Thứ Bảy , 23 Tháng Mười Một 2024
Home / Trang Chủ / Thanh Tẩy

Thanh Tẩy

I Giăng 1:1-10
“Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác”. (câu 9)

t 1

Một trong những khám phá vĩ đại nhất mà chúng ta có thể tìm thấy khi sống một đời sống Cơ đốc nhân một cách trọn vẹn chính là quyền năng của Chúa sẽ tuôn chảy trên đời sống khi chúng ta học được cách xưng tội mình ngay với Ngài và cầu xin sự tha thứ hoàn toàn từ Ngài.

Xưng tội ngay lập tức.
Chúa đã tha thứ tất cẩ tội lỗi cho chúng ta ngay khi chúng ta được biến đổi thành người mới, nhưng bởi vì mỗi ngày chúng ta phải sống trong thế giới đầy tội lỗi nên đôi lúc chúng ta quên đi trách nhiệm của Cơ đốc nhân và rơi vào tội lỗi của chính mình. Chúng ta nói dối, ăn cắp, lừa lọc, thề thốt, xúc phạm người khác hoặc nóng giận, thì chính lúc đó chúng ta biết rằng bản thân đã đánh mất Chúa và tội lỗi bắt đầu đi vào đời sống chúng ta. Thế thì chúng ta phải làm gì? Nếu chúng ta chỉ cảm thấy giày vò, đau khổ khi phạm tội mà không làm gì để thay đổi thì chúng ta sẽ rơi vào sự buồn bã, chán nản và thất vọng. Thánh Kinh cho chúng ta câu trả lời cho tình cảnh như thế này chính là hãy xưng tội mình ngay lập tức. Chúng ta nên bỏ hết những sai trái, bằng cách xin Chúa tha thứ trước tiên, sau đó hãy cầu xin sự tha thứ từ những người mà ta đã làm tổn thương họ. Khi chúng ta tập luyện và tiếp tục duy trì thói quen này, đời sống Cơ đốc nhân của mình sẽ được đổ đầy bởi năng quyền và sự bình an. Tội lỗi chỉ có thể được thanh tẩy bởi huyết của Chúa Giê-su Christ, ngoài tình yêu thương hay dung thứ mọi sự của Đấng Christ, thì không còn cách nào khác để tẩy sạch tội lỗi của chúng ta.

Đấng Christ là Đấng tha thứ.
Một người Cha – là một Cơ đốc nhân, đưa cho con trai mình một hộp đinh và một cây búa, và bảo đứa con hãy đóng những chiếc đinh đó lên tường. Đứa con ngoan ngoãn vâng lời, sau đó người cha nói rằng “Nào, con hãy dùng đầu còn lại của cây búa để gỡ những chiếc đinh mà con mới vừa đóng ra”. Khi những chiếc đinh đã được gỡ xuống, đứa con trai nhận ra điều mà cha anh ta muốn dạy khiến anh ta không thể nào quên được. Tội lỗi sẽ hằn lại dấu vết, nhưng Chúa có cách của Ngài để tẩy sạch tội lỗi mà không để lại bất kỳ dấu tích nào. Đó chính là nhờ huyết của Con Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Giê-su Christ.

Lời cầu nguyện.
Cha ơi, con thật vui mừng khi Ngài đã tha thứ tất cả những tội lỗi và sự sa ngã của con. Xin Ngài dạy con biết xưng tội mình ngay với Ngài và với những người con đã làm tổn thương họ, hầu cho những tội lỗi của con không làm Cha buồn và cả những người lân cận của con. Con xin dâng lên Ngài lời cầu nguyện trong danh Giê-su. Amen.

Tham khảo
I Giăng 2:1-12, Ê-phê-sô 1:7, Thi Thiên 130:4
1. Người hay bào chữa là người như thế nào?
2. Nó ứng dụng như thế nào vào đời sống của Cơ đốc nhân?

t 2

Every day with Jesus 

Tác giả: Selwyn Hughes (1928 – 2006)

Chuyển ngữ: Huỳnh Ngọc Dạ Thảo 


 

II Cô-rinh-tô 4:1-14
“… chúng tôi bị bắt bớ, nhưng không đến bỏ; bị đánh đập, nhưng không đến chết mất”. (câu 9)

images

Không còn nghi ngờ gì nữa, sứ đồ Phao-lô là một trong những tấm gương vĩ đại về một môn đồ thật trong thời Tân ước. Trong những vấn đề được kể ra dưới đây, ông không chỉ đơn thuần mong nhận được sự cảm thông, mà ông còn giải thích về bí mật mà ông đã tìm được – bí mật để đương đầu với khó khăn. Phao-lô nhận ra rằng, chính vì mối liên hệ giữa ông và Đấng Christ, Ngài sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ hoàn cảnh nào xảy đến với ông nếu như đó không nằm trong kế hoạch, mục đích to lớn hơn của Ngài.

Vì ý muốn tốt lành
Nào, cùng xem điều này có hấp dẫn không? Ngài sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ tai hoạ nào xảy đến cho chúng ta nếu như nó không vì ý muốn tốt lành của Ngài trên đời sống mỗi người, để qua đó chúng ta có thể đối diện nan đề với một tinh thần tích cực, lạc quan hơn là tuyệt vọng. Đây là một lẽ thật cảm động nhất trong Tân ước. Và nếu như bạn sống đến hàng nghìn năm chăng nữa, bạn cũng không thể khám phá được điều gì ý nghĩa hơn sự tốt lành này của Ngài, chính là Ngài không bao giờ để cho bất kỳ điều gì xảy đến cho con cái của Ngài trừ khi Ngài nhìn biết trước được nó sẽ có ích cho cuộc đời của bạn. Đó là lý do vì sao sứ đồ Phao-lô nói rằng “chúng tôi bị bắt bớ, nhưng không đến bỏ; bị đánh đập, nhưng không đến chết mất”.

Thông điệp tuyệt vời nhất
Mặc cho bạn đang đối diện với những nan đề gì hôm nay, nó có khó khăn đến đâu chăng nữa, bạn hãy luôn nhớ rằng, bạn là con của Đức Chúa Trời, Ngài sẽ che chở bạn khỏi những cơn cuồng phong bủa vây bạn từ mọi phía. Thuở xưa, Đấng đã bước lên thập tự giá và đem đến một thông điệp tuyệt vời cho nhân loại, thì hôm nay, chính Ngài cũng là Người sẽ luôn ở bên cạnh bạn. Vì thế, hãy bước ra và đối diện với nan đề, và biết rằng không gì có thể tấn công bạn một khi bạn thuộc về Đức Chúa Giê-su Christ.

Lời cầu nguyện
Lạy Cha, làm sao con có đủ lời để cảm tạ Ngài vì lời hứa quá vĩ đại mà Ngài đã ban cho con? Con muốn trở thành một môn đồ của Ngài, sống với năng quyền này mỗi giây phút trong cuộc đời con. Amen.

Tham khảo
II Cô-rinh-tô 12:1-10, Châm ngôn 2:8, II Ti-mô-thê 4:18
1. Ngài đã nói gì với nan đề của Phao-lô?
2. Phao-lô đã trả lời như thế nào?   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn