Các bài trước:
https://huongdionline.com/2015/09/30/niem-tin-cua-nguoi-vo-than/
https://huongdionline.com/2015/10/14/toi-khong-phai-la-nguoi-sung-dao/
https://huongdionline.com/2015/11/16/moi-con-duong-deu-dan-den-la-ma/
Cho rằng mọi tôn giáo đều hướng về Chúa không chỉ phi lý mà còn:
Không thể xảy ra
Có hai lý do tại sao chúng ta không thể tìm thấy Đức Chúa Trời qua bất kỳ tôn giáo nào. Đầu tiên đó là bản chất của Đức Chúa Trời. Nếu có Đức Chúa Trời thì Ngài là nguồn của con người và vạn vật xung quanh. Ngài là Chúa trên mọi sự sống của con người.
Các ngươi không biết sao? Vậy thì các ngươi không nghe sao? Người ta há chưa dạy cho các ngươi từ lúc ban đầu? Các ngươi há chẳng hiểu từ khi dựng nền đất? Ấy là Đấng ngự trên vòng trái đất nầy, các dân cư trên đất như cào cào vậy… Nào Ngài đã bàn luận với ai? Ai đã dạy khôn cho Ngài và dạy Ngài đường công nghĩa? Nào ai đã đem sự thông biết dạy Ngài và chỉ cho Ngài lối khôn ngoan? Kìa, các dân tộc khác nào một giọt nước nhỏ trong thùng, và kể như là một mảy bụi rơi trên cân; nầy, Ngài giở các cù lao lên như đồi vật nhỏ. (Ê-sai 40:21, 22, 14, 15)
Đó chính là Đức Chúa Trời mà chúng ta đang nói đến. Làm sao chúng ta có khả năng leo lên đến Ngài? Làm thế nào một chiếc tách có thể hiểu được người thợ gốm đã làm nên nó? Điều đó không thể được. Con người không thể tìm thấy Đức Chúa Trời cho dù họ có tìm kiếm khó nhọc đến đâu. Tôn giáo, mọi tôn giáo, chắc chắn thất bại.
Như ta đã thấy, chúng ta phải nỗ lực để thực hiện điều đó. Nhưng chúng ta phải đi bao xa? Những điều chúng ta xem xét trong chương vừa qua cho chúng ta một chút hiểu biết, nhưng đó chỉ là một số điều rất ít và chúng cũng chẳng có giá trị gì hơn là sự suy đoán. Sự tồn tại của thế giới chỉ ra một nguyên nhân ở bên ngoài. Bản thiết kế của thế giới ám chỉ nguyên nhân này có một sự thông minh siêu việt. Sự tồn tại của con người ám chỉ nguyên nhân này không chỉ thông minh nhưng còn là một thân vị (personal). Lương tâm là dấu chỉ cho chúng ta nhận biết Thân vị đó. Những giá trị như sự thật, cái đẹp, và lòng tốt có thể được khởi nguồn từ Đấng ấy. Sự thật không có quốc gia nào trên trái đất tồn tại mà không có niềm tin vào Trời ám chỉ rằng Đức Chúa Trời chính là đối tượng thờ phượng của con người.
Nhưng thế thì sao? Ngài vẫn là một Đức Chúa Trời không biết được. Chúng ta đi được đến đây là bởi suy luận. Tiếp theo bạn cần phải lắng nghe từ Ngài hoặc gặp Ngài – hoặc cả hai. Tạo vật không thể nào khám phá về Đấng Tạo Hóa nếu Ngài không tự bày tỏ chính mình. Đó là lý do tại sao mọi tôn giáo chắc chắn thất bại ở điểm này. Thật vậy, đó chính là những gì đang xảy ra.
Christopher Mayhew đã xuất bản một cuốn sách có tựa đề Men in Search of God (Con Người Tìm Kiếm Thượng Đế). Trong cuốn sách, đại diện từ nhiều tôn giáo trên thế giới kể về trải nghiệm tôn giáo của họ, và việc họ tìm kiếm Đức Chúa Trời. Thật chẳng bất ngờ, không ai trong số họ tuyên bố đã tìm được Chúa. Gordon Bailey đã viết một cách dí dỏm trong bài thơ ngắn của ông If (Nếu).
Nếu
mọi tôn giáo
dẫn đến Chúa
thì tại sao
hầu hết tôn giáo
trải qua
hàng ngàn năm,
vẫn chưa
đến nơi?
Nếu “tôn giáo” có nghĩa là con người tìm kiếm Thượng Đế thì chắc chắn tôn giáo thất bại. Điều chúng ta cần không phải là so sánh những tia sáng mà mỗi người bắt lấy được, nhưng chúng ta cần tất cả ánh sáng lúc bình minh lên. Chúng ta không cần một tôn giáo nhưng là một sự bày tỏ rõ ràng. Và đó chính xác là điều Cơ Đốc Giáo tuyên bố. Một sự bày tỏ rõ ràng từ Đức Chúa Trời. Khác với những quyển kinh dịch khác, Kinh Thánh không cho ta câu chuyện con người tìm kiếm Đức Chúa Trời, nhưng kể cho ta về Đức Chúa Trời tìm kiếm con người.
Ngõ cụt
Lý do thứ hai tại sao tôn giáo không bao giờ dẫn con người đến được với Đức Chúa Trời, đơn giản không phải bởi vì bản chất của Đức Chúa Trời, nhưng bởi bản chất của con người. Kinh Thánh cho ta một bức tranh rất chân thực nhưng cũng chuẩn xác một cách khó chịu về con người. Thật vậy, Kinh Thánh cho ta biết những sự thật không mấy dễ chịu.
Chẳng hạn như, Kinh Thánh cho ta biết rằng chúng ta không phải là những người yêu mến Đức Chúa Trời chân thành như chúng ta tưởng, ngược lại chúng ta “là thù nghịch cùng Ngài bởi ý tưởng và việc ác mình.” Chúng ta không có tấm lòng vàng như chúng ta muốn nghĩ về mình, ngược lại, “lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất xấu xa.” Kinh Thánh cho ta biết con người không chí công mà đi tìm sự thật, ngược lại, “người dùng sự không công bình mà bắt hiếp lẽ thật.” Chúng ta không đi theo tia sáng dẫn đường chúng ta, ngược lại, “người ta ưa sự tối tăm hơn sự sáng, vì việc làm của họ là xấu xa” (Cô-lô-se 1:21; Giê-rê-mi 17:9; Rô-ma 1:18; Giăng 3:19).
Dường như bản chất con người có một đặc tính cơ bản khiến chúng ta không thể tiếp nhận điều tốt nhất khi chúng ta thấy nó. Chúng ta thường muốn bỏ nó đi, bởi vì nó làm lộ bộ mặt thật của chúng ta. Một trong số những ảo tưởng hết sức không thỏa đáng về chủ nghĩa nhân văn đó là con người đều tốt từ trong tâm, và nếu cho họ một môi trường khuôn phép, điều kiện làm việc khuôn phép, nhiều tiền, và việc làm ổn định, tất cả họ đều sẽ là những cư dân tốt và tấm lòng vàng sẽ tỏa sáng! Thật nhảm nhí!
Nếu chúng ta đều là những con người tốt từ trong tâm, vậy thì tại sao tỉ lệ tội phạm gia tăng từng năm cùng với sự phát triển kinh tế? (Tại Luân Đôn tỉ lệ tội phạm tăng gấp hai mươi lần trong năm mươi năm qua, và trong một cuộc khảo sát gần đây, chín mươi phần trăm thiếu niên tại Luân Đôn dưới mười sáu tuổi thừa nhận đã từng trộm cắp.) Nếu chúng ta đều là những con người tốt từ trong tâm thì tại sao người ta lại kéo đến vây quanh một con người tốt nhất từ trước đến nay đó là Đức Chúa Giê-su Christ. Những ai đã có kinh nghiệm trong việc rao truyền Phúc Âm, trong việc chia sẻ niềm vui của đời sống Cơ Đốc cho những người khác sẽ hiểu trận chiến thường xảy ra trong một người trước khi người ấy đầu phục Đấng Christ. Tôi đã từng thấy những người “tốt” phải vất vả chiến đấu một cách quyết liệt để tránh xa Sự Sáng của thế giới. Francis Thompson biết điều mình đang nói đến trong bài thơ The Hound of Heaven (Chó Săn Thiên Đàng), bài thơ bắt đầu như thế này:
Tôi lẩn trốn Ngài suốt cả đêm và lẫn ngày
Tôi lẩn trốn Ngài dưới những mái vòm năm tháng
Tôi lẩn trốn Ngài dưới những mê cung
Trong tâm trí tôi và giữa những dòng nước mắt
Tôi trốn khỏi Ngài, và dưới tiếng cười không ngớt
Sự thật chúng ta trốn khỏi Chúa bày tỏ rằng từ trong thâm tâm chúng ta là những tạo vật tự cho mình là trung tâm, đúng như những gì Kinh Thánh nói. Và chúng ta cũng có một vấn đề khác liên hệ gần gũi với nó. Đó chính là ý chí của chúng ta không đúng đắn. Thậm chí dường như chúng ta cũng không thể sống theo những nỗ lực thi thoảng để đạt được chuẩn mực cao. Chẳng hạn như, bạn thực hiện những quyết định trong năm mới đươc bao lâu? Sự bình yên và thiện chí của mùa Giáng Sinh tiếp tục kéo dài được bao lâu trong văn phòng của bạn? Hoặc bạn đã từ bỏ thuốc lá được bao nhiêu lần rồi? Đức Chúa Giê-su vạch rõ vấn đề này khi Ngài nói: “Ai làm điều sai là nô lệ của sự sai trái.”
Không có gì là lạ khi vào cuối bản cáo trạng đầy choáng váng trước người ngoại giáo và cộng đồng tôn giáo đương thời, Phao-lô đã kết luận rằng Kinh Thánh Cựu Ước đã được bày ra trước mặt ông. “Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không. Chẳng có một người nào hiểu biết, chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời” (Rô-ma 3:10,11). Điều huyền bí đã được giải tỏ. Chúng ta không phải là những người thành tâm tìm kiếm Đức Chúa Trời. Hầu hết chúng ta, trong mọi lúc tìm cách tránh khỏi con đường của Chúa. Tất cả con người đều không đạt tiêu chuẩn, dù họ đến từ cái gọi là các nước Phương Tây Cơ Đốc, khối Cộng Sản, hoặc là Phương Đông huyền bí. Không ai vươn đến được với Đức Chúa Trời, bởi Ngài quá vĩ đại để bất kỳ tạo vật nào có thể nhìn xuyên thấu vào sự che giấu danh tính của Ngài (incognito), và cũng bởi vì những tạo vật của Ngài quá đồi bại, quá nghĩ về bản thân để có ý muốn đến với Ngài. Sự vĩ đại của Đức Chúa Trời và tình trạng tội lỗi của con người là hai rào cản đồ sộ khiến chúng ta suy nghĩ rằng mọi tôn giáo đề hướng về Đức Chúa Trời. Nhưng chúng đều vô dụng. Không tôn giáo nào dẫn chúng ta đến với Đức Chúa Trời.
MICHAEL GREEN
Translated by Vinh Hien
———–
MICHAEL GREEN
Green’s mother was Australian and his father was Welsh. He became a committed Christian through the ministry of E. J. H. Nash (known as “Bash”). He was educated at Clifton Collegeand Exeter College, Oxford (Bachelor of Arts 1953, Master of Arts 1956) and subsequently at Queens’ College, Cambridge (Bachelor of Arts 1957, Master of Arts 1961, Bachelor of Divinity1966) while preparing for ordained ministry at Ridley Hall. He has been admitted to the degree of Doctor of Divinity by the Archbishop of Canterbury (1996) and the University of Toronto(1992). He was ordained deacon in 1957 and priest in 1958.
Green was an assistant curate of Holy Trinity, Eastbourne (1957–60), a tutor at the London College of Divinity (1960–69), Principal of St John’s College, Nottingham (1969–75) and Rector ofSt Aldate’s Church, Oxford and chaplain of the Oxford Pastorate (1975–86). He had additionally been an honorary canon of Coventry Cathedral from 1970 to 1978. He then moved toCanada where he was Professor of Evangelism at Regent College, Vancouver from 1987 to 1992. He returned to England to take up the position of advisor to the Archbishop of Canterburyand the Archbishop of York for the Springboard Decade of Evangelism. In 1993 he was appointed the Six Preacher of Canterbury Cathedral. Despite having officially retired in 1996, he became a Senior Research Fellow and Head of Evangelism and Apologetics at Wycliffe Hall, Oxford in 1997 and lives in the village of Marston near Oxford.
Green is married to Rosemary and they have four adult children, Sarah, Jenny, Tim and Jonathan.