Chủ Nhật , 22 Tháng Mười Hai 2024
Home / Trang Chủ / Sử Dụng Các Câu Hỏi Và Kinh Thánh Khi Chia Sẻ Phúc Âm

Sử Dụng Các Câu Hỏi Và Kinh Thánh Khi Chia Sẻ Phúc Âm

faye001

(Bill Fay – tác giả sách SHARE JESUS WITHOUT FEAR)

Trích từ: SHARE JESUS WITHOUT FEAR

Tôi nhớ Dave Nicholl, một thầy giáo dạy học ở Windsor, Colorado. Dave cũng giống như nhiều người trong chúng ta thường thấy hạnh phúc trong việc chia sẻ đức tin của mình. Sau khi Hội Thánh của anh phát động sự cầu nguyện để các tín hữu bày tỏ lòng thương xót đối với những con người đang hư mất, thì xảy ra một biến cố đau thương: hai học sinh của Trường Trung học nơi anh dạy bị giết chết trong một bữa tiệc. Ngày hôm sau Đức Chúa Trời thử nghiệm tấm lòng của Dave. Anh ấy đã minh chứng tội yên lặng không còn chiếm chỗ đời sống anh.

Những ngày sau đó Dave có cơ hội phân phát  quà tặng là những quyển sách cho các học sinh chuẩn bị ra trường. Khi anh đến nhà viếng thăm các em, anh có nhiều cơ hội rao giảng Phúc âm. Ân điển của Đức Chúa Trời hành động qua sự hứa nguyện của anh phục vụ Đấng Christ, đã có hơn 70 người tiếp nhận Chúa làm Cứu Chúa tại Windsor.

Dave nói: Mặc dù tôi đã chia sẻ đức tin với nhiều đường lối khác nhau trong suốt nhiều năm, nhưng các nguyên tắc trong sách Can đảm  chia sẻ Chúa Jesus  vẫn là dễ dàng nhất để sử dụng. Đơn giản là tôi chỉ đưa ra các câu hỏi và trưng dẫn các phần Kinh Thánh cho người nghe. Đó là một tiến trình cho và nhận. Những câu hỏi này cho phép con người bày tỏ tấm lòng của họ và những phần Kinh Thánh trao cơ hội để Đức Thánh linh thay đổi tấm lòng họ. Những kết quả này là không thể tin được.

Nếu Dave làm được điều đó thì bạn cũng làm được. Bạn chỉ cần biết câu hỏi chính xác để hỏi.

Vận động trong khi trò chuyện

Chúng ta nói về vấn đề một người phải nghe Phúc Âm khoảng 6 hay 7 lần trước khi họ tin Chúa. Làm thế nào chúng ta biết là người đó đã nghe Phúc âm được 7 lần rồi? Chúng ta sẽ không có câu trả lời trừ phi chúng ta hỏi những câu hỏi thăm dò phát hiện ra chỗ mà Đức Chúa Trời hành động để cùng cộng tác với Ngài.

Hỏi những câu hỏi thăm dò cũng giống như sử dụng nhiệt kế trong kỹ thuật nấu ăn. Hãy nghĩ về việc làm bếp ở nhà. Bất cứ khi nào bạn làm món thịt nướng, bạn phải dùng dụng cụ đo nhiệt để kiểm tra phần bên trong của miếng thịt. Nếu không có nó, với một miếng thịt dày mỏng khác nhau bạn phải thay đổi nhiệt độ của lò nướng để bạn biết lúc nào thịt sẽ chín kỹ.

Bây giờ tôi không thể đi vòng chung quanh với một cái nhiệt kế trên tay và hỏi người khác: Bạn đang nấu ăn đấy à? Nhưng tôi sẽ lồng ghép một câu hỏi trong khi đàm thoại để thăm dò Đức Chúa Trời có đang vận hành và theo dõi lòng của họ có mở ra hay không? Ví dụ nếu như tôi đang nói chuyện với một chị em, tôi sẽ đưa ra câu hỏi: Theo cô, vấn đề nào là lớn nhất mà các phụ nữ đang đối diện hôm nay? Đôi khi tôi có thể pha một chút dí dỏm: Câu trả lời của cô không thể giống như quí ông đấy nhé!

Cô ấy có thể cười khúc khích trước khi chỉ ra vấn đề áp lực thời gian để hoàn thành các công việc ở công ty và ở nhà.

Tôi nói: Chờ một chút, các cô được người khác biết đến là những bà mẹ trên cả tuyệt vời, những phụ nữ siêu đẳng. Tôi không biết làm cách nào mà một chị em bình thường có thể làm chừng ấy công việc trong xã hội hiện đại? Nhân tiện đây xin hỏi là cô có loại niềm tin nào cho đời sống tâm linh?

Bạn đã nhìn thấy câu chuyển mạch? Ở giữa bất kỳ một cuộc nói chuyện nào bạn cũng có thể lồng vào một trong năm câu hỏi chia sẻ về Chúa Jesus. Chúng tôi sẽ ôn tập các câu hỏi này cho bạn, qua đó bạn dễ dàng nhận ra Chúa có làm việc trong cuộc trò chuyện đó không? Bạn đã nhìn thấy vấn đề trở nên đơn giản khi bạn biết đem vào trong câu chuyện một nhiệt kế tâm linh?

Bằng cách dùng câu hỏi cuối cùng: Bạn có loại đức tin nào cho đời sống tâm linh? Bất thình lình chúng ta đem câu chuyện vào trọng tâm chính. Đây là khởi đầu Phúc Âm của Chúa Jesus Christ.

Thỉnh thoảng tôi hỏi một người đàn ông: Ông thích môn thể thao nào?

Câu trả lời thông thường tôi nghe là: Bóng đá.

Tôi sẽ nói: Thật đáng ngạc nhiên là nhiều cầu thủ bóng đá đã kiếm được những món tiền khổng lồ. Rồi thì một số người sa bại trong đời sống vì ma túy và những câu chuyện đời tư đầy rác rưởi. Bạn có bao giờ tự hỏi cần phải tốn bao nhiêu tiền để hoàn thiện đời sống của một người đàn ông?

Anh ta có thể trả lời: Chắc phải tốn rất nhiều.

Tôi trả lời: Vâng, đúng vậy. Bạn có loại niềm tin nào cho tâm linh của bạn?

Một cách bất ngờ, tôi đã chuyển hướng câu chuyện từ thể thao sang tâm linh chỉ trong một câu hỏi.

Có một câu hỏi vận động khác tôi vẫn thường dùng: Nhân tiện đây xin hỏi là bạn có đi nhà thờ nào không?

Tôi thường nghe câu trả lời như thế này: Người em bà con với tôi là mục sư ở Nebraska. Hoặc là:Tôi có đến một tòa nhà lớn màu trắng, nhưng tôi không nhớ tên của nó. Những câu trả lời như thế này giống như bạn đã được rải thảm đỏ.

Một lần kia tôi hỏi câu này trong một nhà hàng ở Alaska. Khi một nữ phục vụ đang pha trà, tôi hỏi:Cô có đi nhà thờ nào không? Mặt cô ấy bỗng trở nên đỏ. Tôi nghĩ cô ấy e thẹn với câu hỏi đó, rồi cô ấy lùi lại 2 bước và nói: Tôi đang suy nghĩ về việc ấy trong suốt 2 tuần nay.

Câu chuyện mở đầu giống như tôi đang chơi trò chơi ô chữ! Chúng tôi không dừng lại câu chuyện tâm linh ở đó. Và bước tiếp theo? Dĩ nhiên là tôi nắm lấy cơ hội này để chia sẻ đức tin.

Có một lần tôi ngồi bên cạnh một phụ nữ trên một chuyến bay. Khi  gần đến cuối chuyến bay tôi hỏi:

– Đây là điểm đến cuối trong chuyến đi của cô?

– Vâng.

– Cô làm việc cho ai?

– Tôi là kỹ sư cho Hãng Máy bay Hughes.

– Thật tuyệt. Cô có đi nhà thờ nào không?

– Tôi là thành viên của Nhà thờ Công giáo Coptic.

Chúng tôi chỉ nói chuyện được hơn 2 phút trước khi phi cơ hạ cánh và chạy ra tới hàng rào chắn.

Rồi tôi hỏi một câu hỏi tôi chưa bao giờ sử dụng trước đây:

– Làm thế nào giáo hội Công giáo có thể cứu được con người?

Cô ta nhìn tôi: Tôi cũng đang tự hỏi như vậy.

Bạn thấy gì không? Tôi cho là cô ấy đã từng nghe Phúc Âm 6 lần rồi. Nhưng bây giờ tôi không còn nhiều thời gian nữa trên chuyến bay này. Đột nhiên phi cơ trưởng có một thông báo mới. Tôi ngỡ ngàng tiếc nuối vì tôi muốn nói cho cô ấy biết làm thế nào để nhận được sự cứu rỗi, và cô ấy cũng đang háo hức trông đợi nghe những gì tôi nói.

Khi nghe thông báo từ viên cơ trưởng tôi mỉm cười lặng lẽ vì tôi biết Đức Chúa Trời là Đấng tể trị và kiểm soát mọi hoàn cảnh. Viên phi công nói: Xin lỗi quí vị chúng ta không thể ra cổng vào lúc này, vì có một máy bay khác đang nằm ở cổng. Chúng ta phải chờ đợi ở đây.

Cô ấy mỉm cười và tôi cũng vậy. Chúa ôi Ngài đang kiểm soát hoàn cảnh này!

Như thế chúng tôi đã có đủ thì giờ, tôi chia sẻ Phúc Âm và hướng dẫn cô ấy cầu nguyện tiếp nhận Chúa.

Những lần đối thoại thuộc loại này làm bạn nhạy cảm với sự hướng dẫn của Chúa.

Bạn có thể thử nghiệm nó ngay bây giờ. Hãy  đến với người láng giềng, người bạn hay một người bà con nào đó và nói: Tôi xin lỗi, anh có thể giúp tôi trả lời 5 câu hỏi khảo sát sau đây được không?

Các bước tiếp theo chính là những gì người khác cần nghe bạn chia sẻ đức tin.

Năm câu hỏi

Tôi còn nhớ một lần kia tôi đang ngồi với John và bạn tôi trong một nhà hàng. Tôi được giới thiệu từ người bạn này để nói chuyện với John. Chúng tôi tán gẫu một lúc thì tôi quay sang hỏi John:

– Anh có loại đức tin nào cho đời sống tâm linh của anh?

John trả lời:

– Vâng có đấy. Tôi đi nhà thờ Công Giáo La Mã, tham gia vào Hội Cơ Đốc Khoa Học và có tham khảo một số tôn giáo khác.

Tôi chỉ trả lời ậm ờ bằng giọng mũi:

– Hmmmmm.

Tôi hỏi:

Theo anh, Chúa Jesus Christ là ai?

-Ngài có lẽ là một con người thiện hảo, một giáo sư, một tiên tri, Ngài cố gắng làm nên sự khác biệt trên thế giới này.

-Hmmmmm. Anh có nghĩ là có thiên đàng, địa ngục hay không?

-Tôi không biết. Nhưng đôi khi thế giới này cũng giống như địa ngục vậy.

Tôi mỉm cười:

-Nếu anh qua đời anh muốn đi về đâu?

-Nếu có thiên đàng, tôi hy vọng tôi sẽ lên đó.

-Tại sao Đức Chúa Trời cho phép anh vào thiên đàng?

-Tôi có một đời sống đạo đức căn bản.

Với một nụ cười thông cảm tôi hỏi John:

– Nếu những gì anh tin không phải là lẽ thật, Anh có muốn biết lẽ thật?

– Tôi rất muốn biết.

Bạn phải lưu ý tiến trình của câu chuyện. Vào câu hỏi cuối John đã cho phép  tôi chia sẻ đức tin của tôi với anh ta. Đương nhiên tôi không bỏ lỡ cơ hội. John đã tiếp nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa và anh ấy đã bước đi với Chúa hơn 8 năm nay.

Bạn có nghĩ là tại sao tôi và John không tranh cãi với nhau? Vì sao chúng tôi không bị kéo vào trận chiến lý luận, khoe khoang kiến thức của mình về tôn giáo? Làm thế nào chúng tôi đã tránh đi một cuộc chiến không cần thiết?

Đó là vì tôi đã hỏi anh ta một câu hỏi.

Tại sao những câu hỏi lại có hiệu quả như thế? Bởi vì hầu hết mọi người bình thường đều có ý kiến riêng về mỗi chủ đề, và họ thích nói ra ý tưởng của họ. Và lý do tiếp theo là khi bạn đưa ra câu hỏi bạn đều có chủ đích cho tiến trình của cuộc nói chuyện và bạn cũng không đặt người bị hỏi vào thế phòng vệ.

Hãy làm cho những câu hỏi này trở nên thân thiện với người được hỏi. Đương nhiên bạn không nên ép một ai đó phải đồng ý với bạn. Thay vì vậy bạn cần phải ngồi xuống và lắng nghe câu trả lời từ phía người được hỏi.

Nguyên tắc ậm ừ Hmmmmm

Khi tôi sử dụng những câu hỏi này, tôi không bị chao đảo từ câu trả lời của người được hỏi. Tôi cũng không bao giờ trả lời cho những câu hỏi này. Tất cả những gì người khác nghe từ tôi chỉ là một âm thanh Hmmmm phát ra bằng mũi. Hầu hết những người chồng và vợ đều biết rằng rất khó gây ra tranh cãi với một người mà chỉ biết nói Hmmmm.

Dù có đúng như thế thì cũng có một nguyên tắc bạn cần nhớ.  Đó là nếu bạn thực sự yêu mến và quan tâm đến linh hồn của người khác, bạn phải lắng nghe họ cách chăm chú. Đang khi bạn lắng nghe và xuyên qua quyền năng Đức Thánh Linh, bạn sẽ phát hiện ra những vấn nạn mà người nói đang đối diện.  Đó có thể là tình trạng cô đơn, trống vắng, nỗi đau hay giận dữ của người nói. Từ những điều này bạn biết tại sao lòng anh ta đóng lại với Đức Chúa Trời.

Năm câu hỏi bạn có thể sử dụng để chia sẻ về Chúa Jesus là:

1. Bạn có loại đức tin nào cho đời sống tâm linh của bạn?

2. Theo bạn, Chúa Jesus Christ là ai?

3. Theo suy nghĩ của bạn, thiên đàng và địa ngục có thật không?

4. Khi qua đời bạn muốn về đâu? Nếu bạn chọn thiên đàng. Tại sao bạn muốn ở đó?

5. Nếu những gì bạn đang tin không phải là lẽ thật. Bạn có muốn biết lẽ thật là gì?

jesus-relationship-not-religion1

Những câu hỏi này hành động theo cách dò đá qua sông. Bạn có thể bắt đầu với một câu hỏi bất kỳ nào trong danh sách trên khi bạn cảm thấy được dẫn dắt bởi Đức Thánh Linh. Câu hỏi đầu tiên tôi thường hỏi, và câu hỏi này hành động như một con tàu phá băng, đó là:

1. Bạn có loại đức tin nào cho đời sống tâm linh của bạn?

Tôi không bao giờ hỏi: Bạn có tin vào Đức Chúa Trời không? Bởi vì nếu hỏi như thế thường gây ra vấp phạm, tổn thương. Những người bị hỏi câu này có thể cảm thấy niềm tin vào Đức Chúa Trời không phải là mối quan tâm của họ. Cho dù có đúng như thế thì họ vẫn cảm thấy thoải mái hơn khi được phỏng vấn một câu hỏi mở mà qua đó họ có thể nói lên ý kiến cá nhân của họ.

Khi tôi hỏi câu hỏi về loại đức tin mà người khác có, nhiều người cho tôi câu trả lời  ngắn chỉ 2 giây, một số khác đưa ra câu trả lời kéo dài 10 phút. Việc này không thành vấn đề. Cái chính là khi bạn lắng nghe thì lòng của họ mở ra với bạn.

Tôi còn nhớ có lần tôi đang đứng trong lối đi ở một nhà hàng địa phương. Một phụ nữ đứng phía

trước tôi trang sức lộng lẫy với các món nữ trang đắt tiền. Tôi hỏi cô ta:

– Vì sao cô phải trang sức nhiều như thế?

Cô ấy trả lời rằng cô ấy là một pháp sư, một phù thủy chỉ biết làm điều thiện. Tôi gợi ý:

– Nếu cô có thời gian, chúng ta có thể uống cà-phê?

– Được thôi.

Tôi ngồi xuống một  bàn cà-phê gần đó và hỏi cô ta: Cô có loại đức tin nào cho đời sống tâm linh của cô?

Tôi lắng nghe cô ta giải thích niềm tin của cô vào ma thuật trong khoảng 20 phút. Tôi chỉ trả lời: Hmmmmmm.

Cố gắng giữ thái độ lịch thiệp, tôi ngồi đó nghe cô ta nói. Thay vì nhảy lên bịt miệng cô ta lại, tôi kiên nhẫn lắng nghe trong tình yêu thương.

Cho dù người phù thủy nói huyên thiên trong 20 phút hay một người khác chỉ trả lời: Vâng tôi có đức tin cho đời sống tâm linh. Tôi vẫn không bao giờ phản hồi. Tôi chỉ hỏi câu kế tiếp.

2. Theo bạn, chúa Jesus Christ là ai?

Câu hỏi này phân rẽ, tách biệt người sùng đạo với những người có liên quan khác. Những người sùng đạo thường trả lời câu hỏi này theo cách: Chúa Jesus là Con độc sanh của Đức Chúa Trời, là người đã chết trên thập tự giá.

Đây là một câu trả lời đúng về thần học nhưng nó rất khách quan.

Nếu tôi hỏi bạn một câu hỏi giống như thế. Tôi hy vọng bạn sẽ trả lời:  Ngài là Đức Chúa Trời của tôi và là Cứu Chúa của tôi.

Bạn chú ý từ “của tôi” trong giọng nói của bạn? Câu trả này bày tỏ bạn có mối liên hệ cá nhân với Đấng Christ.

3. Bạn tin có thiên đàng, địa ngục?

Một phụ nữ dừng lại trước nhà tôi mời tôi mua một vài món hàng nào đó. Khi cô ta bước vào trong sân nhà, tôi liền hỏi cô ta:

– Cô tin thiên đàng, địa ngục có thật không?

– Tôi không tin chút nào.

Khi đó tôi hỏi câu kế tiếp.

4. Khi qua đời bạn sẽ về đâu?

Người phụ nữ trả lời: Dĩ nhiên là thiên đàng.

Thật là thú vị, cô này muốn đi tới một nơi mà cô ta không tin là nó hiện hữu. Cô ta đã di chuyển sự tin tưởng của cô ta từ cái đầu tới tấm lòng. Cái đầu thì không tin nhưng tấm lòng thì tin!

Bạn có thể tiến đến câu hỏi tiếp theo: Tại sao Đức Chúa Trời cho phép cô vào thiên đàng?

Câu hỏi này sẽ dẫn bạn đến câu hỏi cuối cùng và bạn biết phải làm gì với bước tiếp theo. Đây sẽ là câu hỏi sản sinh hệ quả là bạn được mở Kinh Thánh ra và chia sẻ lẽ thật từ Lời Chúa.

5. Nếu những gì bạn đang tin không phải là lẽ thật. Bạn có muốn biết lẽ thật là gì?

Đây là một câu hỏi quyết định. Người ta sợ phải bỏ qua những cơ hội bởi vì họ không có các thông tin đúng.

Chỉ có thể có 2 khả năng khi trả lời câu hỏi này: Tôi muốn biết hoặc là tôi không cần biết. Nếu câu trả lời là tôi muốn biết, khi đó bạn được cấp giấy phép để đi bước tiếp theo.

Tôi nói điều này có thể làm cho bạn rất đỗi ngạc nhiên. Trong suốt 16 năm qua  khi hỏi câu hỏi này tôi chưa bao giờ bị sa lầy trong đó.

Tôi xin giải thích. Khi tôi hỏi một ai đó:  Nếu những gì bạn đang tin không phải là lẽ thật. Bạn có muốn biết lẽ thật là gì? Có thể tôi sẽ nghe câu trả lời: Tôi không muốn biết.

Lúc đó tôi hoàn toàn yên lặng.

Rồi tôi nghe thêm một câu khác: Nè Bill, anh định không nói lẽ thật của anh cho tôi sao?

Tôi trả lời nhát gừng: Tôi cho rằng anh không muốn biết mà!

Và hầu như câu trả lời bây giờ là: Ồ không, tôi muốn biết, nói đi.

Và rồi tiến trình rao giảng Phúc Âm được tiếp tục. Tôi mở Kinh Thánh ra và đề nghị người đó đọc các phần trích dẫn mà tôi đã chuẩn bị trước. Đây là những nội dung chúng ta sẽ thảo luận ở chương tiếp theo.

Sử dụng nó như một nhu cầu.

Bạn có thể sử dụng năm câu hỏi trên đây theo một trật tự thích hợp cho các tình huống, không nhất thiết phải đóng khung nó theo cách cố định. Bạn có thể bắt đầu với bất kỳ câu hỏi nào. Trong kinh nghiệm của tôi, qua cách sử dụng các câu hỏi này, tôi khám phá một người đã nghe Phúc Âm 6 lần rồi.

Một lần kia, tôi gặp một nữ nhân viên của hãng hàng không tại phi trường. Tôi mở lời: Tôi muốn hỏi cô một câu hỏi?

Cô ta nhìn tôi qua cặp kính 2 tròng: Ông muốn biết điều gì?

Tôi trả lời: Xin lỗi, Tôi có hơi tò mò một chútNếu cô qua đời vào lúc này, cô muốn đi đâu?

Cô ấy đáp với một giọng mềm mại: Đây là câu hỏi quan trọng nhất mà chưa có ai hỏi tôi trước đây.

Không quá khó khăn cho tôi để nhận ra Đức Chúa Trời đang làm việc trong đời sống cô.

Đây quả là một đặc ân cho tôi cùng cộng tác với Chúa chia sẻ đức tin cho cô ta. Tôi ngồi xuống với cô ấy trong phòng đợi của phi trường và trình bày Phúc Âm. Lòng tôi rộn ràng khi nhìn thấy tấm lòng cô ấy mở ra tiếp nhận Chúa.

Bạn không thể thất bại.

Khi bạn bắt đầu sử dụng 5 câu hỏi này, tôi nghĩ là bạn sẽ ngạc nhiên biết bao khi thấy tấm lòng của người khác được mở ra với chúng. Nhưng đừng quên rằng động cơ của bạn cho công tác truyền giáo phải là tình yêu của bạn đối với Đức Chúa Trời và với con người. Đây không phải là một điều gì đó bạn tự làm, nhưng là hành động của sự dâng hiến bạn dâng lên cho Đức Chúa Trời. Nó là hành động của đức tin bạn vào Chúa Jesus Christ. Hãy cầu nguyện hằng ngày xin Đức Chúa Trời ban cho bạn những cơ hội trên lộ trình của bạn. Chúa Jesus làm việc ở những nơi nào mà Cha Ngài làm việc. Bạn cũng phải như thế.

Nhưng đừng quên rằng động cơ của bạn cho công tác truyền giáo phải là tình yêu của bạn đối với Đức Chúa Trời và với con người. Đây không phải là một điều gì đó bạn tự làm, nhưng là hành động của sự dâng hiến bạn dâng lên cho Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Jesus phán: “Thật vậy, Ta bảo các người: Con chẳng tự mình làm gì, trừ những việc Con thấy nơi Cha, vì điều nào Cha làm thì Con mới làm! (Giăng 5:19).

Bạn có thể quan sát chung quanh rồi cầu hỏi Chúa: Lạy Cha thiên thượng, Ngài đang làm việc ở đâu? Chỗ nào con có thể tham dự với Ngài.

Hãy lấy ra nhiệt kế tâm linh và thăm dò những tín hiệu tích cực từ một cuộc đàm thoại với thân hữu. Khi bạn khám phá chỗ Đức Chúa Trời đang làm việc, hãy cùng tham gia với Ngài và đắt đưa thân hữu của bạn đến với Phúc âm qua các câu hỏi.  Cho dù sự phản hồi của những người nghe Phúc Âm có thể không như mong đợi. Bạn đừng bao giờ nản lòng nếu sự trình bày của bạn không dẫn đến lời cầu nguyện tiếp nhận Chúa. Hãy nhớ rằng thành công chính là chia sẻ đức tin và sống cho Chúa Jesus. Không có loại công việc nào tốt hơn là đem con người trở lại với Đức Chúa Trời.

Chiến thắng sợ hãi

Có thể bạn vẫn còn tự nói với chính mình: Tôi sợ khi phải chia sẻ đức tin của tôi. Điều này rõ ràng là một thực tế. Sứ đồ Phao-lô đi ra chia sẻ đức tin của ông với nhiều sợ hãi, yếu đuối và run rẫy. Nhưng ông vẫn đi. Tôi không thể bảo đảm là sự sợ hãi của bạn sẽ biến mất hoàn toàn, nhưng tâm trạng của bạn chắc chắn sẽ khá hơn. Đức tin của bạn sẽ đi tới một cấp độ mới mẻ hoàn toàn khi bạn chia sẻ đức tin.

Tôi nhớ tôi đã ngạc nhiên như thế nào khi gặp Wendy. Cô ấy là một tín hữu e thẹn ở bên cạnh nhà tôi. Cô ấy thường đưa đứa con nhỏ đi dạo chơi ngang qua nhà tôi trên một chiếc xe đẩy. Một ngày nọ, tôi nói với cô ta:

– Tôi biết cô là một cơ đốc nhân.

– Uh-huh

– Cô đi nhà thờ nào?

Khi cô ta nói chuyện với tôi, tôi gọi Paul là người đang sửa chữa máng xối trên mái nhà của tôi:

Paul à, Đây là người mà tôi muốn anh gặp. Anh chàng này lập tức trèo xuống qua một cái thang, rồi đứng đó rất lịch sự.

Tôi bước đi đến chỗ khác.

Đôi mắt Wendy mở to ngạc nhiên qua cách xử sự của tôi. Mặc dù bị áp lực, cô ấy đã tin cậy Chúa và chia sẻ Phúc Âm cho Paul. Paul tiếp nhận Chúa ngay sau đó.

Đức Chúa Trời là Đấng nắm quyền tể trị, các cửa địa ngục không thể ngăn cản bước chân của bạn. Không có điều gì có thể làm hỏng đi tiến trình này. Những gì Chúa muốn dạy là Ngài có thể làm việc xuyên qua đời sống của bạn, mặc dù bạn dường như không có đủ tư cách, ân tứ hay tài năng. Như bạn thấy, thầy giáo Dave không phải là người duy nhất Chúa sử dụng. Không có cơ đốc nhân nào là thứ đáng bỏ đi. Vì tất cả chúng ta đều có chung một quyền năng Đức Thánh Linh cư ngụ bên trong chúng ta. Tôi hy vọng trong tuần này bạn sẽ đi vòng quanh một nơi nào đó, kiên trì cầu nguyện tìm kiếm ý muốn của Chúa: Lạy Chúa Ngài đang làm việc ở đây hay ở chỗ kia? Chúa chắc chắn sẽ hành động trong quảng đời còn lại của bạn.

Và cũng giống như Đức Chúa Trời đã sử dụng một người bán giày dép, biến đổi con người này trở thành Moody, một thầy giảng Tin lành trứ danh phục vụ Đấng Christ. Sẽ rất phấn khích khi Đức Chúa Trời dùng bạn để dâng vinh hiển cho Ngài?

Kinh nghiệm sự phấn khích.

Tôi nhận được một cuộc điện thoại từ một viên chức phụ trách luật pháp mời đến dự một bữa tiệc phát giải thưởng để cầu nguyện trước bữa ăn vào một buổi chiều tối ngày hôm sau. Tôi  nói với Will:Hôm nay chúng ta đi ăn trưa chứ?

Anh ta trả lời: Tôi không thể đi. Tôi phải đến gặp Jeannie. Anh còn nhớ cô ấy không? Cô ta là người sẽ nhận giải thưởng vào ngày mai.

– Có phải đó là người phụ nữ bại liệt khi cô ta cố gắng bảo vệ một người đàn ông tại trạm xe buýt  và đã nhận một viên đạn vào đầu?

– Vâng, chính là cô ta.

Tôi nói: Nè Will, phần thưởng của cô ta chỉ là tạm thời. Anh sẽ làm gì giúp cho cô ta nhận một phần thưởng có giá trị đời đời?

Will nhanh chóng trả lời: Hãy gặp tôi tại Conoco.

Tôi gặp Will, anh ấy đưa tôi đến căn hộ một phòng ngủ của Jeannie.

Đức Chúa Trời là Đấng tể trị. Anh trai của cô và  bác sĩ vật lý trị liệu vừa ra khỏi nhà. Tất cả ba người  chúng tôi đối mặt cùng nhau. Tôi nhìn khuôn mặt đang mỉm cười của Jeannie: Tôi là Bill Fay, tôi đến đây phỏng vấn cô vài câu hỏi:

– Cô có đi nhà thờ nào không?

-Có đấy. Tôi là thuộc viên của Hội Thánh Báp-tít, nhưng tôi chưa được cứu.

– Tại sao?

– Tôi còn đang hút thuốc lá.

Tôi hỏi thêm cô ta các câu hỏi còn lại, trưng dẫn cho cô các phần Kinh Thánh liên quan và hướng dẫn cô cầu nguyện tiếp nhận Chúa.

Tôi nghe tiếng bước chân của Will đi qua đi lại trong căn hộ bé nhỏ. Cánh tay anh đưa lên cao ca ngợi Đức Chúa Trời: Chúa mãi mãi là Đấng tốt lành.

Ngày hôm sau, tại bữa tiệc trao giải, Jeannie nói: Tôi nhận giải thưởng này nhân danh Chúa Jesus, là Đấng đã cứu tôi và ban cho tôi sự sống đời đời.

Tôi nhìn thoáng qua, Will đứng phía sau Jeannie, anh ta đi vòng chung quanh và ca ngợi Đức Chúa Trời: Chúa mãi mãi là Đấng tốt lành. Chúa mãi mãi là Đấng tốt lành.

Nếu bạn muốn trải nghiệm niềm vui và sự phấn khích giống như Will, hãy khởi sự chia sẻ đức tin của bạn.

Ôn Tập

Bạn có thể hỏi câu này: Tôi xin phép được chia sẻ Kinh Thánh với anh (chị)? Nếu người đó đồng ý, bạn mở Kinh Thánh ra và bắt đầu trưng dẫn. Còn nếu họ không đồng ý, bạn không làm gì cả. Nhưng hãy nhớ là bạn không thất bại. Bạn đã vâng phục Chúa, rao giảng Phúc âm, và kết quả tùy thuộc vào Đức Chúa Trời.

Năm câu hỏi dùng để chia sẻ về Chúa Jesus:

Năm câu hỏi này được sử dụng theo cách dò đá qua sông. Bạn có thể bắt đầu với câu hỏi nào cũng được khi bạn cảm thấy được Chúa hướng dẫn.

1.     Bạn có loại đức tin nào cho đời sống tâm linh của bạn?

2.      Theo bạn, Chúa Jesus Christ là ai?

3.     Theo suy nghĩ của bạn, thiên đàng và địa ngục có thật không?

4.     Khi qua đời bạn muốn về đâu? Nếu bạn chọn thiên đàng. Tại sao bạn muốn ở đó?

5.     Nếu những gì bạn đang tin không phải là lẽ thật. Bạn có muốn biết lẽ thật là gì?

Bạn có thể hỏi câu này: Tôi xin phép được chia sẻ Kinh Thánh với anh (chị)? Nếu người đó đồng ý, bạn mở Kinh Thánh ra và bắt đầu trưng dẫn. Còn nếu họ không đồng ý, bạn không làm gì cả. Nhưng hãy nhớ là bạn không thất bại. Bạn đã vâng phục Chúa, rao giảng Phúc âm, và kết quả tùy thuộc vào Đức Chúa Trời.

 

Translated by Hon Pham

   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn