Thứ Sáu , 22 Tháng Mười Một 2024
Home / Trang Chủ / Bát Chánh Đạo Của Phật Giáo.

Bát Chánh Đạo Của Phật Giáo.

EVANGELIZING BUDDHISTS

 

Bát Chánh Đạo Của Phật Giáo.

Buddha_Under_the_Bo_Tree
Siddharta giải thích bốn “chân lý ưu việt” của Phật Giáo:
1. Cuộc đời là bể khổ. Hiện hữu trong thế giới này có nghĩa là phải chịu đựng sự đau khổ.
2. Nguồn gốc của đau khổ là khát vọng: ham muốn cho sự tồn tại độc lập của cá nhân; sự gắn kết cá nhân hoặc tình yêu dành cho người khác hay sự vật nào đó; và thậm chí ham muốn dừng lại sự tồn tại. Những ham muốn này giam cầm con người trong vòng luân hồi đau khổ. Ham muốn cũng có thể dẫn đến các cuộc tranh cãi và phấn đấu riêng để hình thành nên chướng nghiệp xấu. Sức nặng của nghiệp chướng giống như một vật thể nặng, đâm sầm vào thế giới và thể hiện bản thân một lần nữa trong thân thể mới qua sự tái sinh.
3. Đau khổ bị phá hủy bằng cách loại bỏ những ham muốn. Khi một người không ham muốn gì cả, và không có gắn kết với bất kỳ người hay vật chất nào, và sau đó thông qua thiền định nhận ra rằng anh ta hoặc bất cứ điều gì khác không có linh hồn, người đó sẽ không còn được tái sinh và sẽ bước vào cõi “niết bàn” – trạng thái của sự chấm dứt những ham muốn và tự do khỏi vòng luân hồi.
4. Các cách để chấm dứt đau khổ và đi vào Niết bàn là Bát Chánh Đạo (Theo quan điểm của Phật Giáo: Bát chánh đạo là tám phương tiện vi diệu đưa chúng sanh đến đời sống an lạc, giải thoát, tiến đến địa vị giác ngộ. Những bậc hiền triết theo tám phương tiện này để đi đến Niết bàn). Siddharta dạy rằng mọi người có thể vào được niết bàn bằng cách làm theo đường lối này qua nhiều kiếp sống. Tám phần của đường lối này được ghi lại dưới đây thông qua các tiêu đề của: Sự khôn ngoan, đạo đức, và sự tập trung.

Sự khôn ngoan:
1. Quan điểm đúng: Có một sự hiểu biết về các nguyên tắc cơ bản của Phật giáo là tính tạm thời, sự đau khổ và phi nhân cách của tất cả mọi thứ.
2. Quyết tâm đúng: Có động cơ thuần khiết.

Đạo đức:
3. Lời nói đúng đắn: Phát biểu một cách trung thực, hữu ích và có cân nhắc.
4. Hành động đúng: Tuân thủ theo năm điều răn của Phật giáo:
   a. Không giết bất kỳ người, động vật, hoặc côn trùng
   b. Không ăn cắp
   c. Không tham gia vào sự dâm dục
   d. Không nói dối
   e. Không sử dụng rượu hoặc ma túy
5. Phương cách sinh kế đúng đắn: Làm một nghề phù hợp với các giáo huấn ở trên (ví dụ như không hành nghề bán thịt).

 

images

Sự tập trung:
6. Nỗ lực đúng: Nỗ lực để loại bỏ tất cả điều ác khỏi tâm trí, và phát triển những phẩm chất tốt.
7. Tập chú đúng: Kiểm soát tâm trí
8. Sự tập trung vào tiêu điểm: Một trạng thái thần bí trong đó người ta nhận ra sự hư không của mọi vật, và trong đó phát triển năng lực tâm linh để có thể kiểm soát vận hành quy luật tự nhiên theo ý muốn của chính mình.
Phật Giáo phủ nhận Đức Chúa Trời có một thân vị, thánh khiết là một Đấng có cảm xúc, yêu thương, ra lệnh, hướng dẫn và trừng phạt. Những Phật tử nghiêm túc không cầu nguyện giống như các Cơ-đốc nhân vốn thiết lập quan hệ cá nhân với Đức Chúa Trời là Cha. Những lời cầu nguyện của tín đồ Phật giáo là đi vào thiền định – một quá trình điều chỉnh tâm trí để tinh thần chìm vào cõi không không. Trong một phương diện họ đạt được khả năng không suy nghĩ về bất cứ điều gì, và không có bất cứ một ham muốn nào, lúc đó họ cho là đã đạt đến hạnh phúc thật. Họ cho rằng khi không còn ham muốn, sẽ không phải lo lắng hay đau yếu.
Tín đồ Phật giáo quan niệm rằng rằng sự vui thú, trách nhiệm xã hội và lo lắng là những trở ngại cho sự tập trung tinh thần. Những Phật tử đầu tiên theo gương Siddharta và trở thành các tu sĩ độc thân. Các nhà sư này không được phép làm việc để kiếm sống hoặc trồng cây lương thực: họ phải xin những thứ này từ người khác.

Translated by Tuong Vi
(Còn nữa)

 

Bản Tiếng Anh:

“Noble truths”

 

QUANG-CAO-TREN-BAO-1-3

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn