Thứ Bảy , 21 Tháng Mười Hai 2024
Home / Thưa mục sư / THƯA MỤC SƯ

THƯA MỤC SƯ

MỤC SƯ ƠI?

-Có phải đạo nào cũng giống nhau?”

hinh minh hoa

(Hình minh họa)

Xung quanh chúng ta có nhiều người theo các tôn giáo khác nhau. Thường là họ theo các tôn giáo đã có trong gia đình, do ông bà để lại. Họ theo đạo với những nghi thức quen thuộc từ khi còn nhỏ và cũng có nhiều điều an ủi tâm hồn nên họ không muốn thay đổi hoặc tìm hiểu đạo khác. Câu nói quen thuộc nói lên lý do giữ đạo cũ theo họ vẫn là đạo nào cũng giống nhau thôi, thay đổi làm chi. Có người nghĩ rằng thay đổi qua đạo khác là phản bội. Có người bị dọa là sẽ bị trời tru đất diệt nếu thay đổi đạo và vì thế họ không dám thay đổi.

 

Nghĩ đạo nào cũng giống nhau là một ý tưởng hấp dẫn. Trên thế giới có quá nhiều bất đồng, bắt bớ đạo và thậm chí chiến tranh đã nỗi lên vì những sự khác biệt tôn giáo rồi. Thôi, chỉ có một Ông Trời và các tôn giáo khác nhau đều đang tìm kiếm Ngài theo cách riêng của họ. Hãy để người Hồi Giáo và Cơ-đốc Giáo, người Ấn Giáo và người Phật Giáo đồng ý với nhau là họ cùng đang thờ phượng cùng một Ông Trời bằng các cách khác nhau. Phải chăng các tôn giáo lớn đều có những niềm tin giống nhau về đạo đức: họ theo đuổi hoà bình, không cỗ vũ cho giết người, hãm hiếp hay cướp bóc ai. Đạo nào cũng dạy người ta làm lành, vậy đạo nào cũng giống nhau thôi.

 

Tôi không có ý so sánh tôn giáo hay coi thường bất cứ tôn giáo khác nào. Tôi tôn trọng quyền lựa chọn của mỗi người. Dĩ nhiên mỗi người phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Tôi chỉ xin chúng ta suy nghĩ đến sự thật. Mặc dù ý nghĩ đạo nào cũng giống nhau trông có vẽ hấp dẫn nhưng sự thật là thế nào? Có đúng là đạo nào cũng giống nhau không? -Theo tôi là không! Tại sao các tôn giáo không giống nhau?

 

Trước hết nếu hỏi trực tiếp những người đã theo đạo rồi xem thử có phải tất cả các tôn giáo đều giống nhau không thì câu trả lời của họ sẽ là không. Có lẽ họ sẽ khuyên bạn nên theo tôn giáo của họ đã theo. Chẳng hạn, người theo đạo biết chắc là có sự khác nhau giữa Hồi Giáo và Ấn Giáo, bên nào cũng cho mình đúng và khước từ bên kia. Chẳng hạn, trong kinh Qur’an của Hồi Giáo có chép, ” Hãy chiến đấu và chém giết những người ngoại đạo nơi nào gặp họ.” (Fight and slay the pagans wherever you find them. Qur’an, sura 9.5). Ở Nigeria và Sudan việc nầy đã và đang xảy ra trong một diện rộng.

 

Thứ hai, các tôn giáo giải thích những niềm chính của họ khác nhau. Chẳng hạn họ giữ các niềm tin khác nhau về Ông Trời. Theo Ấn Giáo (Hinduism) Trời là vô số hình tượng và không có bản thể (impersonal). Trong khi đó Allah của Hồi Giáo  là Đấng có bản thể (personal), duy nhất và họ tuyệt đối cấm dùng hình tượng hoặc cách nào khác tiêu biểu cho Allah. Phật Giáo thế giới là một tôn giáo không có Ông Trời và thậm chí không có một hiện hữu cuối cùng. Cơ Đốc Giáo thì dạy rằng có Ông Trời và Ngài yêu thương tha tội giúp đỡ cho người tin cậy Ngài. Trong Phật Giáo và Ấn Giáo thì không có sự tha tội, chỉ có nghiệp karma, và cũng không có sự trợ giúp siêu nhiên.

 

Thứ ba, mục đích đời sống của con người theo các tôn giáo cũng không giống nhau. Chúng ta sẽ đi đâu sau khi lìa cuộc đời nầy? Mục tiêu của mọi sự hiện hữu trong Phật Giáo là niết bàn nirvana nghĩa là tiệt diệt hay “chấm dứt hoàn toàn tất cả tham muốn và bản thân.” Đây là điều mà người ta tin là Đức Phật đã đạt được sau khi tái sanh 547 lần. Hồi Giáo thì hướng về một thiên đàng vui thoả với rượu, đàn bà và ca nhạc. Mục đích cuối cùng của tất cả sự hiện hữu trong Cơ Đốc Giáo là biết Đức Chúa Trời và vui hưởng chính mình Ngài mãi mãi cùng với những người đã được Ngài cứu chuộc. Như vậy, giáo lý các tôn giáo rất khác nhau.

 

Thứ tư, theo tôi có lẽ khác biệt lớn nhất giữa Cơ-Đốc Giáo và tất cả các tôn giáo khác là kết quả của sự cứu rỗi. Sự cứu rỗi do mình tự tạo ra hay do Đức Chúa Trời ban cho không và mình tiếp nhận lấy. Trong khi các tôn giáo khác nhấn mạnh rằng bằng cách vâng giữ các giáo lý của tôn giáo mình, một người làm theo sẽ có thể được cứu rỗi, được thoả mãn hoặc được giải thoát, thì Cơ Đốc Giáo lại dạy “ấy là nhờ ân điển của Chúa ban, bởi đức tin tiếp nhận lấy mà một người được cứu rỗi.” Ấy là tặng phẩm quý giá nhất từ Đức Chúa Trời ban cho chứ không phải từ người nào làm nên, bởi đức tin nơi việc Chúa đã làm, không phải bởi việc mình làm. Không ai khoe mình về công đức nhưng ai cũng tạ ơn Trời về sự ban cho.

 

Trong khi các tôn giáo Á Đông dạy về luật karma (nghĩa là luật nhân quả, có vay phải có trả, có tội phải đền tội, có nợ phải tự trả nợ, không ai trả được) thì đạo Chúa lại giảng rao về luật ân điển khi Chúa ban cho miễn phí món quà cứu rỗi do Chúa Giê-su đã trả giá xong trên thập tự giá cho bất cứ người nào có lòng tin nhận thì được mặc dù trước mắt Chúa không ai là người xứng đáng cả. Không phải đạo nào cũng giống nhau.

 

Mục Sư Nguyễn Văn Huệ

    

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn