Đức Chúa Jêsus vừa xây lại, thấy hai người đi theo mình, thì phán rằng: Các ngươi tìm chi? Thưa rằng: Ra-bi (nghĩa là Thầy), Thầy ở đâu?
Giăng 1:38
Đám đông tụ họp nghe Giăng báp-tít rao giảng, nhiều người tin và nhận báp-tem. Trong số đó có Giăng và Anh-rê. Vở kịch yên tĩnh diễn ra được mô tả trong Giăng 1:35-42 là một phần của kế hoạch Đức Chúa Trời cứu chuộc thế giới hư mất.
Màn 1. Đi theo sau Chiên Con. Mục đích của Giăng Báp-tít là dọn đường cho người ta đến với Chúa Giê-su. Ông không muốn dân sự đề cao chức vụ của mình. “Ngài phải dấy lên, ta phải hạ xuống.” (Giăng 3:30). Giữa vòng những môn đồ của Giăng Báp-tít có Giăng và Anh-rê làm nghề chài lưới ở vùng Ca-bê-na-um. Khi Giăng Báp-tít giới thiệu Chúa Cứu thế: “Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời! Hai môn đồ (Giăng và Anh-rê) nghe lời đó, bèn đi theo Đức Chúa Jêsus.” (Giăng 1:36- 37). Tin cậy Chúa Giê-su là khởi đầu của đời sống Cơ đốc nhân. Tuy nhiên đó chỉ mới là sự khởi đầu.
Màn 2. Đối mặt với một quyết định. Nhận biết có hai người đi theo mình, Chúa Giê-su hỏi:”Các ngươi tìm chi?” (câu 38). Tại sao dân sự đi theo Chúa Giê-su trong khi Ngài thực hành chức vụ trên đất? Một số người hiếu kỳ phấn khích trước các phép lạ của Ngài. Một số khác hâm mộ sự giảng dạy. Một số khác đi theo đám đông, trong khi một số khác bước ra khỏi đámđông và thiết lập một mối quan hệ cá nhân với Ngài. Chúa Giê-su cứu chuộc và biến đổi con người. Chúng ta phải tự hỏi lòng mình có động cơ đúng đắn hay không khi bước theo Chúa để phục vụ Ngài. Lưu ý là hành động đúng có thể bị ô uế bởi động cơ sai.
Màn 3. Tuân theo mệnh lệnh. Có thể hai môn đồ không thực sự nhận thức họ đang tìm kiếm điều gì. Đó là lý do tại sao họ trả lời câu hỏi của Chúa Giê-su bằng một câu hỏi khác: “Thưa thầy, thầy ở đâu?” (câu 38).Một sinh viên trẻ Do Thái hỏi thầy của mình, “Tại sao khi tôi hỏi thầy một câu hỏi, thầy luôn luôn trả lời bằng một câu hỏi khác?”Người thầy trả lời, “Tại sao tôi không nên hỏi anh?” Có khả năng Andrew và John muốn thích nghi với lịch trình của Chúa chúng ta và do đó đề nghị đến thăm Ngài sau đó, vì vậy họ hỏi Ngài sống ở đâu. Nhưng Chúa Giê-su muốn nói với họvào lúc này, “Hiện nay là thì thuận tiện, hiện nay là ngày cứu rỗ.” (2 Côr. 6:2). Động từ “Hãy đến” rất thường được Chúa Giê-su sử dụng. “Hãy đến xem” dẫn chúng ta “hãy đến uống” (Giăng 7:37-39), “đến và ăn” (21:12). Chúa Giê-su ở đâu? Ngài không ở trong đền thờ do con người xây dựng (Công vụ. 7:48-50) nhưng Ngài “ngự trong nơi cao và thánh, với người có lòng ăn năn đau đớn và khiêm nhường, đặng làm tươi tỉnh thần linh của những kẻ khiêm nhường, và làm tươi tỉnh lòng người ăn năn đau đớn.” (Ê-sai 57:15). Giăng và Anh-rê là những ngư phủ khiê Ta ngự trong nơi cao và thánh, với người có lòng ăn năn đau đớn và khiêm nhường, đặng làm tươi tỉnh thần linh của những kẻ khiêm nhường, và làm tươi tỉnh lòng người ăn năn đau đớn.” (Ê-sai 57:15). Giăng và Anh-rê là những ngư phủ khiêm nhường. Lúc đầu tiên họ không có ý tưởng về cách mà Đức Chúa Trời sẽ sử dụng họ trong quãng đời còn lại. “Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, mà ban ơn cho kẻ khiêm nhường.” (1 Phi-e-rơ 5:5)
Màn 4 –Chia sẻ tin tức tốt lành. Chúa Giê-su thuyết phục hai ngư phủ rằng Ngài là Đấng Mê-si theo lời hứa, và họ phải đi ra công bố điều này cho người khác. Anh-rê đi ra gặp anh của mình là Si-môn và dẫn đưa người này đến với Christ. Và chúng ta cũng có lý do để tin rằng Giăng đã đưa dẫn người anh em trai của mình là Gia-cơ đến với Chúa Cứu thế. Cả bốn người này đã trở về với nghề nghiệp chài lưới của họ cho tới khi Chúa Giê-su kêu gọi họ trở nên những tay đánh lưới người (Lu-ca 5:1-11).
Chúa Giê-su đã đi qua nhiều nơi khác nhau trong chức vụ, nhưng nơi mà Ngài a thích nhất là tấm lòng khiêm tốn của những môn đệ vâng phục đang tuyên bố với thế giới: Đây là Chiên con của Đức Chúa Trời.
Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy
Khải. 3:20