Lâu lắm rồi mới có thời gian để ngồi xuống và đọc xong cuốn tự truyện về cuộc đời của chính nhà văn Leo Tolstoy tác giả mà mình yêu thích và ngưỡng mộ. Năm xưa khi còn trẻ, đọc Chiến Tranh và Hoà Bình do Nguyễn Hiến Lê dịch, trong phần giới thiệu cuốn sách, dịch giả Nguyễn Hiến Lê đã phác họa con người và sự nghiệp của đại văn hào này qua thế giới quan của ông. Nhưng hôm nay khi đọc xong tự truyện, A Confession, mình lại nhìn ra con người và tâm hồn của nhà văn đại tài này qua chính ngòi bút, qua suy tư về con người, sự nghiệp và niềm tin vào Thiên Chúa của ông.
Trên đỉnh cao của danh vọng, của thành công, nhà văn Tolstoy đã tự hỏi, ‘Nào, bây giờ ta đã có nông trại với hàng chục ngàn héc-ta đất, kìa cả ba trăm con ngựa, người ra vào thăm hỏi nô nức… và còn gì hơn nữa?’ Câu hỏi này gần như chưa đủ, để rồi ông tự hỏi thêm: ‘Mai này ta sẽ nổi tiếng hơn Gogol, Pushkin, Shakespeare, Moliere, nổi tiếng hơn tất cả những nhà văn khác trong thế gian thì sao?’ Hỏi nhưng Leo Tolstoy không thể tìm ra câu trả lời, và đây là những gì khiến ông luôn luôn bận lòng.
Để rồi, Leo Tolstoy nhắn nhủ.
“Sự cứu chuộc mà con người ta cần nhất đó là sự tự do, sự thoát khỏi cái ác độc trong lòng mình. Có những hình phạt còn lớn lao hơn hình phạt bên ngoài. Đó là linh hồn của ta đã cố tình chống đối phản nghịch lại Trời. (Người Thiên Chúa Giáo gọi Trời là Chúa, mà tôi thì thích gọi Ngài là Trời trong cách rất Việt Nam của mình.) Khi linh hồn ta được ban cho có sức, có trí, ta đáng được đứng trước mặt Đức Chúa Trời, nhưng không ta lại làm theo bản năng thú tính của mình.” Leo Tolstoy. Confession and other Religious Writings. (Trang 181)
Cuối cuốn sách, và chiêm nghiệm cuộc sống cho đến cuối cuộc đời ông viết gì?
“Không cần biết chúng ta là ai trong thế gian, là Nga hoàng, là ông bà phán, là địa chủ giàu sang, là nghệ nhân hay là người ăn mày. Hãy suy nghĩ và tự thương lấy mình, thương lấy linh hồn mình… Bởi vì không cần biết ta vô danh hay nổi danh, đầy đủ tiền tài vật chất, hay yếu kém: ngay cả sự hờn ghen vì thế giới bỏ rơi mình, trong mỗi chúng ta đều tiềm ẩn, đều có thể biểu lộ một cuộc sống thuộc linh, một hình ảnh của Đức Chúa Trời, vậy hãy nghe tôi bày tỏ rõ ràng: lý do gì và mục đích gì khiến ta tự dày vò mà làm khổ mình, làm khổ đời của mọi người xung quanh ta? Hãy nhận ra rõ ta là ai và thấy rằng dù là mình quan trọng hay không quan trọng nhưng hãy tự bảo mình rằng, mình là một sinh linh có linh hồn. Hãy nhận ra rằng ta sẽ không sống cho ngoại cảnh mà sống cho một mục đích thiết thực nhất của đời, mục đích này đã bày tỏ ra cho chúng ta bằng sự khôn ngoan thông sáng mà Trời đã ban cho thế gian trong Cứu Chúa Giê-su và những lời dạy dỗ của Ngài. Leo Tolstoy. Confession and other Religious Writings. (Trang 221)
Mục sư UONG NGUYEN
Lev Tolstoy Лев Толстой |
|
---|---|
Lev Tolstoy (1887) do Ilya Yefimovich Repin vẽ
|
|
Sinh | 09 tháng 9 năm 1828 Yasnaya Polyana, Nga |
Mất | 20 tháng 11 năm 1910 Astapovo, Nga |
Công việc | Viết tiểu thuyết |
Thể loại | Tiểu thuyết hiện thực |
Trào lưu | Cơ đốc giáo Hòa bình |
|
|
|
|
Chữ ký |
Bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy (tiếng Nga: , Lev Nikolaevič Tolstoj; 9 tháng 9 năm 1828 –20 tháng 11 năm 1910[1]) là một tiểu thuyết gia người Nga, nhà triết học, người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, tín hữu Cơ Đốc giáo, nhà tư tưởng đạo đức, và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đìnhTolstoy.
Tolstoy được yêu mến ở khắp mọi nơi như một tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, đặc biệt nổi tiếng với kiệt tácChiến tranh và hoà bình và Anna Karenina; miêu tả sự phóng khoáng và hiện thực của cuộc sống Nga, hai tác phẩm là đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực. Là một nhà luân lý, ông nổi tiếng với tư tưởng kháng cự bất bạo động, được thể hiện xuyên suốt các tác phẩm của mình như Vương quốc Đức Chúa Trời trong bạn, điều đã có ảnh hưởng tới những nhân vật quan trọng của thế kỷ XX như Mahatma Gandhi và Martin Luther King, Jr.