Thứ Ba , 21 Tháng Một 2025
Home / MỖI TUẦN MỘT SỨ ĐIỆP / Westminster – Bản Tuyên Xưng

Westminster – Bản Tuyên Xưng

Những Điều Chúng Tôi Tin

Hệ thống giáo lý của chúng tôi là đức tin Cải Cách, còn được gọi là giáo lý của Calvin (vì Calvin là người quan trọng nhất trong thời kỳ Cải cách). Nó tập hợp các giáo lý quan trọng nhất được dạy trong Kinh thánh. Những giáo lý về Chủ Quyền Ân Điển này được nêu ra trong bản Tuyên Xưng Đức Tin Westminster và trong sách Giáo Lý Dài và Giáo Lý Ngắn (có kèm theo dẫn chứng Kinh thánh). Hệ thống giáo lý của chúng tôi được tóm tắt trong các đoạn sau.

  • Kinh Thánh, được Đức Chúa Trời soi dẫn, hoàn toàn đáng tin cậy và không có sai trật. Vì vậy, chúng ta cần phải tin và vâng theo lời dạy của Kinh Thánh. Kinh Thánh là nguồn duy nhất của sự mặc khải đặc biệt cho hội thánh ngày nay.
  • Đức Chúa Trời chân thật là cá nhân (personal), nhưng ngoài tầm hiểu biết của chúng ta. Ngài là một thần linh vô hình, hoàn toàn tự lập và không bị ràng buộc bởi không gian hoặc thời gian, hoàn toàn thánh thiện và công chính, yêu thương và nhân từ. Trong sự hợp nhất của ba ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh.
  • Đức Chúa Trời đã tạo ra trời và đất, và tất cả những gì trong đó. Ngài gìn giữ và cai quản chúng phù hợp với ý định đời đời của Ngài. Đức Chúa Trời là Đấng tối cao (hoàn toàn kiểm soát), nhưng điều này không giảm trách nhiệm của con người.
  • Vì tội lỗi của người đầu tiên, là A-đam, cả nhân loại đều bị hư hoại về bản chất, chết trong tội lỗi và phải chịu cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời. Nhưng Đức Chúa Trời đã quyết định, với giao ước ân điển, rằng tội nhân có thể nhận được sự tha thứ và sự sống đời đời bởi đức tin nơi Chúa Giê-su Christ. Đức tin nơi Đấng Christ là con đường cứu rỗi duy nhất, trong thời Cựu Ước cũng như Tân Ước.
  • Chúa Con đã mặc lấy bản chất con người trong lòng trinh nữ Ma-ri, để tại nơi ấy, Chúa Giê-su, có được một sự kết hợp về bản chất thần tính và nhân tính. Chúa Giê-su Christ đã sống một cuộc đời vô tội, đã chết trên thập tự, đã mang tội lỗi và nhận lấy cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời. Những ai tin Ngài sẽ được cứu rỗi (những người Ngài chọn). Ngài đã sống lại từ cõi chết và thăng thiên về trời, nơi Ngài ngự và cai trị nước của Ngài (hội thánh). Ngài sẽ trở lại để phán xét kẻ sống và kẻ chết, đem dân của Ngài (với thân thể vinh hiển, phục sinh) vào sự sống đời đời, và giao kẻ ác vào hình phạt đời đời.
  • Những người Đức Chúa Trời đã định sẵn cho sự sống, được kéo đến với Đấng Christ qua tác động bên trong của Thánh Linh khi họ nghe phúc âm. Khi họ tin Đấng Christ, Đức Chúa Trời tuyên bố (xưng họ) họ là công bình, tha thứ tội lỗi của họ và chấp nhận họ là người công bình, không phải vì công bình nào của họ, nhưng bằng cách tác động công bình của Đấng Christ cho họ. Họ được nhận làm con cái của Đức Chúa Trời và được Chúa Thánh Linh ngự trị, Ngài thánh hóa, giúp đỡ họ ngày càng ngưng phạm tội và hành động ngay chính. Họ ăn năn tội lỗi (cả trước khi họ tin và sau đó), làm những việc lành như là kết quả của đức tin, và kiên trì đến sự hiệp thông với Đấng Christ, với sự bảo đảm về sự cứu rỗi của họ.
  • Các tín đồ cố gắng vâng giữ luật đạo đức của Đức Chúa Trời, được tóm tắt trong Mười Điều Răn, không phải vâng giữ để được cứu, nhưng vì họ yêu mến Đấng Cứu Rỗi và muốn vâng lời Ngài. Đức Chúa Trời là Chúa của lương tâm, vì vậy con người không bị bắt buộc phải tin hoặc làm bất cứ điều gì trái với, hoặc ngoài Lời của Đức Chúa Trời trong các vấn đề đức tin hay thờ phượng.
  • Đấng Christ đã thiết lập hội thánh của Ngài, để quy tụ và toàn thiện dân của Ngài, Lời của Ngài, các thánh lễ báp têm (được thực hiện cho con cái của các tín hữu, cũng như của những người tin Chúa) và tiệc thánh (trong đó, thân thể và huyết của Đấng Christ hiện diện thuộc linh cho đức tin của các tín đồ), và việc kỷ luật các thành viên bị vi phạm trong giáo lý hoặc cuộc sống. Cơ đốc nhân nhóm họp vào Chúa Nhật để thờ phượng Đức Chúa Trời với cầu nguyện, nghe Lời Chúa được đọc và giảng, hát thánh ca, và nhận các thánh lễ.

LINKS

THẦN HỌC CẢI CÁCH

Nói chung, Thần học cải cách bao gồm bất kỳ giáo lý niềm tin mà nguồn gốc Cải cách Tin lành trở lại vào thế kỷ 16. Tất nhiên, chính các nhà cải cách đã truy nguyên giáo lý của họ đối với Kinh Thánh, khi nó được trình bày bởi cương lĩnh “sola Scriptura” của họ (Sola Scriptura có nghĩa là “Chỉ một mình Kinh Thánh”), do vậy, Thần học cải cách không phải là một hệ thống tín ngưỡng “mới” nhưng nó là sự tìm kiếm để tiếp tục giáo lý của các sứ đồ.

Nhìn chung, Thần học Cải Cách giữ vững thẩm quyền của Kinh Thánh, quyền tối thượng của Đức Chúa Trời, sự cứu chuộc bởi ân điển của Đấng Christ, và sự cần thiết của công tác truyền giáo. Đôi khi nó được gọi là thần học Giao Ước bởi vì tầm quan trọng của nó đối với giao ước của Đức Chúa Trời được thực hiện với Adam và giao ước mới đến qua Đức Chúa Giêsu Christ (Lu-ca 22:20).

Thẩm quyền của Kinh Thánh. Thần học cải cách dạy rằng Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời đã được soi dẫn và có thẩm quyền, đầy đủ trong mọi vấn đề về đức tin và thực hành.

Quyền tối thượng của Đức Chúa Trời. Thần học cải cách dạy rằng Đức Chúa Trời cai trị với sự kiểm soát tuyệt đối trên mọi tạo vật. Ngài đã định trước tất cả các sự việc và do đó không bao giờ thất vọng do những hoàn cảnh. Điều này không làm giới hạn ý chí của con người, nó cũng không biến Đức Chúa Trời trở thành tác giả của tội lỗi.

Sự cứu rỗi bởi ân điển. Thần học cải cách dạy rằng, trong ân sủng của Đức Chúa Trời và lòng thương xót của Ngài đã chọn để chuộc con người trở lại với Ngài, đưa họ ra khỏi tội lỗi và sự chết. Giáo lý cải cách về sự cứu rỗi thường được thể hiện qua thể thơ với chử đầu TULIP (cũng được gọi là năm điểm của Calvin):

T- (Total depravity) – Sự bại hoại toàn diện. Con người hoàn toàn bất lực trong tình trạng tội lỗi của mình ở dưới cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời và không thể nào làm vừa lòng Đức Chúa Trời. Sự sa ngã toàn diện cũng có nghĩa là con người sẽ không tự tìm đến được với Đức Chúa Trời, cho đến khi Chúa ân cần thúc giục họ làm như vậy (Sáng thế ký 6: 5; Giê-rê-mi 17: 9; Rô-ma 3:10-18).

U – (Unconditional election) Sự tuyển chọn vô điều kiện. Đức Chúa Trời, từ thuở xa xưa, đã lựa chọn để cứu nhiều tội nhân, mà không ai có thể đếm được (Rô-ma 8: 29-30; 9:11; Êphêsô 1: 4-6,11-12).

L – (Limited atonement) Sự chuộc tội giới hạn. Cũng được gọi là “sự cứu chuộc đặc biệt” Đấng Christ đã cất khỏi sự phán xét cho những kẻ được chính Ngài chọn bằng cách đền tội thay cho họ qua sự chết của Ngài. Nói cách khác, Ngài không chỉ đơn thuần ban sự cứu chuộc “có thể”, Ngài thực sự nắm giữ nó và ban cho những kẻ mà Ngài đã chọn (Ma-thi-ơ 1: 21, Giăng 10:11, 17: 9; Công Vụ 20: 28; Rô-ma 8: 32; Ê-phê-sô 5: 25).

I – (Irresistible grace) Ân sủng không thể chống lại. Trong tình trạng sa ngã của chính mình, con người đã kháng cự lại tình yêu thương của Thượng Đế, nhưng ân sủng của Chúa làm việc trong tấm lòng của họ làm cho họ có lòng khao khát điều mà họ đã kháng cự trước đó. Điều đó có nghĩa rằng, ân sủng của Đức Chúa Trời sẽ không thất bại để hoàn thành chương trình cứu chuộc cho những ai đã được chọn (Giăng 6: 37,44; 10:16).

P – (Perseverance of the saints) Sự kiên trì của các thánh đồ. Đức Chúa Trời bảo hộ thánh đồ của Ngài không bị sa ngã ; do đó, sự cứu rỗi là đời đời (Giăng 10: 27-29; Rô-ma 8: 29-30; Êphêsô 1: 3-14).

Sự cần thiết của công tác truyền giáo. Thần học cải cách dạy rằng các Cơ đốc nhân ở thế gian phải tạo nên một sự khác biệt, tâm linh thể hiện qua công tác truyền giáo và xã hội thể hiện qua cuộc sống thánh khiết và lòng thương xót.

Những đặc điểm khác của thần học cải cách nói chung bao gồm việc thực hành hai thánh lễ (báp têm và tiệc thánh), một cái nhìn cessationist về những ân tứ thuộc linh (Cessationist là giáo lý nói đến các ân tứ như: nói tiếng lạ, chữa lành, nói tiên tri và những ân tứ này không còn được mở rộng đến giáo hội), và quan điểm không theo thuyết thời kỳ của Kinh Thánh (Thuyết thời kỳ là hệ thống thần học có hai phân biệt cơ bản: 1) Giải thích theo nghĩa đen một cách nhất quán của Kinh Thánh, đặc biệt là lời tiên tri Kinh Thánh. 2) Sự phân biệt giữa Israel và Hội Thánh trong chương trình của Thiên Chúa.).

Những tác phẩm của Giăng Calvin, Giăng Knox, Ulrich Zwingli, và Martin Luther rất được tôn trọng trong những giáo hội Cải Cách. Bản tín điều Westminster Confession (Lời tuyên xưng đức tin) là hiện thân của Thần học truyền thống Cải Cách. Các hệ phái hiện đại thuộc truyền thống Cải Cách bao gồm hội thánh Trưởng Lão, hội thánh tự quản, và một số hội thánh Baptist.

English

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn