Thứ Hai , 23 Tháng Mười Hai 2024
Home / Tổng hợp / Có Thể có Một hay Nhiều Đấng Tạo Hóa?

Có Thể có Một hay Nhiều Đấng Tạo Hóa?

Có Thể có Một hay Nhiều Đấng Tạo Hóa.

beach-green-oak-natural-beauty-hgig79

Đây là chủ trương của nhóm người theo thuyết Bất Khả Tri (Agnosticism). Nhóm nầy cho rằng con người không thể nào biết có Đức Chúa Trời hay không. “I d’ont know if there is a God or not.” Chúng ta cũng không thể nào biết được vũ trụ và vạn vật bắt đầu như thế nào. Ở Tây Phương có Thomas Huxley và William Spencer theo thuyết Bất Khả Tri.

Đây là chủ trương của những người Đa Thần (Polytheist). Người Đa Thần tin có nhiều Thần. Họ thường nói: “Bạn tin có một thần, tôi tin có một thần, và ở ngoài kia có rất nhiều thần.” Người Ấn Độ tin tưởng ở hơn 300,000 vị thần.

Đây là chủ trương của nhóm người theo thuyết Phiếm Thần (Pantheism). Phần lớn những người theo Ấn độ Giáo tin theo thuyết nầy. Ở Tây phương có Spinoza và Goethe theo thuyết Phiếm Thần. Nhóm nầy chủ trương rằng con người tất cả là phần tử của Đức Chúa Trời. Mọi sự hiện hữu có Đức Chúa Trời trong đó. Để dễ hiểu, một người theo Phiếm Thần nhìn một cây to và nói, ” Cây nầy là Đức Chúa Trời” (That tree is God).

Đây cũng là chủ trương của nhóm người theo thuyết Bán Phiếm Thần (Panentheism). Nhà thần học Paul Tillich và phong trào New Age (Thời Đại Mới) theo thuyết nầy. Một người theo thuyết Bán Phiếm Thần nhìn vào một cây to và nói, “Đức Chúa Trời ở trong cây nầy ” (God is in that tree).

Đối với người Ấn Giáo việc đi tìm Thực thể Tối Thượng được biểu lộ như sau: “Tại sao bạn đi đến khu rừng để tìm kiếm Đức Chúa Trời ? Ngài sống trong tất cả, Ngài cũng sống trong bạn nữa. Giống như mùi hương ở trong một nụ hoa, hoặc một phản ảnh trong một tấm gương, Đức Chúa Trời cũng ngự trong mọi sự, vì thế hãy tìm Ngài trong tim bạn.”

Mahatma Gandhi, vị lãnh tụ bất bạo động nỗi tiếng của Ấn độ cũng là người theo Ấn Giáo đã giới thiệu thế giới quan của ông như sau: “Đối với tôi Đức Chúa Trời là Chân Lý và Tình Yêu, Đức Chúa Trời là Đạo Đức và Luân Lý, Đức Chúa Trời là không sợ hãi. Đức Chúa Trời là nguồn của sự sáng và sự sống, nhưng Ngài cao cả và vượt trỗi hơn những điều nầy. Đức Chúa Trời là lương tâm. Ngài thậm chí là chủ nghĩa vô thần cho người vô thần. Ngài siêu việt hơn ngôn ngữ và lý trí. Ngài là Đức Chúa Trời có nhân tính cho những người cần sự hiện diện bản thân của Ngài… Ngài là tất cả cho mọi người.”

Trong Ấn Giáo, Đức Chúa Trời không phân biệt với loài người, Đức Chúa Trời là loài người. Đức Chúa Trời là thực thể vừa bày tỏ vừa không bày tỏ, vừa vô hạn vừa hữu hạn, vừa hữu hình vừa vô hình, vừa có thời gian vừa phi thời gian, là một Thực Thể vượt trên mọi định nghĩa và phân biệt, vượt trên sự phân loại chủ quan hay khách quan của chúng ta.

Có thể nói quan niệm của Ấn Giáo về Đức Chúa Trời hoàn toàn xa lạ với Cơ-đốc Giáo và với kinh nghiệm thường nhật của mọi người.

Đối với Phật Giáo, Đức Chúa Trời cũng vượt lên trên mọi sự mô tả. Theo một Học giả về Phật Giáo, Giáo sư Christmas Humphreys, “Phật Giáo dạy về Đức Chúa Trời theo ý nghĩa về một Thực thể tối thượng, Dù Thực thể đó là gì thì Thực thể đó cũng vượt khỏi nhận thức của trí óc hữu hạn của loài người. Theo đuổi để mô tả Thực thể đó là sai đường, là bất lợi và phí thì giờ. Phật Giáo tin rằng chúng ta chẳng bao giờ có thể định nghĩa, mô tả hay thảo luận một cách hữu dụng về bản chất của Thực Thể vốn vượt quá sự hiểu biết của ý thức hữu hạn của chúng ta.”

Theo tài liệu của Phật Giáo Tích Lan, “Phật Giáo là tôn giáo không bắt đầu với một Đức Chúa Trời, đưa người ta đến một chặng đường mà ở đó sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời là không cần thiết.”

Đối với Phật Giáo, không có Đức Chúa Trời hay một Chúa Cưú Thế nào giúp được con người thoát khỏi nan đề của đời sống: con người phải tự cứu lấy mình. Nhưng trong thực tế người Phật Giáo đã cầu nguyện và cầu nguyện rất nhiều. Có cầu nguyện nghĩa là có nhờ cậy một quyền lực cao cả hơn sức riêng của mình. Có cầu nguyện nghĩa là thừa nhận chính mình không đủ sức tự cưú. Như vậy, hành động thực tế đã tỏ ra không phù hợp với triết lý.

 

Bạn thấy những triết lý nầy có hợp tình hợp lý và thực tế hay không?

 

Nếu chấp nhận thuyết Bất Khả Tri có nghĩa là chúng ta phủ nhận khả năng suy tư của con người, phủ nhận khả năng nhận thức sự thực đang diễn ra chung quanh chúng ta đồng thời phủ nhận luôn trách nhiệm của chúng ta. Trên thế giới có nhiều điều chúng ta không biết vì khả năng hiểu biết của con người có giới hạn, nhưng có nhiều điều chúng ta không thể nói là chúng ta không biết. Chúng ta chịu trách nhiệm trả lời về những gì chúng ta biết. “Không biết” không phải là lời biện minh được Đức Chúa Trời chấp nhận khi bạn đối diện với Ngài.

Nếu chấp nhận thuyết Phiếm Thần nghĩa là “mọi sự là Một,” “mọi sự là Đức Chúa Trời,” “mọi sự là hư ảo,” “mọi sự là phi nhân tính” “giống như một giọt nước hòa tan vào trong đại dương,” thì hậu quả sẽ ra sao? Hậu quả sẽ là phủ nhận giá trị và ý nghĩa của nhân vị, nhân phẩm, cá nhân con người. Hậu quả là con người không khác gì cỏ cây, thú vật, con người không cần chăm lo bản thân và quan tâm đến người khác nữa. Hậu quả là không ai có thể phân biệt đâu là tốt, đâu là xấu, đâu là đạo đức, đâu là vô đạo đức, đâu là thật đâu là ảo. Hậu quả là con người không còn ý chí hay sự tự do chọn lựa. Nếu xã hội loài người và các Khoa Học Gia chấp nhận thuyết Phiếm Thần thì thế giới sẽ không bao giờ tiến bộ được như ngày nay.

 

Nhiều người Á Đông đang tạm hài lòng với các triết lý tôn giáo do con người chủ trương bắt đầu từ lý trí con người để suy luận lên và ít khi đặt câu hỏi những triết lý đó có phải là chân lý hay không. Tôi không phủ nhận giá trị của lý trí loài người, nhưng chúng ta cũng đừng quên rằng con người hữu hạn và sự suy luận của con người có thể sai lầm. Chính sự bất an trong lòng, sự phó mặc cho may rủi cũng như sự hoang mang không có xác tín trong lòng, không biết chắc mình đang đi đâu, về đâu, cho thấy những triết lý của người đời không vững, không đáng cho ta phó thác cuộc đời. Chân lý tuyệt đối đúng chỉ có thể tìm được nơi Đấng Tạo Hóa mà thôi. Kết quả của chân lý là sự bình an, vững tâm, không còn sợ hãi. Bạn đang chọn triết lý hay chọn chân lý?

 

Lựa chọn thứ ba:

Có một Đấng Tạo Hóa Tối Thượng

 

Đây là niềm tin của những người theo thuyết Hữu Thần (Theism), và phù hợp đức tin của những người theo Cơ-đốc Giáo (Monotheism). Người hữu thần tuyên bố, “Có Đức Chúa Trời và Ngài không thinh lặng.” Có nhiều bằng chứng để chúng ta tin có Đấng Tạo Hóa và Ngài đang phán dạy với chúng ta. Ngài đang muốn bắt liên lạc với chúng ta trong cuộc sống mỗi ngày.

 

Sau khi bay chung quanh mặt trăng với Phi thuyền Apollo 8, Phi Hành Gia Hoa Kỳ Frank Borman đã được một nhà báo phỏng vấn. Nhà báo chỉ ra rằng một Phi Hành Gia Sô-viết mới trở về từ chuyến bay trong không gian đã tuyên bố rằng ông không thấy Đức Chúa Trời hay thiên sứ nào cả trong chuyến bay. Nhà báo hỏi: “Ông có thấy Đức Chúa Trời không?” Phi Hành Gia Frank Borman đã trả lời, “Không, tôi cũng không thấy Ngài, nhưng tôi đã thấy bằng chứng của Ngài.”

 

Vâng, có rất nhiều bằng chứng về Đức Chúa Trời trên chúng ta, quanh chúng ta và trong chúng ta, nhưng trước khi xem xét những bằng chứng, chúng ta cần đồng ý với nhau về mấy vấn đề sau đây:

 

Chúng ta không nên có định kiến trước về Đức Chúa Trời.

images (5)

Có nhiều người đã có định kiến trước về Đức Chúa Trời thông qua nền văn hóa của quê hương, qua triết lý tôn giáo mà người đó được trưởng dưỡng, hoặc qua những sách vỡ lý thuyết người đó thu thập ở học đường hoặc nghe theo ý kiến người khác nói. Phần lớn những định kiến như thế đều có tính cách chủ quan. Điều chúng ta đang tìm kiếm là chân lý khách quan. Chúng ta phải đi theo hướng tìm kiếm khách quan nầy. Chúng ta phải xem xét những bằng chứng trước khi kết luận.

 

Chúng ta không thể dựa vào bằng chứng trăm phần trăm.

 

Khi xem xét sự lựa chọn nầy, chúng ta phải tránh những hiểu lầm liên quan đến ý nghĩa của hai chữ “bằng chứng”. Loại bằng chứng nào là cần thiết và cần bao nhiêu? Một số người đòi hỏi không đúng khi yêu cầu  phải trưng ra bằng chứng Khoa học, dường như Đức Chúa Trời có thể đem ra thí nghiệm được và kiểm soát được.

Phương pháp Khoa học được thực hiện bằng những thí nghiệm lặp đi lặp lại đã giúp con người có nhiều kiến thức quí báu. Nhưng có những loại tri thức khác nằm ngoài lĩnh vực nghiên cứu và thí nghiệm của Khoa học. Chẳng hạn như tri thức về lịch sử, tri thức triết lý, tri thức đạo đức, tri thức tôn giáo và những kiến thức bản thân. Chính nhà khoa học lừng danh Albert Einstein đã từng nói: “Tôi chưa hề gặp điều gì trong Khoa học của tôi mà lại đi ngược với Tôn giáo.”

Hơn nữa, những phán quyết trong toà án hầu hết đều căn cứ trên những bằng chứng lịch sử và pháp lý, chứ không phải là những bằng chứng khoa học. Khoa học chỉ hổ trợ chứ không thay thế. Trong những phiên tòa hình sự, những hội thẩm nhân dân phải được thuyết phục về việc phạm tội “không còn nghi ngờ hợp lý nào nữa” trước khi quyết định một nghi can là có tội. Rõ ràng chúng ta không thể nào đưa ra 100% bằng chứng. Nếu ở toà án hoặc trong sự quyết định của bản thân mà đòi hỏi phải có bằng chứng hoàn toàn thì không một trường hợp nào hoàn thành được cả. Vì vậy, một quyết định phải dựa trên bằng chứng vừa đủ chứ không phải dựa trên bằng chứng đầy đủ hoàn toàn.

 

Chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận những bằng chứng hợp tình hợp lý.

 

Có một hiểm họa trong việc đòi hỏi quá nhiều bằng chứng là chỗ người ta quên đi hoặc coi thường những bằng chứng hiển nhiên đang bày ra sờ sờ trước mắt chúng ta. Sự thực hữu của Đức Chúa Trời không thể chứng minh để bắt buộc người ta phải tin. Bằng chứng có thể rõ ràng và  mạnh mẽ nhưng người nghe phải thực sự muốn đáp ứng mới được. Đây chính là chỗ dành cho đức tin, không phải để bất chấp bằng chứng nhưng để đáp ứng với bằng chứng. Tin nơi Đức Chúa Trời không phải là bước nhảy vọt vào bóng tối, nhưng là một bước đi vào ánh sáng. Trước những bằng chứng không thể chối cãi được thì tin dễ hơn là không tin.

Nhà Thần Học Millard J. Erickson đã nhận xét: “Nếu có một Đức Chúa Trời, thì nói một cách khách quan, bạn và tôi không thể làm gì để giết chết Ngài. Trái lại, nếu không có Đức Chúa Trời, thì dù cố gắng thế nào đi nữa, không một ai trong chúng ta có thể làm cho Ngài thực hữu được.”

Tuy nhiên, chúng ta có rất nhiều bằng chứng để tin Đức Chúa Trời thực hữu. Chính sự thực hữu của Đức Chúa Trời giải đáp thỏa đáng những vấn nạn của bạn và tôi.

Mời bạn hãy cùng tôi xem xét một số luận chứng quan trọng về sự thực hữu của Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa.

 

(Còn nữa)

 

Bài trước: https://huongdionline.com/2016/01/06/dang-toi-thuong-la-ai/

Mục Sư Nguyễn Văn Huệ

(Tổng Hợp)

 

GOSPEL FOR VIETNAM

P.O. Box 570293

Dallas, TX 75357, U.S.A.   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn