VIỆN THẦN HỌC BÁP-TÍT VIỆT NAM
MỤC SƯ NGUYỄN VĂN HUỆ SEATTLE, WASHINGTON
TUYÊN NGÔN BÀI GIẢNG
The Proposition
Định nghĩa Tuyên Ngôn Bài Giảng.
Tuyên ngôn là lời tuyên bố ngắn gọn về đề tài mà người giảng đề nghị đưa ra để thảo luận, phát huy, chứng minh hay giải thích trong phần bài giảng. Nói cách khác, đây là tuyên ngôn về bài học thuộc linh chính yếu hay là lẽ thật bất biến trong bài giảng được gói gọn thành một câu tuyên bố.
Sau đây là những thí dụ về các lẽ thật bất biến hay những nguyên tắc vĩnh cửu:
* Sự suy gẫm Kinh Thánh hằng ngày là thiết yếu cho người Cơ-đốc.
* Đức Chúa Trời muốn chúng ta lấy lòng thành mà thờ phượng Chúa.
* Người có Chúa là có tất cả.
* Đức Chúa Trời sử dụng những công cụ được chọn để đáp ứng nhu cầu của những người khác.
* Người nào dâng hiến trước tiên cho Chúa sẽ không thiếu thốn.
* Tình yêu của Đấng Christ khiến chúng ta quên mình để phục vụ người khác.
Những nguyên tắc soạn câu tuyên ngôn.
- Câu tuyên ngôn phải là một câu đầy đủ về ý chính của bài giảng.
Ví dụ: “Sự tái lâm của Chúa là niềm hy vọng cho những tín đồ đang chịu khổ nạn.”
” Sự thoả lòng là kết quả hạnh phúc của mỗi con cái của Đức Chúa Trời.”
- Câu tuyên ngôn phải là một câu tuyên bố xác định, ngắn gọn, rõ ràng, quan trọng.
Ví dụ 1:
Đề tài: “Đời Sống Nương Dựa”
Tuyên ngôn: Đời sống Cơ-đốc nhân là đời sống nương dựa không ngừng.
- Chúng ta nương dựa vào Chúa để được cứu rỗi, Tít 3:5.
- Chúng ta nương dựa vào Lời Chúa để được tăng trưởng đời thuộc linh, 1 Phi-e-rơ 2:2.
III. Chúng ta nương dựa vào sự cầu nguyện để được quyền năng. Gia-cơ 5:15.
- Chúng ta nương dựa vào sự thông công để khích lệ lẫn nhau, 1 Giăng 1:3.
Ví dụ 2:
Đề tài: “Sống Đắc Thắng”
Kinh văn: Phi-líp1 1:12-21
Tuyên ngôn: Cơ-đốc nhân có thể đắc thắng cách vinh hiển trong Đấng Christ.
- Trong khi đương đầu với kẻ thù nghịch, như Phao-lô, câu 12-14.
- Trong khi đương đầu với sự chống đối, như Phao-lô, câu 15-19.
III. Trong khi đương đầu với sự chết, như Phao-lô, câu 20-21.
Cách liên hệ câu tuyên ngôn với các phần chính bài giảng
Câu tuyên ngôn thường được nối liền với bố cục bài giảng bằng một câu hỏi và tiếp theo là một câu chuyển đề. Có năm câu hỏi thường được dùng để nối kết câu tuyên ngôn với các phần bài giảng: Tại sao?, Thế nào?, Điều gì?, Khi nào?, Ở đâu?.
Ví dụ:
Đề tài: “Đời Sống Nương Dựa”
Tuyên ngôn: Đời sống Cơ-đốc nhân là đời sống nương dựa không ngừng.
Câu hỏi đặt vấn đề: Tại sao đời sống Cơ-đốc nhân là đời sống nương dựa không ngừng?
Câu chuyển đề: Có một số lý do tại sao có thể nói đời sống Cơ-đốc nhân là đời sống nương dựa
không ngừng.
- Chúng ta nương dựa vào Chúa để được cứu rỗi, Tít 3:5.
- Chúng ta nương dựa vào Lời Chúa để được tăng trưởng đời thuộc linh, 1 Phi-e-rơ 2:2.
III. Chúng ta nương dựa vào sự cầu nguyện để được quyền năng. Gia-cơ 5:15.
- Chúng ta nương dựa vào sự thông công để khích lệ lẫn nhau, 1 Giăng 1:3.
Vị trí đặt câu tuyên ngôn
Có hai cách: Cách đặt trước và cách đặt sau.
Câu tuyên ngôn thường được đặt vào ngay sau lời giới thiệu bài giảng. Lời giới thiệu bài giảng dẫn đến câu tuyên ngôn, rồi đến câu hỏi và câu chuyển đề, tiếp theo là các phần chính của bài giảng.
Ví dụ:
Đề tài: “Thi Thiên về Sự Thỏa Lòng”
Lời giới thiệu: 1. Ở Idaho có những người chăn chiên giữ đến 1200 con, vì thế người đó không thể
để ý đến từng con chiên được.
- Trái lại người chăn trong Thi Thiên nầy dường như chỉ có một con chiên hay một bầy
nhỏ để chăn giữ, vì thế ông biết tên và tính nết từng con chiên.
- Mỗi con cái Chúa đều có thể nhận biết mình chính là con chiên được nói đến trong
Thi Thiên nầy.
Tuyên ngôn: Sự thoả lòng là đặc quyền phước hạnh của những con chiên của Chúa.
Câu hỏi đặt vấn đề: Sự thoả lòng nầy đặt trên nền tảng nào?
Câu chuyển đề: Con cái Chúa học được từ Thi Thiên nầy rằng sự thoả lòng của con chiên của Chúa dựa trên ba sự kiện liên quan đến con chiên.
- Đấng chăn giữ của con chiên, câu 1.
- Đấng chăn chiên thiên thượng, câu 1.
- Đấng chăn chiên gần gủi của bản thân con chiên, câu 1.
- Sự tiếp trợ của con chiên, câu 2-5.
- Yên nghỉ, câu 2.
- Dẫn dắt, câu 3.
- An ủi, câu 4.
- Dư dật, câu 5.
III. Phước hạnh của con chiên, câu 6.
- Hiện trạng tươi sáng trong đời nầy, câu 6.
- Phước hạnh vui thoả trong đời sau, câu 6.
Có khi người giảng trình bày bài giảng trước, xong rồi mới đưa ra câu tuyên ngôn kết luận.
Ví dụ:
Đề tài: “Làm Thể Nào Để Được Cứu?”
- Làm thành viên Hội Thánh có cưú chúng ta được không?
- Lễ báp-tem có cưú chúng ta được không?
III. Việc làm lành có cứu chúng ta được không?
- Thiện chí có cứu chúng ta được không?
Tuyên ngôn và kết luận: Công tác của Chúa Giê-su trên thập tự giá là việc làm duy nhất có thể cứu rỗi chúng ta khỏi tội lỗi. Ê-phê-sô 2:8-9; Công vụ 4:12.
————————–
THÍ DỤ TRONG BÀI GIẢNG
The Illustrations
Định nghĩa về Thí dụ bài giảng
Thí dụ bài giảng là những phương tiện để làm sáng tỏ ý nghĩa cho bài giảng. Giống như cửa sổ làm sáng ngôi nhà thì thí dụ làm sáng tỏ bài giảng.
Một thí dụ có thể là một dụ ngôn, một câu chuyện, một kinh nghiệm, một sử liệu hay một sự kiện trong một tiểu sử.
Giá trị của thí dụ
- Làm sáng tỏ bài giảng.
- Làm thính giả thích thú nghe bài giảng.
Ví dụ: Chuyện ông Moody trả lời một người hỏi hôm nay ông giảng có bao nhiêu người tin Chúa. Ông nói, Có hai người rưỡi. Tại sao? Ông nói, Có hai em bé và một người lớn. Và ông giải thích hai em bé đó có cả cuộc đời theo Chúa còn người lớn kia chỉ còn một nửa cuộc đời.
- Làm cho lẽ thật sống động.
Ví dụ: Chuyện người thợ xây căn nhà cuối cùng cho ông chủ với quyền hạn rộng rãi để xây dựng ngôi nha thật đẹp. Nhưng khi xây nhà, người thợ đã dùng vật liệu thường và việc làm cẩu thả. Cuối cùng ngôi nhà cũng xong nhưng người thợ vừa mừng vừa tiếc khi nghe ông chủ nói: Đó là ngôi nhà tôi tặng cho anh!
- Nhấn mạnh vào một chân lý.
Ví dụ: Có bốn thanh niên vị tông xe chết vì lái xe sau khi uống rượu mạnh. Tin buồn nầy đưa tới cho người cha của một cô gái trong số bốn người đó. Ông cha giận dữ tuyên bố sẽ giết người nào bán rượu cho con gái ông. Nhưng khi về nhà, chỗ quầy để rượu, ông lượm được tờ giấy viết tay của cô con gái, “Ba ơi, con lấy mấy chai rượu để uống vui với mấy đứa bạn. Con chắc là ba không để ý đâu, ba nhỉ.”
Cách dùng thí dụ bài giảng
- Phải soi sáng ý nghĩa của bài giảng
Ví dụ: Một Mục sư đến thăm một tân tín hữu đang hấp hối. Người nầy có đời sống quá khứ xấu xa. Một người không tin Chúa chế giễu ông Mục sư: “Làm thể nào một giờ ăn năn có thể đền cho cả đời tội lỗi?” Ông Mục sư trả lời: “Không, nhưng huyết Chúa Giê-su có thể đền tội được.”
- Thí dụ bài giảng phải rõ ràng, chọn lọc, đáng tin.
- Các sự kiện của thí dụ phải chính xác.
Một thí dụ xứng đáng là một thí dụ đáng để kể lại. Điều nầy có nghĩa là không nên đọc mà chỉ nên kể lại theo trí nhớ. Kể một thí dụ với càng nhiều chi tiết và càng chính xác thì càng thành công.
Ví dụ: Bác sĩ M.R.De Hann đã bỏ nghề Bác sĩ chữa bệnh để đi hầu việc Chúa đã kể những chi tiết sau đây:
THÂN THỂ CON NGƯỜI có những tiềm năng lạ lùng biết bao. Nếu bạn là người có thân thể trung bình, thì mỗi ngày trong 24 tiếng đồng hồ thân thể bạn đã làm được những việc sau đây: Tim của bạn đập 103,689 lần; máu của bạn du hành 168,000,000 dặm. Bạn thở 23,040 lần; bạn hít vào 438 feet vuông không khí. Bạn ăn khoản 3 đến 4 pounds thức ăn và uống 3 quarts nước và bạn tháo ra 2 pints mồ hôi qua da. Thân thể bạn duy trì một nhiệt độ ổn định là 98.6 độ dưới mọi điều kiện thời tiết. Bạn vận hành 450 foot tấn năng lực; bạn nói 4,800 chữ (đàn ông), di chuyển và vận dụng 700 bắp thịt, sử dụng 7,000,000 tế bào óc, và bạn đi bộ khoảng 7 dặm. Và thân thể nầy thuộc về Chúa. Với tất cả những hoạt động nầy, có bao nhiêu hoạt động được dâng cho Đấng Tạo Hóa? Thân thể được dựng nên cách lạ lùng như vậy đáng phải dâng cho Đấng Tạo Hóa lạ lùng. Bạn hãy dâng thân thể mình làm món quà cho Chúa hôm nay.
- Theo qui luật chung, thí dụ nên ngắn gọn. Nên nhớ thí dụ chỉ là một cửa sổ.
- Thí dụ phải được dùng đúng chỗ.
- Người giảng nên sưu tầm thí dụ và tập hợp các thí dụ theo chủ đề để sử dụng lúc thích hợp nhất.
VIỆN THẦN HỌC BÁP-TÍT VIỆT NAM
MỤC SƯ NGUYỄN VĂN HUỆ