Các bài trước:
https://huongdionline.com/2015/10/06/vai-tro-nguoi-nu-theo-kinh-thanh/
https://huongdionline.com/2015/09/27/su-keu-goi-cao-ca-cua-chua-danh-cho-nguoi-nu/
https://huongdionline.com/2015/10/03/su-keu-goi-cao-ca-cua-chua-danh-cho-nguoi-nu-2/
https://huongdionline.com/2015/10/24/nguoi-nu-trong-cuu-uoc/
Vai Trò Của Người Nữ Trong Tân Ước
Tân Ước cũng dạy điều tương tự về bình đẳng thuộc linh giữa nam và nữ, nhưng giao cho mỗi giới những vai trò riêng biệt. Galati 3:28 công bố sự bình đẳng thuộc linh giữa nam và nữ: “Tại đây không còn chia ra người Giu-đa hoặc người Gờ-réc; không còn người tôi mọi hoặc người tự chủ; không còn đàn ông hoặc đàn bà; vì trong Đức Chúa Jêsus Christ, anh em thảy đều làm một.” Trong mạch văn của Galati 3, “thảy đều làm một” nói ở đây chính là một trong sự cứu rỗi. Điều đó là rõ ràng trong các câu 13-27. Điểm chính mà Phao-lô nhấn mạnh đó là tất cả mọi người – người Giu-đa hoặc người Gờ-réc; không còn người tôi mọi hoặc người tự chủ; không còn đàn ông hoặc đàn bà đều có cùng có cơ hội đến với sự cứu rỗi trong Đấng Christ. Phân đoạn này không liên quan gì đến vai trò của phụ nữ trong Hội Thánh, cũng không dạy rằng mọi sự khác biệt đã được loại bỏ giữa vòng Cơ Đốc Nhân. Một người Do Thái vẫn là người Do Thái khi người đó trở thành Cơ Đốc Nhân, và nô lệ thì không tự động được tự do. Một số khác biệt vẫn được giữ lại.
Trong khi một số người dùng câu đó để biện hộ cho quan điểm phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo trong Hội Thánh, nội dung của câu cho thấy Phao-lô đang nói về sự cứu rỗi (Galati 3: 22, 24, 26, 27). Robert Saucy viết:
Câu hỏi giải thích trong Galati 3:28 là: sự khác biệt nào giữa nam và nữ đã vượt qua được trong Đấng Christ? Nói cách khác trong ánh sáng lời dạy của vị sứ đồ “vì trong Đức Chúa Jêsus Christ, anh em thảy đều làm một”, “sự làm một” mà nam và nữ cùng chia sẻ trong Đấng Christ ở đây là gì? Chúng tôi muốn gợi ý rằng … câu trả lời cho những câu hỏi này không hề liên quan gì đến trật tự chức năng giữa nam và nữ. Thay vào đó, giống như hai vế câu khác nói [người Giu-đa hoặc người Gờ-réc; không còn người tôi mọi hoặc người tự chủ], nói về tình trạng thuộc linh trước mặt Đức Chúa Trời… Đặt để vấn đề trật tự chức năng của xã hội con người vào trong phân đoạn này là gán cho một ý nghĩa mà không giải thích Thánh Kinh theo ngữ cảnh hợp lệ. Thế nên không có cơ sở nào để bãi bỏ trật tự giữa nam và nữ trong Hội Thánh trong Galati 3:28 hơn là bãi bỏ trật tự giữa cha mẹ tin Chúa và con cái, công dân tin Chúa và người lãnh đạo. Vì tất cả họ đều là một trong Đấng Christ dù là trong hay ngoài tổ chức Hội Thánh. (Tham khảo: “Trường Hợp Tiêu Cực Chống Lại Sự Tấn Phong Của Phụ Nữ”, trong Kenneth S. Kantzer và Stanley N. Gundry, Quan điểm về thần học Tin Lành Grand Rapids: Baker 1979, 281-82)
Nam giới và nữ giới cũng cùng chia sẻ những trách nhiệm thuộc linh như nhau. Tất cả những mạng lịnh, lời hứa, và phước hạnh của Tân Ước được ban cho nam và nữ một cách bình đẳng. Chúng ta đều có những nguồn lực thuộc linh và trách nhiệm thuộc linh như nhau.
Thật thú vị khi Chúa Giê-su bày tỏ Ngài là Đấng Mê-si cho một phụ nữ (Giăng 4). Chúa chữa lành phụ nữ (Ma-thi-ơ 8:14-15), Ngài bày tỏ lòng thương xót đối với họ cũng nhiều như Ngài dành cho nam giới. Ngài dạy phụ nữ (Lu-ca 10:38-42) và cho phép họ giúp đỡ Ngài (Lu-ca 8:3). Tại thập tự giá, phụ nữ ở lại sau khi những người nam trốn chạy hết (Ma-thi-ơ 27: 55-56). Một phụ nữ là người đầu tiên thấy Đấng Christ phục sinh (Mác 16:9; Giăng 20:11-18).
Tuy nhiên, cũng như trong Cựu Ước, nam và nữ chia sẻ những vai trò khác nhau. Phụ nữ không phục vụ trong vị trí lãnh đạo. Không có ghi chép nào trong Tân Ước viết về nữ sứ đồ, mục sư, giáo sư, truyền đạo, hoặc trưởng lão. Tân Ước không ghi lại một bài giảng hay dạy dỗ nào của người nữ.
Thứ hai, phụ nữ không thi hành vai trò tiên tri. Một số người tranh luận rằng các con gái của Phi-líp nói tiên tri (Công vụ 21:9). Tuy nhiên, họ không được đề cập đến như là những nữ tiên tri, cũng không nhắc đến họ nói tiên tri thường xuyên như thế nào. Có lẽ họ đã nói tiên tri trong một dịp nào đó, giống như Đê-bô-ra và Mi-ri-am đã làm rõ ràng trong Cựu Ước. Tân Ước ghi lại những lần khác khi phụ nữ nói lời của Đức Chúa Trời. Mary, mẹ của Chúa Giê-su, nói lời Chúa trong Lu-ca 1:46-55. 1 Cô-rinh-tô 11:5 nói rằng phụ nữ nói tiên tri thì phải che đầu mình. Công vụ 2:17 nói rằng phụ nữ nói tiên tri. Từ Hi-lạp được dịch là “tiên tri” có nghĩa đơn giản là “nói ra” hoặc “công bố” Có những lần và những nơi khi phụ nữ nói ra lời Chúa, nhưng đó là sự khác biệt rõ ràng với việc được nhận biết như là một mục sư, giáo sư, trưởng lão, truyền đạo, hay sứ đồ.
Phụ nữ có một vị trí quan trọng trong kế hoạch của Chúa, và họ là bình đẳng với nam giới về mặt thuộc linh. Tuy nhiên, họ không thi hành chức năng trong vai trò như của nam giới. Bởi vì nữ giới và nam giới là bình đẳng về thuộc linh, nên Phao-lô nhấn mạnh là họ phải được cơ hội học tập như nam giới. Phụ nữ không thể dạy lẽ thật thuộc linh cho con cái mình (như mẹ và bà ngoại của Ti-mô-thê đã làm), dẫn người khác đến với Đấng Christ, hoặc vâng lời Chúa nếu họ không được ban cho cơ hội học tập. Phao-lô muốn dạy dỗ một cách rõ ràng rằng những khác biệt trong vai trò giữa nam và nữ không hề ám chỉ sự thấp kém hơn về thuộc linh của nữ giới. Ông nói: “Đàn bà phải yên lặng mà nghe dạy” (c.11 nhấn mạnh thêm ý này).
Tôi muốn chia sẻ một điều rất cá nhân. Tôi cảm ơn Chúa về mục vụ phi thường mà phụ nữ có được hơn 40 năm qua tại Hội Thánh nơi tôi quản nhiệm. Tôi muốn bạn biết về Hội Thánh Grace Community sẽ không được như ngày nay – quá được phước từ Chúa – nếu không nhờ phụ nữ trong Hội Thánh. Tôi chưa bao giờ thấy một Hội Thánh nào có nhiều phụ nữ chủ động về mặt thuộc linh, tin kính và tôn cao Đấng Christ đến như vậy. Tôi chưa thấy một Hội Thánh nào mà phụ nữ cảm thấy nhiều tự do, thoải mái, vui mừng, và hăng hái trong việc thi hành mục vụ như vậy.
Tuy từ bên ngoài, Hội Thánh chúng tôi đôi khi bị buộc tội là bá quyền, hẹp hòi, lỗi thời, và truyền thống. Chúng tôi bị buộc tội là quá cũ kỷ giống như thuộc về thời đại khủng long. Nhưng thực ra tôi ngợi khen Chúa vì tất cả những năm tôi phục vụ tại đó, một ưu tiên lớn đó là để phụ nữ học tập. Tôi vui vì phụ nữ học tập tại Hội Thánh Grace từ những ngày đầu vào những buổi sáng thứ Ba khi tôi dạy một lớp học Kinh Thánh dành cho phụ nữ, cho đến ngày nay khi chúng tôi có nhiều buổi học, ở nhiều nơi, số lượng khác nhau, thậm chí trong nhiều ngôn ngữ. Chúng tôi có lớp học Kinh Thánh phụ nữ, lớp Ân Điển Của Mỗi Phụ Nữ, trong tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hàn, và tiếng Phi-líp-pin (dĩ nhiên trong tiếng Anh nữa). Phụ nữ từ mọi nền văn hóa đều đang học lời Chúa.
Điều đó làm cho vững mạnh mỗi khía cạnh sinh động của Hội Thánh. Chúa có thể ban phước trên rất nhiều người nam trong Hội thánh tôi, và họ có thể biết ơn Ngài vì vợ của họ tăng trưởng và học tập từ lời Chúa để làm cho đời sống của chính họ và gia đình trở nên phong phú.
Tôi ngợi khen Chúa về điều đó. Tôi không tin vào điều mà người ngoài cũng như các phương tiện truyền thông cố gắng tô vẽ rằng chúng tôi có nhiều phụ nữ bị tước đoạt là những người bị cột trói trong một chủ nghĩa truyền thống không đúng với văn hóa đương đại.
Tôi tin rằng phụ nữ tại Hội Thánh Grace Community đã kinh nghiệm sự tự do thật để trở thành người Chúa muốn trong vai trò mà Chúa đã lập ra cho họ. Tôi cảm ơn Chúa vì kết ước của những người nữ trong Hội Thánh và toàn Hội Thánh đối với sự cần thiết của việc học tập của phụ nữ.
JOHN MACARTHUR
Translated by Van Pham