Thứ Sáu , 22 Tháng Mười Một 2024
Home / Tổng hợp / BÀI HỌC TỪ ĐA-VÍT

BÀI HỌC TỪ ĐA-VÍT

OLD TESTAMENT WORDS FOR TODAY
Warren W. Wiersbe

 

Bài 15

“Đa-vít bèn đáp cùng Gát rằng: Sự khốn khổ tôi lớn thay! Thế thì, nguyện tôi sa vào tay của Đức Giê-hô-va, vì những sự thương xót của Ngài là lớn lắm; nhưng chớ cho tôi sa vào tay của loài người ta.”

2 Sa-mu-ên 24:14

 david_in_the_bible__image_4_sjpg1913

Hai tội. Hãy thực hiện một cuộc phỏng vấn với những người đọc Kinh thánh về tội lỗi nghiêm trọng nhất mà Đa-vít đã phạm là gì, thì hầu hết họ sẽ trả lời, “Tội gian dâm với Bát-sê-ba.” Đây thực sự là một tội trọng, một tội bất thình lình, tội của dục vọng xác thịt đã khiến năm người chết: U-ri, chồng của Bát-sê-ba, đứa con đầu lòng của Bát-sê-ba, và ba người con khác của Đa-vít. Nhưng khi Đa-vít kiểm kê dân số, đó là tội tự cao và cố ý sâu xa trong tâm hồn đã mang đến sự chết cho bảy mươi ngàn người! Khi Đa-vít thừa nhận tội gian dâm, ông nói, “Tôi đã phạm tội cùng Đức Giê-hô-va” (2 Sa 12:13), nhưng khi thừa nhận tội về kiểm kê dân số ông nói, “tôi đã phạm tội rất nặng”. Có các tội của phần xác thịt và phần thần linh sâu xa bên trong con người (2 Côr 7:1), và chúng ta thường nhấn mạnh về tội đầu tiên nhưng hạn chế nhắc đến tội thứ hai. Nhưng các tội bên trong tấm lòng cũng mang đến những hậu quả kinh khủng. Chúa Jesus xem sự ghen ghét ngang bằng với tội giết người và “ngó đàn bà mà động tình tham muốn” thì cũng xem như phạm tội ngoại tình (Ma-thi-ơ 5:21-30). Ngài bày tỏ lòng thương xót với dân sự và tội nhân, nhưng Ngài gọi các thầy thông giáo và người Pha-ri-si tự cao là “con cái của ma quỷ.”

 

Hai hậu quả. Trong sự tể trị thần thượng, Đức Chúa Trời cho phép tội của Đa-vít mang đến sự đau đớn, hoạn nạn, và sự chết. Điều này chạm đến nỗi đau tột cùng của Đa-vít. Nhưng Đức Chúa Trời trong ân điển và thương xót của Ngài đã tha thứ  các tội của Đa-vít và thậm chí đem đến điều tốt từ  bi kịch xấu. Sa-lô-môn được Bết-sê-ba sinh ra và là người kế thừa của Đa-vít. Sa-lô-môn đã xây đền thờ từ các tài vật mà Đa-vít  chuẩn bị và ông dâng sinh tế cho Đức Chúa Trời. Chỉ duy Đức Chúa Trời giàu lòng thương xót mới có thể ban ơn trên hậu tự của người mà đã phạm hai tội lỗi nghiêm trọng. Kinh Thánh cho chúng ta biết Đức Chúa Trời với lòng thương xót cả thể (1 Phi-e-rơ 1:3), Ngài có lòng yêu thương lớn (Êph 2:4). Vì thế sa vào tay của Chúa thì dễ chịu hơn nhiều khi sa vào tay những đối tượng khác. Trong Thi thiên 25:6 Đa-vít nói “sự thương xót và sự nhân từ” của Chúa có từ ngàn xưa.

 

Hai ngôi. Đức Chúa Trời trong sự thương xót, Ngài không xử lý chúng ta theo những gì chúng ta xứng đáng nhận. Và trong ân điển, Ngài ban cho chúng ta những gì chúng ta không xứng đáng – sự tha thứ! Chúng ta có thể đến trước ngôi thi ân và nhận lãnh sự thương xót (Hêb 4:16). Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta được tự do phạm tội khi lợi dụng ân điển và sự thương xót của Chúa (Rô-ma 6:1-2)! Điều này đơn giản nghĩa là Cha thương xót đem chúng ta đến sự thừa nhận tội và được tha thứ. Đó là ân điển của Đức Chúa Trời – nhưng đừng quên sự tể trị của Đức Chúa Trời. Sự tha thứ này được trả giá bởi sự sống của chính Chúa Jesus. Giá trả cho điều này vô cùng lớn! Đa-vít trên ngôi vua được tự do không nghe lời của Đức Chúa Trời mà tiến hành kiểm kê dân sự, nhưng ông không được tự do để thay đổi hậu quả cho các hành động của mình.

 

Đa-vít trên ngôi vua được tự do không nghe lời của Đức Chúa Trời mà tiến hành kiểm kê dân sự, nhưng ông không được tự do để thay đổi hậu quả cho các hành động của mình.

Hai sự bảo đảm. Thứ nhất, sự thương xót của Đức Chúa Trời không bao giờ thất bại. Satan là kẻ kiện cáo (Khải. 12:10), và nó tìm kiếm cơ hội để tác động xấu trên Cơ đốc nhân bằng cách nhắc chúng ta về các tội lỗi của mình. Chúng ta không nên nghi ngờ về  những lời hứa của Đức Chúa Trời, điều ấy không phụ thuộc vào sự cảm nhận chủ quan của cá nhân khi Đức Chúa Trời sửa phạt chúng ta. Dĩ nhiên chúng ta sẽ bị đau đớn vì hậu quả của tội lỗi. Nhưng lời hứa của Đức Chúa Trời trong 1 Giăng 1:9 là thật, và chúng ta phải cầu hỏi trong đức tin, để kinh nghiệm “sạch mọi điều gian ác”. Thứ hai, tiên tri Mi-chê đã viết một lời hoàn hảo cho những ai bị quấy rối bởi các dấu ấn của tội lỗi.

 

“Ai là Đức Chúa Trời giống như Ngài,

Tha thứ sự gian ác,

Và bỏ qua sự phạm pháp của dân sót của sản nghiệp Ngài?

Ngài không cưu giận đời đời,

Vì Ngài lấy sự nhân từ làm vui thích.

Ngài sẽ còn thương xót chúng tôi,

Và dập sự gian ác chúng tôi dưới chân Ngài;

Ném hết thảy tội lỗi chúng tôi xuống đáy biển.”

Mi-chê 7:18-19

 

Corrie ten Boom đã nói, “Chúa đưa lên một biển báo hiệu, ‘KHÔNG NHỚ ĐẾN NỮA’ khi Ngài bày tỏ lòng thương xót quăng xa tội lỗi của chúng ta.”

 

Translated by Tuong Vi

Bài trước:

https://huongdionline.com/2016/02/01/da-vit/   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn