Hơn 95% người Thái là thành viên của phái Phật giáo Tiểu Thừa. Thái Lan khá bao dung với các tôn giáo khác, nhưng số lượng của người “ngoại giáo” rất ít: Chiếm ưu thế trong số này là 1 triệu tín đồ Đạo Hồi nằm ở 4 tỉnh giáp ranh Malaysia; có khoảng 250,000 Cơ đốc nhân và một nhóm nhỏ người theo Ấn Độ giáo, đạo Xích,và Khổng Giáo. Ở Thái Lan người ta được hoàn toàn tự do thờ phượng thần của mình vì vua đã ban hành sắc lệnh như vậy để bảo vệ tất cả các tôn giáo.
Lịch sử Cơ đốc giáo ở Thái Lan
Người Bồ Đào Nha là người châu Âu đầu tiên đã đến Thái Lan năm 1518 và được phép mở mục vụ Cơ đốc ở đây. Thực tế, vua Thái lan đã ủng hộ một số tiền lớn để xây dựng nhà thờ Công giáo La Mã đầu tiên trên đất nước này. Các thương nhân người Anh đã đến đây năm 1612 là các đại diện cho Công ty Đông Ấn lại thích thú với việc xây dựng nhà máy hơn là nhà thờ. Dưới triều vua Narai, một vị vua rất thích phương Tây, các giáo sỹ châu Âu và các nhà đầu cơ đã gây dựng được tầm ảnh hưởng lớn trên sân khách. Tuy nhiên, khi vua Narai qua đời năm 1688, các viên chức chính phủ do lo sợ nỗ lực cải đạo của các giáo sỹ nên đã cho sát hại hoặc trục xuất tất cả người phương Tây khỏi Thái Lan. Điều này để lại di chứng là một đất nước đóng cửa với phương Tây trong 100 năm sau đó.
Năm 1780, vua Taksin cho phép các giáo sỹ người Pháp được vào Thái Lan, và giống như vị vua trước, vua Taksin đã giúp đỡ họ xây dựng nhà thờ. Đầu thế kỷ 19, theo ước tính có khoảng 1.000 Cơ đốc nhân người Thái ở Băng Cốc, là dòng dõi của người Bồ Đào nha kết hôn với người Thái. Các giáo sỹ Tin Lành bắt đầu đến vào năm 1828 và từ năm 1833 các giáo sỹ Mỹ cư trú liên tục ở đây. Sau 18 năm, 22 giáo sỹ đã thất bại trong việc cải đạo cho dân chúng, nhưng ảnh hưởng phi tôn giáo của họ lại rất sâu sắc. Họ mang sự hiểu biết khoa học hiện đại và y học phương Tây đến đất nước này. Năm 1835, các giáo sỹ Mỹ thiết lập nhà in đầu tiên sử dụng tiếng Thái.
Vua Mongkut học tiếng Anh từ những người bạn giáo sỹ Mỹ và được họ giới thiệu đến với Cơ đốc giáo. Tuy nhiên, ông không tiếp nhận Sự Mặc Khải Thiên Thượng hoặc Sự Cứu Chuộc Tội Lỗi, chỉ tin vào lý trí con người thuần túy. Người ta hay trích dẫn câu nói này của ông: “Những điều bạn dạy họ làm thật rất đáng ngưỡng mộ, nhưng những gì bạn dạy họ tin thật là ngốc nghếch.” Ông không thấy nỗi nguy hại trong niềm tin Cơ đốc giáo. Cả Công giáo và Tin Lành đều nhận được lợi ích từ sự giúp đỡ của ông trong nhiều cách.
Dù ở đầu thế kỷ này, các giáo sỹ theo phái Trưởng Lão nhìn thấy sự tăng trưởng xảy ra trong Hội thánh người Thái, nhưng nó chỉ bắt đầu phát triển sau một vài năm. Sau đó, trong suốt Chiến Tranh Thế Giới Thứ 2, số lượng tín hữu sụt giảm, nhưng bắt đầu tăng lại sau khi chiến tranh kết thúc cũng là thời điểm có một dòng chảy các giáo sỹ và mục vụ mới tràn vào nước này, ví dụ: Mục vụ OMF (Hiệp Hội Thông Công Giáo Sỹ Nước Ngoài), mục vụ New Tribes và mục vụ WEC (Truyền giảng về Chúa Cứu Thế cho thế giới). Tuy nhiên, phải đến tận đến những năm 1970 các hội thánh mới bắt đầu lớn mạnh.
Mặc dù, sinh là người Thái có nghĩa là người Phật giáo, nhưng trung bình số người Thái là người theo Phật thì không nhiều hơn số người phương Tây coi mình là Cơ đốc nhân. Một số nghi thức được hầu hết mọi người làm theo, nhưng chỉ có số ít người theo tất cả các luật lệ của Phật giáo. Có vẻ như Đạo Phật đã mất nhiều điểm thu hút đới với người Thái. Tình trạng lộn xộn kinh tế những năm gần đây đã tạo sự cởi mở mới trong người Thái trong khi nhiều người đang tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời bên cạnh chủ nghĩa duy vật.
Người viết: Marja Woensdregt và Chompuu Kanjanda
Người dịch: Hadassah Phạm
Nguồn http://www.ywamthai.org/office/religion