Chủ Nhật , 22 Tháng Mười Hai 2024
Home / Tổng hợp / SỰ CÂN BẰNG CỦA ĐỜI SỐNG

SỰ CÂN BẰNG CỦA ĐỜI SỐNG

 New-Testament-Words-for-Today
 Bài 9.
Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho.”
Ma-thi-ơ 7:7
  Trừ khi chúng ta là dân sự của Đức Chúa Trời chuyên tâm học về sự cầu nguyện, chúng ta sẽ không thể nào tiến lên trưởng thành thuộc linh hay có một chức vụ hiệu quả để dâng vinh hiển cho Đức Chúa Trời. “Hỡi anh chị em, dù chúng ta thích hay không thích, hãy nhớ rằng, cầu xin là quy luật của vương quốc.” Ngày nay, những lời này của C. H. Spurgeon giảng trong sáng Chủ nhật ngày 1 tháng 10 năm 1882 tại Hội thánh  Metropolitan Tabernacle, London vẫn còn đúng. Sứ đồ Gia-cơ cũng nói, “anh em chẳng được chi, vì không cầu xin” (Gia-cơ 4:2).
   Nhưng cầu nguyện thì lớn hơn nhiều với việc cầu xin và nhận lãnh, dù đây là  yếu tố cần thiết. Cầu nguyện cũng là tìm kiếm và tìm thấy. Cầu nguyện không chỉ là trò chuyện với Đức Chúa Trời về mọi nhu cầu của chúng ta. Cầu nguyện là một hành trình với Đức Chúa Trời mà trong hành trình đó Ngài bày tỏ chính Ngài và nguồn tài nguyên của Ngài cho chúng ta. Chúa Jesus phán, “hãy gánh lấy ách của Ta, và học theo Ta” (Mat 11:29). Học điều gì?  Chúng ta học sự vĩ đại trong những thuộc tánh của Đức Chúa Trời và những điều không dò lường được trong sự giàu có của Ngài. Nếu sự tương giao với Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện của chúng ta chỉ bao gồm “xin Chúa ban cho con điều này và điều kia,” chúng ta thật đáng thương. Chúng ta cần phải cầu nguyện như Môi-se “Tôi xin Ngài cho tôi xem sự vinh hiển của Ngài” (Xuất 33:18), và như Đa-vít, “Đức Giê-hô-va ôi! Tôi sẽ tìm mặt Ngài” (Thi 27:8). Khi chúng ta cầu nguyện theo bài cầu nguyện mẫu của Chúa dạy, yêu cầu đầu tiên của chúng ta trước khi chúng ta cầu xin “ban cho chúng tôi” là tập trung vào: “Danh Cha được thánh;  Nước Cha được đến; Ý Cha được nên” (Mat. 6:9-10). Đây là những thứ tự ưu tiên.
   Câu hỏi đầu tiên Chúa Jesus hỏi môn đồ là, “Các ngươi tìm chi?” (Giăng 1:38), và ngày nay Ngài cũng hỏi chúng ta như vậy. Nếu chúng ta không biết điều chúng ta đang tìm kiếm, thì cuộc hành trình của chúng ta sẽ lãng phí thời gian. “Còn ngươi, ngươi còn tìm việc lớn cho mình hay sao? Chớ có tìm kiếm” (Giê 45:5). Hãy chắc rằng, “mọi điều đó” thì quan trọng và Đức Chúa Trời biết chúng ta cần chúng (Mat 6:32). Tuy nhiên chúng ta phải nhớ đến thứ tự ưu tiên thuộc linh: “Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa” (c.33). “Mọi điều đó” thì ích lợi bên ngoài, nhưng nước Đức Chúa Trời và công bình của Ngài là chính yếu. Đức Chúa Trời là “Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài” (Hêb 11:6). Giống như cha mẹ yêu thích dành thời gian cho con cái mình để chia sẻ tình yêu và sự hiểu biết, Cha thiên thượng cũng đẹp lòng khi chúng ta ở riêng với Ngài, suy xét lời Ngài, thờ phượng Ngài, và mở lòng mình ra trong sự đầu phục Ngài trọn vẹn.
   Bạn đã bao giờ thực hiện tiến trình cầu nguyện qua Các Phước Lành trong Mat 5:1-12? Thật là những lời dạy đầy ý nghĩa! Những lời giáo huấn sâu sắc này thì giống như chiếc gương giúp chúng ta xem xét chính mình, và sau đó chúng ta trở nên các tấm gương phản chiếu ra sự vĩ đại những thuộc tính của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta nhìn xem vẻ đẹp của Chúa Jesus, sự vinh hiển của Đức Chúa Trời chiếu soi trên chúng ta và chúng ta trở nên giống Ngài càng hơn (2 Côr 3:18)! Khi bạn cầu nguyện theo Kinh Thánh trong Các Phước Lành Mat 5:1-12, cũng hãy làm như thế  với một chương Thi Thiên, như Thi Thiên 15 hoặc 19. Chúng ta sẽ khám phá những gì Đức Chúa Trời bày tỏ cho chúng ta về: chính Ngài, con người chúng ta,  ân điển Ngài ban cho chúng ta trong những giờ phút thử thách và mọi lúc? Một trong những sự suy gẫm sâu sắc nhất là các lời cầu nguyện ở trong tù của sứ đồ Phao-lô (Êph. 1:15-23; 3:14-21; Phil 1:3-11; Côl 1:9-12).
 
Điều gì chúng ta giữ, nó có thể mất, tuy nhiên những gì chúng ta ban cho, sẽ được giữ lại đến đời đời. Khi chúng ta cầu xin, chúng ta nhận lãnh; khi chúng ta tìm kiếm, chúng ta lớn lên; và khi chúng ta gõ, chúng ta ban cho. Đây là sự cân bằng của đời sống Cơ đốc.
   Chúa của chúng ta cũng phán “hãy gõ, và cửa sẽ mở”, và từ “cửa” chỉ về cửa của công tác đang được Chúa mở ra. Trong Kinh Thánh, một “cửa mở” nói đến cơ hội cho công tác truyền giáo. Phao-lô viết, “vì tại đó có một cái cửa lớn mở toang ra cho công việc tôi,” (1 Côr 16:9; Côl 4:3; Khải 3:8). Đức Chúa Trời ban phước cho chúng ta để chúng ta cũng chia sẻ ơn phước cho người khác. Điều gì chúng ta giữ, nó có thể mất, tuy nhiên những gì chúng ta ban cho, sẽ được giữ lại đến đời đời. Khi chúng ta cầu xin, chúng ta nhận lãnh; khi chúng ta tìm kiếm, chúng ta lớn lên; và khi chúng ta gõ, chúng ta ban cho. Đây là sự cân bằng của đời sống Cơ đốc.
Ta đã mở trước mặt ngươi một cái cửa không ai đóng được.”
Khải huyền 3:8

 

Warren-Wiersbe_7

Warren W. Wiersbe
Translated by Tuong Vi

 

Các bài trước:

https://huongdionline.com/2015/10/29/loi-chua-trong-tan-uoc/

https://huongdionline.com/2015/11/02/suy-gam-tan-uoc-voi-warren-w-wiersbe/

https://huongdionline.com/2015/11/04/duong-linh-2/

https://huongdionline.com/2015/11/20/3666/

https://huongdionline.com/2015/11/27/hay-nen-tron-ven/

https://huongdionline.com/2015/11/30/dung-thoi-ken/

https://huongdionline.com/2015/12/05/hoi-ke-it-duc-tin/

https://huongdionline.com/2015/12/10/chinh-phuc-ca-na-an/

https://huongdionline.com/2015/12/12/3968/

 

   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn