Thầy ơi, cho tôi hỏi:
Làm Thế Nào Chúng Ta Có Thể Xây Dựng Hạnh Phúc Trong Một Gia Đình Pha Trộn?
Trả lời:
Gia đình pha trộn ở đây được hiểu là: những gia đình đã trải qua ly hôn rồi tái hôn, hoặc là những gia đình mà người chồng hay người vợ bằng lòng kết hôn thêm lần nữa sau khi người phối ngẫu qua đời.
Trong thời đại của công nghệ thông tin toàn cầu, ngày càng có nhiều gia đình trải qua ly hôn rồi tái hôn. Đây là một vấn đề lớn của xã hội. Một số gia đình sau một lần tan vỡ thường có khuynh hướng cố gắng duy trì cuộc hôn nhân lần thứ hai.
Rõ ràng là có một thách thức lớn cho những đứa trẻ trong những gia đình pha trộn. Làm thế nào để chúng có thể lớn lên khỏe mạnh cả về tinh thần, niềm tin và học vấn là điều không hề dễ dàng. Khi bạn đã đi qua một số vụ ly dị, thì sự khác biệt về nhận thức, quan điểm, cách sử dụng thời gian, tiền bạc, thói quen và nơi chốn du lịch, chưa kể đến sự khác biệt về ý kiến và phương pháp nuôi dạy con cái của chồng và vợ là điều hiển nhiên. Không có gì ngạc nhiên khi các gia đình pha trộn này phải trải qua những thời gian cực kỳ khó khăn.
Tôi là Jason đã lớn lên trong một gia đình pha trộn. Amy, mẹ tôi đã ra đi trong một tai nạn giao thông khi bà ở tuổi ba mươi sáu. Lúc đó tôi mười lăm tuổi. Cha tôi trở thành gà trống nuôi bốn đứa con trai. Không bao lâu sau đó ông tái hôn.
Hoàn cảnh gia đình chúng tôi thay đổi từ những biến cố đó. Điều rất may là chúng tôi lần lượt ra khỏi ngôi nhà của cha mẹ để sống tự lập, vì vậy chúng tôi đã không phải chia sẻ phòng ngủ với các con của người mẹ kế hay chờ đợi để sử dụng nhà vệ sinh khi có người vào bên trong. Nhưng đã có rất nhiều kỳ lễ không thể quên khi mọi người tụ họp lại trong một sinh hoạt chung – mọi người cố gắng hòa hợp, nhưng quả thật điều này rất khó khăn (đó là điển hình với các gia đình pha trộn). Mặc dù gia đình tôi chắc chắn đã có những sự bất mãn và trải qua những bữa ăn tối, sinh nhật, ngày lễ không có gì vui vẻ. Tuy nhiên cuối cùng chúng tôi bỏ qua những khác biệt và đồng ý với nhau về một số điều căn bản.
Do đó, những kinh nghiệm trong gia đình đã rất hiệu quả trong chức vụ của tôi. Hầu hết mọi người mà được tôi khuyên bảo hay tư vấn trong hội thánh đều đến từ những gia đình pha trộn. Tôi đã nghe khá nhiều các câu chuyện của những gia đình này. Trong tất cả những câu chuyện ấy nổi lên một câu hỏi then chốt: Làm thế nào chúng ta có thể xây dựng hạnh phúc trong một gia đình pha trộn?
Sự thật là hầu hết các đôi vợ chồng đã ly dị và những ông cha dượng hay mẹ kế đều muốn hòa bình trong gia đình pha trộn. Các con cái của họ cũng vậy.
Trẻ em xuất thân trong những gia đình mà cha mẹ chúng đã ly dị thường rất yếu ớt trước cuộc đời, chúng đánh mất cảm giác an toàn, sự ổn định và tin tưởng nơi người khác.
Do không gian hạn chế tính nhạy cảm của vấn đề này. Chúng tôi muốn khích lệ bạn nghiên cứu sâu hơn những gợi ý bên dưới đây mà trải qua năm tháng đã chứng tỏ là hiệu quả. Có nhiều phương cách khéo léo để giúp đỡ con cái chúng ta có thể lớn lên cách lành mạnh, duy trì được nếp sống đạo trong những gia đình pha trộn.
- Hầu hết các gia đình pha trộn là hậu quả của hành động ly dị. Vì vậy những ai đã kết hôn lần hai tránh lặp lại vết xe đổ của lần ly dị trước.
- Những ông cha dượng và những bà mẹ kế cần tìm kiếm các phương cách khéo léo, khôn ngoan để thu phục tình cảm của những đứa trẻ mà không do mình sinh ra. Sẽ là thiếu khôn ngoan cho những ông cha dượng hay mẹ kế giành lấy vai trò quyết định tối hậu trong gia đình mà thực ra họ không có.
- Hãy nói với những đứa trẻ mà bạn không sinh ra chúng: “Tôi không phải là cha/mẹ của em nhưng tôi muốn được trở thành người bạn của em. Nếu em cần tôi, tôi sẽ ở bên cạnh em bất cứ lúc nào.”
- Cha dượng hay mẹ kế cần chứng tỏ chính mình đầy kiên nhẫn và biết cách yêu thương con trẻ của người khác.
- Cha dượng hay mẹ kế phải dành sự tôn trọng cho cha mẹ đẻ của con trẻ khi phải đưa ra những quyết định cá nhân liên quan tới đứa trẻ.
- Cả cha mẹ đẻ và cha dượng / mẹ kế phải cùng làm việc với nhau trong một quan điểm thống nhất để nuôi dạy con trẻ lớn lên cách lành mạnh.
- Cha mẹ kế sẽ không bao giờ làm trọng tài đứng giữa cha mẹ ruột và con cái của họ, trừ phi được yêu cầu phải làm như thế hay con trẻ đang ở trong tình trạng nguy hiểm.
- Cha mẹ kế thường có khuynh hướng sử dụng uy quyền trên con trẻ quá sớm. Điều này thực sự không tốt. Vì vậy cha mẹ ruột phải thảo luận cùng người phối ngẫu của mình để giúp đỡ nhau hoàn thành vai trò làm cha mẹ, đồng thời khiến cho con trẻ nhận ra tình thương của cha mẹ kế đối với chúng.
- Hãy trở nên một chiếc cầu nối kết các khoảng trống từ cuộc ly dị trước hoặc từ một biến cố đau thương nào đó khiến người phối ngẫu trước đây phải qua đời. Không nên làm bất cứ điều gì khiến cho gia đình pha trộn phải bị chia cắt thêm lần nữa. Rủi ro này rất thường xảy ra khi các cha mẹ trong gia đình tranh cãi với nhau về cách nuôi dạy con trẻ.
- Phải dành thời gian ở với nhau để tìm kiếm sự hiệp một trong gia đình. Điều này sẽ giúp cho các thành viên trong gia đình dễ hòa đồng với người khác và tránh đi tình trạng sống “ốc đảo biệt lập.”
- Cha mẹ kế phải tạo một bầu không khí vui vẻ với những tiếng cười trong sáng cho các con trẻ. Điều này sẽ làm cho con cái khỏi bị trầm cảm. Nên ưu tiên cho điều này. Không có yếu tố nào có thể thay thế cho một môi trường vui vẻ dễ chịu.
KINH THÁNH THAM KHẢO
Thi thiên 127:1; Rô-ma 12:1; 1 Côr. 13; Ê-phê-sô 4:32; 6:1-4; 1 Ti-mô-thê 3:4; 5:8; Tít 2:3-5.
Hướng Đi biên soạn
Sách tham khảo:
The Bible’s Answers To 100 of Life’s Biggest Questions, by Norman L. Geisler & Jason