Chủ Nhật , 5 Tháng Một 2025
Home / Hướng Đi Magazine / Đời sống / BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG KINH TẾ CỦA NAM HÀN

BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG KINH TẾ CỦA NAM HÀN

BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG 

KINH TẾ CỦA NAM HÀN

Secret of Successful Economy Of South Korea

 korea

  1. Niềm Tin Có Ảnh Hưởng Đến Hạnh Phúc Con Người

Theo sự nghiên cứu giữa mối quan hệ giữa niềm tin tôn giáo và niềm hạnh phúc cá nhân của Viện the Austin Institute về Gia đình và Văn hóa, kết quả ghi nhận rằng những người đi tham dự các buổi lễ thờ phượng hằng tuần thường xuyên đạt chỉ số “rất hạnh phúc – very happy” hơn gấp đôi (45%) so với những người không bao giờ đi thờ phượng ở nhà thờ (28%).

Qua cuộc nghiên cứu 15,738 người Mỹ tuổi từ 18 đến 60 về mối tương quan giữa niềm tin và mức độ hạnh phúc cũng như sự thỏa lòng trong cuộc sống.  Kết quả ghi nhận rằng những người đi nhà thờ thờ phượng Chúa đạt chỉ số cao về niềm hạnh phúc và chỉ số cao về sự thỏa vui trong đời sống. (Follow Thomas D. Williams on Twitter @tdwilliamsrome).

            Tại Seoul, cộng đồng Tin Lành của 7,601 Hội Thánh đang sinh hoạt năng động, chiếm tỉ lệ 25 phần trăm của dân số tại Seoul.  Seoul tức thủ đô Hán Thành của Nam Hàn, nơi mà hơn 40 phần trăm tín đồ Cơ-đốc (Tin Lành 22.8% và Công Giáo 14.2%), 16.8 phần trăm Phật giáo và 46.2 phần trăm là chưa theo tôn giáo nào hay thuộc Hồi giáo và các tôn giáo khác.

Năm 2006, Nam Hàn có 56,000 Hội thánh Tin Lành trong đó có một số Hội thánh lớn nhất thế giới.  Lời Thánh Kinh cho biết khi một quốc gia hay dân tộc tôn thờ và hết lòng đặt lòng tin nơi Thiên Chúa giống như “Quốc gia nào có Giê-hô-va làm Đức Chúa Trời mình, Dân tộc nào được Ngài chọn làm cơ nghiệp mình, Được phước vô cùng!” (Thi thiên 33:12).  Lời Chúa cũng hứa rằng “…Vì người nào kính sợ Ngài chẳng thiếu thốn gì hết”  (Thi-thiên 34:9b).

Sự lớn mạnh của Giáo Hội Tin Lành cũng trội hơn các tôn giáo khác không những về nhân sự và cơ sở, mà còn về chiến lược giáo huấn và  truyền bá niềm tin Phúc Âm qua phương tiện Giáo dục, Truyền thông, Báo chí, Cơ quan phục vụ xã hội, Cơ quan Y Tế, Viện Dưỡng Lão, Viện Trẻ Mồ Côi, Trường Huấn Nghệ, và Cơ quan Cứu Trợ…  Năm 1996, Giáo Hội Tin Lành Nam Hàn có 69 Đại Học, ngược lại Phật giáo có 2 Đại Học và Công giáo có 12 Đại Học.  Tin Lành có 111 Tạp chí, Phật giáo có 27, và Công giáo có 71.  Một cuộc nghiên cứu năm 1985 cho biết trong số 391 của tổng số 637 của các Cơ quan Từ Thiện phục vụ xã hội Nam Hàn là thuộc các Giáo hội Tin Lành.

Cộng đồng Tin Lành Hàn Quốc rất quan tâm đến các vấn đề mang tính xã hội hay y tế.  Nhằm bày tỏ tình yêu Phúc Âm, tín hữu Hàn Quốc đã cảm nhận cơ hội góp phần vào xã hội bằng cách hiến tặng các bộ phận cơ thể (donate organs) cho những bệnh nhân.  Trong vòng 10 năm, phong trào hiến tặng bộ phận cơ thể đã nhận được 570 bộ phận để ghép vào cho những bệnh nhân.  Trong 570 bộ phận, Giáo hội Tin Lành đã tặng 65.4 phần trăm, Giáo hội Phật Giáo tặng 7.8 phần trăm, và Giáo hội Công Giáo tặng 7.3 phần trăm cho các bệnh nhân.  Khi Bắc Hàn đối diện với nạn đói kém (famine) năm 1990, các Hội thánh Tin Lành đã thành lập Cơ quan Cứu trợ và đã gởi những vật dụng cứu trợ sang Bắc Hàn trị giá hơn 59,199,000 US đô la từ năm 1997 đến 2003.

Tại Thủ đô Hán Thành Seoul, Số tín đồ Tin Lành chiếm khoảng 25 phần trăm, nhưng trên 30 phần trăm thuộc thành phần giàu có là Tín đồ Tin Lành Nam Hàn đa số sống tại Soeul, Kangnam-gu và Sôch’o-gu.  Vì thế, tín hữu Tin Lành Hàn chiếm tỉ lệ giàu có thịnh vượng cũng như có lợi thế ảnh hưởng về phương diện kinh tế hơn các tín đồ thuộc tôn giáo khác.  Năm 1995, một cuộc nghiên cứu về các Nhà Doanh gia của các tôn giáo khác nhau bao gồm 4,903 Tổng Giám đốc (CEO – Chief Executive Officers) cho biết rằng có 34 phần trăm cho biết họ là những người có niềm tin tôn giáo.  Trong số 34 phần trăm này, có 42.8 phần trăm thuộc CEO tín đồ Tin Lành, 38.3 phần trăm tín đồ Phật giáo, 5.7 phần trăm là tín đồ Công giáo, và 0.76 là thuộc tôn giáo khác.  Một cuộc nghiên cứu khác về 100 Doanh nhân Nam Hàn cao cấp năm 1999, có 31 phần trăm là tín đồ Tin Lành, 23 phần trăm là tín đồ Phật giáo, 11 phần trăm là tín đồ Công giáo, và 29 phần trăm thuộc nhóm người không tôn giáo.

Cảm tạ Chúa đã ban ơn khôn ngoan cho Hội thánh Nam Hàn nhằm đặt ra những chiến lược phát triển Hội thánh của Ngài qua nhiều phương cách khác nhau như truyền giảng (Evangelism) và đào luyện môn đệ (Discipleship).  Qua cuộc thăm dò Korea Gallup năm 2004, có 71 phần trăm tín đồ Tin lành Nam Hàn đi thờ phượng Chúa mỗi tuần hơn một lần, so với 42.9 phần trăm tín đồ Công giáo đi thờ phượng hằng tuần và 3.5 phần trăm Phật tử đi Chùa.  Tín hữu Nam Hàn đã được giáo huấn lời Chúa để hiểu đạo, để rồi tin theo đạo, sống theo đạo, và dạn dĩ rao giảng Tin mừng cứu rỗi của Chúa Cứu Thế cho nhiêù người khác, và mọi tầng lớp trong xã hội Hàn quốc.

Tín hữu Nam Hàn đã trải nghiệm niềm tin yêu của Thiên Chúa, niềm vui thỏa trong cuộc sống, và tận hưởng nhiều phước lành từ vật chất, tình cảm cho đến tâm linh sâu nhiệm. Họ đã trưởng thành trong nếp sống đạo vinh Danh Thiên Chúa cũng như dấn thân phụng vụ xã hội và đất nước cách nhiệt tình qua tinh thần hi sinh và tận hiến.

  1. Niềm Tin Tôn Giáo Có Ảnh Hưởng Đến Nền Kinh Tế? 

Niềm tin tôn giáo có thể nào kiến tạo một nền kinh tế phồn thịnh

cho cá nhân hay cho một quốc gia?  Tại sao sự tự do tôn giáo kiến tạo sân chơi lành mạnh cho sự phát triển thị trường kinh doanh?

Nhà nghiên cứu lão luyện và chuyên nghiệp trong tiên đề “Tự do tôn giáo và sự tăng trưởng kinh tế – Religious freedom and economic growth” Brian J. Grim, người đã từ bỏ chức vụ của Nhà nghiên cứu chuyên nghiệp cho Viện Nghiên Cứu the Pew Research Center nhằm trở thành Giám đốc của Cơ quan “Tự Do Tôn Giáo & Kinh Doanh Tổ Chức – the Religious Freedom & Business Foundation”.   Ông Grim đặt câu hỏi “Tại sao các doanh nhiệp cần quan tâm về sự tự do tôn giáo?”  Theo thông tin từ trên mạng cho biết  “Bởi vì sự bách hại tôn giáo có chỉ số thu nhập bình quân thấp GDP – Because religious persecution is a predictor of a lower GDP.”  Trên thế giới hiện có khoảng 43 phần trăm những quốc gia khắc khe về tự do tôn giáo.

Ông Grim và đồng tác giả (coauthors) vừa xuất bản quyển sách vào tháng 6, năm 2014 nói rằng “sự bách hại tôn giáo và sự cấm đoán tạo ra những yếu tố khiến những nhà đầu tư địa phương và ngoại quốc tránh xa, và phá vỡ khối doanh nghiệp lớn của kinh tế – Religious hostilities and restrictions create climates that can drive away local and foreign investment, undermine sustainable development, and disrupt huge sectors of economies.”

Grim tin những quốc gia được hưởng quyền tự do tôn giáo sẽ  tận hưởng niềm bình an.  Nước nào thiếu quyền tự do tôn giáo sẽ nhận niềm bình an ít hơn (“Countries with greater religious freedoms are generally more peaceful, whereas countries with less religious freedom are generally less peaceful).                     (http://national.deseretnews.com)

Các nhà nghiên cứu khám phá những quốc gia chấp nhận quyền tự do tôn giáo luôn sống trong tinh thần sáng tạo và trải nghiệm sự tăng trưởng kinh tế.  Một phần năm quốc gia chủ trương tự do tôn giáo càng cao, thì tỉ lệ sáng tạo sẽ càng cao.  Qua cuộc nghiên cứu về lợi ích cho những quốc gia chủ trương tự do tôn giáo sẽ gặt hái các thành quả như sau:

  1. Làm giảm nạn tham nhũng (Reduced corruption) – khi luật pháp và sự thực hành mà loại bỏ tôn giáo thì tỉ lệ tham nhũng tăng cao hơn (Theo cuộc nghiên cứu của Viện the Pew Research Center’s 2012 v à the 2014 Corruption Perceptions Index).  Chín trong mười quốc gia có vấn nạn tham nhũng là khi chính quyền chủ trương khắc khe đàn áp tôn giáo. Sự tự do tôn giáo mở rộng cơ hội cho các doanh nhân bày tỏ những giá trị tâm linh và sự giáo huấn đạo đức cũng như khi họ đi làm việc.  Các giá trị này giúp họ nhận thức tốt hơn đạo đức kinh doanh (business ethic).
  2. Niềm bình an (peace) – Khi quyền tự do tôn giáo không được trân quý, hậu quả có thể dẫn đến sự bạo động và sự xung đột. Ai-cập là nước rất khắc nghiệt về tự do tôn giáo làm ảnh hưởng tiêu cực cho nền kỹ nghệ du lịch của quốc gia này.
  3. Làm hạn chế quy luật thiệt hại (less harmful regulation) – Vài sự khắc khe về tôn giáo sẽ tạo ảnh hưởng trực tiếp tới những hoạt động kinh tế, tạo ra những rào cản các kỹ nghệ nhập cảng và xuất cảng.  Điển hình như luật kỳ thị chống phụ nữ nơi công sở, và dùng luật chống phạm thượng (anti-blasphemy laws) để tấn công giới doanh nhân.
  4. Làm giảm lòng tin cậy, tính trách nhiệm (reduced liabilities) – Khi một công ty từ chối thu nhận nhân viên là phụ nữ Hồi giáo chùm khăn.
  5. Làm tăng sự đa dạng và tăng trưởng (more diversity and growth) – Sự tự do tôn giáo có thể kiến tạo phong phú tính đa nguyên vì điều này liên quan tới sự phát triển kinh tế.

Thế giới có 12 quốc gia công nhận đa dạng tôn giáo đạt tỉ lệ phát triển kinh tế cao từ năm 2008 đến 2012.  Tại Trung Hoa, trong giai đoạn Cách Mạng Văn Hóa thập niên 60s và 70s các tôn giáo bị bắt bớ.  Nhưng khi các thập niên về sau khi tôn giáo được cỡi mở như Cơ đốc giáo tăng khoảng 100 triệu từ 1 triệu năm 1949, thì kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng rất ngoạn mục.   (https://agenda.weforum.org)

III.    Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế Qua Nền Kinh Tế Sáng Tạo

(The Strategy of developing Economy through The Creative Economy)

Năm 1950, Tổng thống Park Chung Hee đã kế thừa theo biểu quyết từ Nội Các của Syngman Rhee sử dụng nguốn viện trợ từ Hoa kỳ nhằm xây dựng hạ tầng cơ sở như xây dựng những Trường Tiểu học và Trung học, đường xá, và một mạng lưới viễn thông tân tiến.  Kết quả của kế hoạch xây dựng của Tổng thống Park, năm 1961 Nam Hàn đã trang bị được thế hệ trẻ có trình độ lao động cao và hạ tầng cơ sở tiên tiến là nền tảng cho chiến lược phát triển kinh tế.  Theo chính sách phát triển kinh tế của Tổng thống Park, tập đoàn doanh nghiệp tư nhân Chaebol chiếm trội hơn trong nền kinh tế Nam Hàn, cùng với khối kinh doanh lớn công lập (public corporations) như sắt, điện lực, viễn thong, phân bón, hoá chất, và kỹ nghệ nặng cũng được hỗ trợ.  Chính quyền Nam Hàn đã hướng dẫn các công ty kỹ nghệ tư nhân trong tiến trình sản xuất sản phẩm và xuất cảng.

Thách thức của Tổng thống Park khi lãnh đạo đất nước vào thập niên 1960 là giải quyết tình trạng nghèo đói của đất nước, tìm kiếm ngân sách nhằm đáp ứng chiến lược phát triển nền kỹ nghệ cho Hàn quốc.  Bởi vì vốn tích trử (domestic savings) và vốn đầu tư (domestic capital) đều rất thấp và khiêm nhường.

Năm 1960, Nam Hàn bắt đầu xuất cảng hàng hoá.  Đến thập niên 1970, Seoul trở thành nền kinh tế năng động sản xuất trên thế giới.  Tỉ lệ sản xuất kỹ nghệ tăng trưởng hằng năm là 25 phần trăm.  Năm 1975, tỉ lệ xuất cảng hàng hóa hằng năm là 45 phần trăm.

Chính quyền Tổng thống Park lập ra chiến lược phát triển kinh tế theo giai đoạn từng đợt 5 năm, khởi xướng từ năm 1962.

  1. 5 Năm đầu phát triển kinh tế (1962 – 1966) – đây là khởi đầu những bước xây dựng nền móng tự trị cấu trúc kỹ nghệ như điện khí hóa (electrification), phân bón hóa học (fertilizers), lọc dầu (oil refining), dây sợi nhân taọ (synthetic fibers), xi-măng (cement).
  2. 5 Năm thứ nhì phát triển kinh tế (1967 – 1971) – năm đợt nhì này chú trọng vào việc hiện đại hóa cấu trúc nền kỹ nghệ và nhanh chóng tái tạo lại những nền kỹ nghệ nhập cảng như sắt, máy móc, các kỹ nghệ hóa chất.
  3. 5 Năm thứ ba phát triển kinh tế (1972 – 1976) – giai đoạn này thực thi tiến độ nhanh chóng trong công tác xây dựng hệ thống xuất cảng qua nỗ lực phát triển mạnh các kỹ nghệ nặng và kỹ nghệ hóa chất.  Những kỹ nghệ được chú trọng nhiều đến như sắt, thép, máy móc vận chuyển, đồ điện tử, công nghệ đóng tàu, và chất hóa dầu (petrochemicals).
  4. 5 Năm thứ tư phát triển kinh tế (1977 – 1981) – đây giai đoạn phát triển nền kinh tế Nam Hàn qua chiến lược cạnh tranh trên lãnh vực xuất cảng trên thị trường thế giới (the world’s industrial export markets).  Nhằm kiến tạo sức cạnh tranh với thị trường quốc tế, Nam Hàn phải đào tạo những chuyên viên kỹ thuật có trình độ cao, kỹ năng chuyên nghiệp chất lượng tốt cho nhu cầu công nghệ sản xuất mày móc, điện tử, và đóng tàu.  Qua các nỗ lực phát triển kỹ nghệ hoá chất và kỹ nghệ nặng, tỉ lệ tăng trưởng đạt được khoảng 51.8 phần trăm vào năm 1981; tỉ lệ xuất cảng tăng đến 45.3 phần trăm.  Thành quả chung này cũng là do các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp do chính phủ Nam Hàn khởi động.
  5.  5 Năm thứ năm phát triển kinh tế và kế hoạch phát triển xã hội (1982 – 1986) – Giai đoạn này Nam Hàn phải thay đổi phương án sản xuất kỹ nghệ nặng và công nghệ hóa chất sang công nghệ tham dụng kỹ thuật (technology-intensive industries), máy móc chính xác (precision machinery), sản phẩm điện tử (televisions, videocassette recorders, and semiconductor-related products), và công nghệ thông tin (information).  Sản phẩm được chú trọng nhất chính là sản phẩm công nghệ cao (high-technology products) nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới.
  6. 5 Năm thứ sáu phát triển kinh tế và kế hoạch phát triển xã hội (1987 – 1991) – Giai đoạn thứ sáu này vẫn tiếp tục thực thi kế hoạch của những năm trước, và chính quyền Hàn gia tăng mức độ nhập cảng và gỡ bỏ một số rào cản các mặt hàng nhập.  Chính quyền Seoul hi vọng tăng cường mức độ phát triển khoa học và công nghệ qua phương thức nỗ lực đầu tư thêm tỉ lệ nghiên cứu và phát triển (R & D) từ 2.4 phần trăm của GNP lên hơn 3 phần trăm vào năm 1991.
  7. 5 Năm thứ bảy phát triển kinh tế và phát triển xã hội (1992 – 1996) – Đây là thời điểm phát triển công nghệ cao (high-technology) như mạch vi điện tử (microelectronics), dầu oil (new material), lọc hóa chất (fine chemicals), bioengineering, optics. Aerospace.  Chính quyền và tập đoàn kỹ nghệ đã hợp tác xây dựng một số cơ sở của công nghệ cao (high-technology) tại bảy tỉnh thành hầu giúp quân bình trong công tác phân phối toàn quốc.

Nhằm hạn chế vấn nạn chảy máu chất xám, chính quyền Hàn quốc đã trân quý những Nhà Khoa học gốc Hàn từ những nước tân tiến, và trả lương cao cùng những quyền lợi khác cho những Nhà Khoa học có tâm huyết phục vụ đất nước.  Cơ quan Nghiên cứu KIST và KDI Research fellow vào năm 1970 đã trả lương khá hấp dẫn cho các Nhà Khoa học gấp 3 lần lương của Giáo sư Đại Học, cung cấp một văn phòng, một căn apartment, một xe hơi, 2 phụ tá nghiên cứu (research assistants), và 1 thư ký.  Thập niên 1970 là giai đoạn Hàn quốc tận dụng 5 kỹ nghệ phát triển để nuôi dân Hàn.  Nhưng hiện nay chiến lược phát triển kinh tế là xuất cảng kỹ nghệ đóng tàu (ship-building), điện tử (electronics), kỹ nghệ xe hơi (automobile), sắt (steel), và hóa chất (chemicals).

Năm 2014, 12 công ty Nam Hàn được xếp hạng 500 Đại Công Ty trên thế giới.  Trong 100 sản phẩm nổi  tiếng trên thế giới đều có sự hiện diện của một số sản phẩm của Nam Hàn như Samsung, Hyundai, LG.  Chính quyền Hàn quốc được sự hỗ trợ và hợp tác của giới doanh nghiệp tư nhân và nhà đầu tư, cùng với những chuyên gia có tư tưởng “think-tank – kho tư tưởng, kho tri thức, trung tâm tư tưởng chiến lược, viện chiến lược.”

Năm 2013, Tổng Thống Nam Hàn Park Geun-Hye tuyên bố tham vọng chính sách “Kinh tế sang tạo – Creative economy”, đồng thời cũng thiết lập Bộ Khoa Học mới (the new Ministry of Science), ICT và kế hoạch phát triển kinh tế tương lai.[i]   Tham vọng trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về kinh tế tuỳ thuộc vào sự phát triển và thương mại hoá những sản phẩm đậm nét phát minh và kỹ năng sáng tạo, các dịch vụ, và các khuôn mẫu kinh doanh.  Tổng thống Park Geun-Hye đã lên kế hoạch phát triển “một nền kinh tế sáng tạo – creative economy”.  Đây chính là chiến lược phát triển kinh tế Hàn quốc của chính quyền Park.  Khuôn hình của chính sách Park bao gồm: Nghiên cứu & Phát triển (R & D), Giáo dục, Cơ sở hạ tầng vật chất và đạo luật  (physical and regulator infrastructure), thuế, giao thông và đầu tư, sở hữu trí tuệ (intellectual property – IP), tiêu chuẩn cho các tiêu chuẩn lao động, chính quyền kế hoạch.  Những thành phần tham gia vào “Kinh tế sáng tạo” bao gồm chính quyền Hàn quốc, các doanh nghiệp nhỏ và lớn, các Đại Học và Viện Nghiên Cứu.  Trong tiến trình phát triển kinh tế, uỷ ban về luật pháp, tài chánh cũng tham gia.

Mục Sư Tiến Sĩ  Ngô Việt Tân                                                                                     

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn