Chủ Nhật , 22 Tháng Mười Hai 2024
Home / Tổng hợp / EVANGELIZING BUDDHISTS

EVANGELIZING BUDDHISTS

CHIA SẺ PHÚC ÂM CHO NGƯỜI THEO ẤN ĐỘ GIÁO

 

Tín đồ Phật Giáo

vietmonk

Trên thế giới hiện nay có khoảng 350.000.000 Phật tử, chủ yếu ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Bhutan, Myanmar, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Thái Lan, Tây Tạng và Mông Cổ.
Có nhiều loại Phật tử với những niềm tin rất khác nhau. Tuy nhiên, nguồn gốc của họ chung một điểm xuất phát với người sáng lập là Siddharta Gautama. Ông được sinh ra vào khoảng 560 trước Công nguyên ở Nepal, phía bắc Ấn Độ. Ông từ giã người vợ và đứa con của mình đi lang thang tìm kiếm “sự giác ngộ”. Sau khi nhận thấy rằng ăn chay và đối đãi khắc nghiệt với cơ thể không mang đến lối thoát cho cuộc đời. Ông đã ngồi thiền trong một đêm. Suốt đêm đó ông tin rằng ông đã đạt được sự giác ngộ. Ông được biết đến như là “một người đã giác ngộ” (ý nghĩa của “Phật”), và bắt đầu giảng dạy học thuyết của mình cho người khác.
Siddharta tin rằng con người, và tất cả các sinh vật sống kể cả côn trùng trải qua hàng ngàn lần tái sinh đều chịu đựng tất cả mọi sự đau khổ. Một cách để thoát ra khỏi chu kỳ: sinh ra, chịu đau khổ và chết, là phải tích lũy công đức tôn giáo qua hàng ngàn kiếp nạn. Điều này hầu như là không thể được. Vì mong muốn của con người cho sự tồn tại vĩnh cửu, ông đã tìm kiếm một lối thoát khác thông qua thiền định, ở đó ông cho rằng thế giới và sự tồn tại cá nhân của con người chỉ là những ảo ảnh. Quan niệm của Siddharta là: khi một người nhận ra vấn đề hay “giác ngộ” thông qua ngồi thiền, người đó bước vào cõi “niết bàn”, anh ta không còn tồn tại trong thế giới đau khổ này. Sự giải phóng đầy trọn dành cho người giác ngộ đi đến cuối cùng của sự chết là được nhập vào niết bàn.
Siddharta từ chối tất cả sự mê tín và thờ hình tượng. Ông nhấn mạnh các mặt đạo đức của tôn giáo. Phật giáo cổ điển là một con đường “khai trí” cho trí tuệ và tinh thần của con người, không phải là một phương cách để được tha thứ và nhận sự cứu rỗi.

Tín đồ đạo Phật duy trì một số yếu tố sau đây của Ấn Độ giáo:

hinduism-and-buddhism-4-638
• Nghiệp chướng: hành động của một người trong cuộc sống trước đây sẽ ảnh hưởng đến tình trạng người đó tốt hay xấu trong hiện tại. Sự cân bằng công đức (việc tốt) hoặc những lầm lỗi (hành động xấu) sẽ xác định một người sẽ được tái sinh như thế nào. Một người tốt có thể được tái sinh làm người giàu hay thậm chí trở nên thần linh, nhưng một người xấu có thể được tái sinh như một người ăn xin hoặc tệ hơn.
• Lòng khoan dung đối với các tôn giáo khác (nhưng không nhiều như Ấn Độ giáo).
• Những gì thuộc linh là những thứ có thật, và vật chất chỉ như một giấc mơ (không thực tế và kém hơn tinh thần).
• Tội lỗi chỉ là nô lệ cho: thân thể, vật chất và ham muốn trần tục (không phải là một sự bất tuân chống lại Đức Chúa Trời chí thánh).
• Những việc làm tốt để tích lũy công đức là điều cần thiết hầu thoát khỏi ách nô lệ của thân thể và tiến trình vô tận của sự tái sinh (vòng luân hồi)
• Hết sức tôn trọng sinh vật sống (bao gồm không giết người hoặc động vật).
• Thiền là một phương pháp đem đến sự tự do, thoát khỏi ham muốn xác thịt và thế giới vật chất.
• Hết sức tôn trọng người già và tổ tiên là những người đã qua đời (thậm chí cầu nguyện cho họ).
Tuy nhiên, Siddharta phủ nhận rằng con người có một linh hồn bất tử. Điều gì đã được tái sinh không phải là linh hồn (như trong Ấn Độ giáo) nhưng nó là “hiện thân” của một người. Nhân cách chỉ là một ảo ảnh. Cách duy nhất để thoát khỏi luân hồi là nhận ra nhân cách là điều không có thực.

(Còn nữa)

Bản Tiếng Anh: https://huongdionline.com/2016/06/29/buddhists/

Translated by Tuong Vi 

 

QUANG-CAO-TREN-BAO-1-3

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn