Thứ Năm , 14 Tháng Mười Một 2024
Home / Trang Chủ / HÃY NÊN TRỌN VẸN

HÃY NÊN TRỌN VẸN

NEW TESTAMENT WORDS FOR TODAY

Bài 5

New-Testament-Words-for-Today

“Thế thì các ngươi hãy nên trọn vẹn, như Cha các ngươi ở trên trời là trọn vẹn.”

Ma-thi-ơ 5:48

 

Không thể nào! Đây là phản ứng trước hết của chúng ta đối với câu này, bởi vì từ trọn vẹn gây khó chịu cho chúng ta là những con người sa ngã vào tội lỗi. Chúng ta cố gắng làm điều tốt nhất, nhưng thật khó để nói việc gì đó là “trọn vẹn”. Nếu chúng ta  trọn vẹn, vậy tại sao lại có lời cầu nguyện này, “Xin tha các sự quá phạm của chúng tôi” trong bài cầu nguyện mẫu của Chúa dạy các môn đồ? Cha thiên thượng của chúng ta muốn chúng ta sẵn sàng cho sự trọn vẹn bởi vì Ngài không thể làm điều chi khác hơn là điều tốt nhất cho con cái Ngài. Dưới đây là vài hướng dẫn giúp chúng ta theo đuổi sự trọn vẹn. 

Mục tiêu của đời sống Cơ đốc là sự tin kính (godliness), và sự tin kính đơn giản nghĩa là “giống như Đức Chúa Trời” (God-likeness). Ngày 3 tháng 3 năm 1085, nhà truyền giáo Henry Martyn đã ghi chép như sau trong chuyến hành trình của mình: “công việc quan trọng trong đời sống tôi là được thánh hóa linh hồn mình.” Ông đã đúng khi viết điều này. Sứ đồ Phao-lô khuyên dạy Ti-mô-thê luyện tập sự tin kính (1 Ti-mô-thê 4:7) và giảng “đạo lý theo sự tin kính” (6:3). Từ được dịch là trọn vẹn trong Ma-thi-ơ 5:48 nghĩa là “trọn lành, trưởng thành trong tính cách.” Một bác sĩ nhi khoa khám đứa bé ba tháng tuổi và nói, “Đứa trẻ này thì trọn vẹn.” Tất nhiên, đứa trẻ không trọn vẹn vì nó chỉ có thể ăn, ngủ, và khiến cho người khác phục vụ nó – nhưng sau một thời gian sống trong thế giới, nó sẽ đạt đến thời điểm để phát triển. Cơ đốc nhân có thể là nạn nhân của việc không phát triển nếu như khước từ: Kinh Thánh, cầu nguyện, thờ phượng và phục vụ (Hê-bơ-rơ 5:12-6:1). “Hãy nên thánh, vì Ta là thánh” được nhắc lại nhiều lần trong Kinh Thánh (Lê-vi ký 11:44-45; 19:2; 20:7; 1 Phi-e-rơ 1:15-16). Mục tiêu của đời sống chúng ta là sự tin kính, nó là chìa khóa cho các phước hạnh khác. 

Gương mẫu của sự tin kính là Chúa Jesus Christ. “Đức Chúa Jesus khôn ngoan càng thêm, thân hình càng lớn, càng được đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta” (Lu-ca 2:52). “Hãy tấn tới trong ân điển và trong sự thông biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta là Đức Chúa Jesus Christ” (2 Phi-e-rơ 3:18). Chúa Jesus muốn các môn đồ Ngài trở nên các con trưởng thành của Đức Chúa Trời và không bị dồi dập như các con trẻ (Ga-la-ti 4:4-7). Cha mẹ vui mừng khi các con đủ trưởng thành để tự chăm sóc các nhu cầu của chúng, và chúng cũng có thể nhận lấy trách nhiệm cá nhân về các vấn đề. Khi chúng ta được sinh lại trong gia đình của Đức Chúa Trời, Chúa bắt đầu hành động trong chúng ta để chuyển tải cho chúng ta sự sống và giao phó những công tác phục vụ. Ngài tiếp tục hành động đem chúng ta tiến tới sự trưởng thành thuộc linh (Phi-líp 1:6; Ê-phê-sô 2:10). Sứ đồ Phao-lô khao khát chúng ta “trở nên toàn vẹn và trọn niềm vâng phục mọi ý muốn của Đức Chúa Trời” (Cô-lô-se 4:12). Chúng ta sẽ không có mối liên hệ thân mật với Cơ đốc nhân khác trừ khi chúng ta đang có mối liên hệ sâu đậm với Đấng Christ (1 Cô-rin-tô 11:1). 

Sứ đồ Phao-lô khao khát chúng ta “trở nên toàn vẹn và trọn niềm vâng phục mọi ý muốn của Đức Chúa Trời” (Cô-lô-se 4:12). Chúng ta sẽ không có mối liên hệ thân mật với Cơ đốc nhân khác trừ khi chúng ta đang có mối liên hệ sâu đậm với Đấng Christ (1 Cô-rin-tô 11:1).

Động cơ theo Chúa là tình yêu. Tình yêu Cơ đốc nghĩa là chúng ta đối xử với người khác như Cha trên trời đối xử với chúng ta, không phải giống như kẻ thù đối xử với chúng ta. Khi kẻ thù phỉ báng chúng ta, chúng chỉ làm đau đớn chính chúng nó. Khi chúng ta đáp lại yêu thương thay vì oán ghét, chúng ta đang lớn lên trong Chúa và Ngài sẽ đổi lời rủa sả của kẻ thù thành phước hạnh cho chúng ta (Phục truyền 23:5). Tình yêu thương xây dựng, nhưng oán ghét phá đổ. Tình yêu của chúng ta đối với Đấng Christ khiến chúng ta có thể kinh nghiệm tình yêu Ngài dành cho chúng ta và chia sẻ tình yêu đó cho người khác, đặc biệt những người không xứng đáng. Cách chúng ta đối xử với người khác không phụ thuộc vào cách họ đối xử với chúng ta nhưng theo cách Đức Chúa Trời đối xử với chúng ta. Ngài ban cho họ ánh sáng mặt trời, mưa, giống như ban cho chúng ta, vì vậy có thể nào chúng ta cho họ bão tố? Nếu chúng ta đang trở nên trọn vẹn, hoàn hảo và trưởng thành trong Đấng Christ, chúng ta cũng phải chịu khổ như Ngài đã chịu khổ và phục vụ người khác để tôn vinh Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể không thích người phỉ báng chúng ta, nhưng với sự giúp đỡ của Thánh Linh chúng ta có thể yêu thương họ. Rô-ma 12:17-21 là mạng lệnh chúng ta phải bước theo, và nếu chúng ta vâng lời, chúng ta sẽ trưởng thành trong hành vi, tính cách và càng trở nên giống như Chủ mình.

 

“Đừng để điều ác thắng mình, nhưng hãy lấy điều thiện thắng điều ác.”

Rô-ma 12:21

 

 

Translated by Tuong Vi

 

Các bài trước:

https://huongdionline.com/2015/10/29/loi-chua-trong-tan-uoc/

https://huongdionline.com/2015/11/02/suy-gam-tan-uoc-voi-warren-w-wiersbe/

https://huongdionline.com/2015/11/04/duong-linh-2/

https://huongdionline.com/2015/11/20/3666/   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn