào mà các học viên phải tin vào. Thay vào đó, nó nhấn mạnh các kỹ thuật thiền định tập trung nhằm mục đích để đạt được sự giác ngộ. Một bài tập quan trọng là thiền định bí ẩn được gọi là công án (bài tập này từ bỏ lý lẽ, dùng trực giác để đạt đến thông tuệ) mà dường như vô nghĩa với những người bên ngoài Phật giáo.
Một số Phật tử được dạy rằng một ngày kia “một người được tôn cao” sẽ đến, người đó là một Đức Phật, và thậm chí còn uy quyền hơn Đức Phật trước đây. Đức “Phật Tôn Cao” này sẽ loan báo chân lý. Ông sẽ có nhiều môn đệ hơn Đức Phật trước đây, và có đầy đủ sự khôn ngoan và tốt lành. Ông sẽ đến để khôi phục đạo đức con người khi trái đất đầy dẫy những điều ác, và khi tất cả mọi người đã từ bỏ luật pháp. Những tiên tri này xuất hiện trong các kinh sách Phật giáo như “Mahavastu” và “Kinh Pháp Hoa”. Họ được biết đến như là “Phật Di Lặc” ở Ấn Độ, “Mi Lo-Fu” của Trung Quốc, và “Miroku” tại Nhật Bản. Nhiều Phật tử đang trông đợi một ông khác nữa sẽ xuất hiện. Tại Thái Lan và Campuchia, một số nhà truyền giảng Phúc Âm đã viện dẫn những tiên tri này như một cầu nối dẫn dắt một số Phật tử tin vào Chúa Giê-su Christ. Điều này không phải là Chúa linh cảm cho những tiên tri này. Họ có thể được lấy cảm hứng từ các hội truyền giáo Cơ đốc Nestorian cổ đại (một giáo phái Cơ đốc – được gọi là Cảnh giáo của người Ba-tư truyền vào Trung Quốc). Tuy nhiên những điều họ làm đã thể hiện niềm hy vọng về một Đấng cứu chuộc mà chỉ có thể được thành tựu trong Chúa Giê-su.
Phúc Âm hóa các Phật tử
Các yếu tố sau đây rất quan trọng cho công tác này:
• Sự chuẩn bị thuộc linh thông qua đời sống thánh khiết và cầu nguyện (thường là kiêng ăn) để cầm buộc các tà linh và tạo ra những bước đột phá trong công tác chứng đạo. Sự ăn năn và nghiên cứu Kinh Thánh giúp chúng ta đến gần Đức Chúa Trời. Chúng ta phải: “mang lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, để được đứng vững mà địch cùng mưu kế của ma quỉ…” (Êph. 6: 10-18). Trong sự cầu nguyện, ca ngợi thờ phượng Đức Chúa Trời, chúng ta là những Cơ đốc nhân sẽ công bố sự chiến thắng của Chúa Giê-su trên Satan và hủy phá mọi đồn lũy ngăn trở con người tiếp nhận Tin Mừng (Côl. 2: 14-15). Hãy cầu nguyện cho sự mặc khải của Đức Chúa Trời để các Phật tử nhận ra rằng tôn giáo của họ là sai lầm, khi đó họ tiếp nhận lẽ thật về Đức Chúa Trời và tin Chúa Giê-su (Êph. 1: 17-18). Bởi vì có các yếu tố tà linh trong sinh hoạt của các môn phái Phật giáo, những Phật tử phải được dạy cẩn thận để ăn năn từ bỏ mọi tội lỗi, đặc biệt là bất cứ hoạt động huyền bí nào trước đó họ đã từng tham gia.
• Một lối sống nhạy cảm về văn hóa – bao gồm cả các lề thói của người bản địa như: tử tế với các động vật, không nói nhiều hoặc quá to, tôn trọng người lớn tuổi, thận trọng khi cầm giữ các kinh sách thánh, tư thế tôn kính trong lời cầu nguyện, một lối sống đơn giản, kiểm soát các cảm xúc, v.v…
• Học tiếng mẹ đẻ của người bản xứ. Thông thường sẽ có một ngôn ngữ chung cho toàn quốc và tiếng địa phương. Các ngôn ngữ địa phương được học tốt nhất ngay tại chỗ chúng ta đến (Trong loạt bài tiếp theo cũng có sách hướng dẫn về chủ đề này). Biết những ngôn ngữ của người bản địa và các thuật ngữ Phật giáo sẽ giúp bạn giải thích chính xác Tin Mừng.
• Kết bạn, làm quen với mọi người, tìm hiểu cách sống, các nghi lễ, và niềm tin của họ. Càng nhiều càng tốt, làm theo phong cách địa phương trong việc dùng thực phẩm và quần áo. Hãy thử suy nghĩ như người dân địa phương. Tập trung vào một nhóm người tại một thời điểm nhất định và tìm cách để bắt đầu một phong trào hướng họ tập chú vào Chúa Giê-su Christ.
• Kiên trì giải thích lẽ thật của Đức Chúa Trời đối với nhiều người, nhưng tập trung vào những gia đình tìm kiếm chân lý. Khi họ nhận ra rằng Đức Chúa Trời là một Đấng có thân vị, mà họ phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức, họ có thể xoay bỏ thần tượng của mình và tìm kiếm sự tha thứ tội lỗi thông qua Chúa Giê-su Christ. Trước khi họ có thể hiểu thấu kế hoạch cứu rỗi qua Chúa Giê-su, họ phải hiểu những điều sau:
(Còn nữa)
Translated by Tuong Vi