Thứ Sáu , 15 Tháng Mười Một 2024
Home / Trang Chủ / Càng Gần Chúa Hơn

Càng Gần Chúa Hơn

Tôi từng rất thích sinh nhật. Tôi vẫn còn nhớ mình đứng trước cổng nhà hào hứng chờ các bạn đến dự bữa tiệc sinh nhật 5 tuổi của mình. Tôi không chỉ vui vì có bong bóng, quà tặng, và bánh sinh nhật. Tôi vui vì mình không còn 4 tuổi nữa! Tôi đang lớn lên!
Nhưng khi lớn hơn, sinh nhật đôi khi mang đến sự thất vọng hơn là hào hứng. Năm ngoái khi kỷ niệm sinh nhật đánh dấu tôi được mấy chục tuổi chứ không còn là mấy tuổi, vợ tôi Matie, đã chúc mừng bằng cách nhắc rằng tôi nên biết ơn bởi mình được cao tuổi hơn. Cô chỉ tôi Thi. 71, trong đó tác giả nói đến sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong suốt cuộc đời ông. Ông nhớ lại rằng Đức Chúa Trời đã “đem con ra khỏi lòng mẹ” (71 :6), và thốt lên những lời cảm tạ, “Lạy Đức Chúa Trời, Chúa đã dạy con từ buổi thanh xuân, cho đến bây giờ con vẫn rao truyền các công việc lạ lùng của Ngài” (c. 17). Và giờ, khi đã lớn tuổi, ông được cả vinh dự công bố: “sức mạnh của Ngài cho thế hệ này, cho thế hệ mai sau, và quyền năng Ngài cho dòng dõi kế tiếp.” (c. 18). Đức Chúa Trời đã ban phước bằng chính sự hiện diện của Ngài trong từng năm tháng của đời ông. Giờ sinh nhật nhắc tôi nhớ về sự thành tín của Đức Chúa Trời. Chúng giúp tôi ngày càng đến gần hơn với sự hiện diện của Đấng đã ở cùng tôi suốt những năm tháng này.
🙂
Lạy Chúa, xin nhắc con luôn rằng việc già đi nghĩa là càng gần Ngài hơn! Xin khiến lòng chúng con được đổ đầy với sự biết ơn về biết bao ơn lành của Ngài và xin giữ tâm trí con tập trung vào niềm vui của thiên đàng.
Lord, remind me often that growing older means
I am growing nearer to You! Keep my heart
filled with gratitude for Your many blessings,
and keep my mind fixed on the joy of heaven.
🙂
Hãy đếm các ơn phước dư dật của bạn – qua từng ngày sinh nhật!
Count your many blessings—birthday by birthday!
Không có mô tả ảnh.
NHƯ MỘT ĐỨA TRẺ…
Dr. Jim Denison
Một khách hàng đang lái xe qua chỗ mua thức ăn tại tiệm McDonald khi anh mở cửa xe để lượm thứ gì đó mà anh đánh rơi từ cửa sổ xe khi đang trả tiền. Khi anh vừa nhoài người ra, chiếc xe đã lăn bánh về phía trước. Cánh cửa xe đập vào một phần tiệm ăn, ghim anh giữa cánh cửa và khung xe. Một viên chức cảnh sát cho biết, “Những người giúp đỡ đầu tiên đã nỗ lực để hồi sinh nạn nhân, nhưng thảm thay, anh đã chết ngay tại hiện trường.”
Đây là lý do chúng ta cần những lời nhắc nhở như vậy: như C. S. Lewis đã lưu ý, “Lòng kiêu hãnh đã là nguyên nhân chính gây ra sự khốn cùng trong mọi quốc gia và mọi gia đình kể từ khi thế giới bắt đầu.” Thomas A. Tarrants của Viện C. S. Lewis cho biết thêm: “Đây không chỉ đơn giản là ý kiến cá nhân của Lewis mà là tổng hợp suy nghĩ của các thánh nhân vĩ đại qua các thời đại. Cả Augustine và Aquinas đều dạy rằng lòng kiêu ngạo là cội rễ của tội lỗi. Tương tự như vậy, Calvin, Luther và nhiều người khác. Hãy nhớ cho rằng: kiêu ngạo là tội lỗi lớn hơn tất cả mọi tội. Nó là công cụ hủy diệt và có hiệu quả nhất của ma quỷ”.
Hãy xem xét ba cách mà lòng tự cao thể hiện trong cuộc sống của chúng ta.
1. Thời gian. Trong Liturgy of the Ordinary: Sacred Practices in Everyday Life, Tish Harrison Warren đã trích dẫn lời Dorothy Bass, người đã cảnh báo chúng ta về “một thần học sai lầm: chúng ta cho rằng chúng ta, không phải Chúa, làm chủ thời gian. Chúng ta tin rằng giá trị của chúng ta phải được chứng minh bằng cách chúng ta dành hàng giờ của mình và rằng sự an toàn tối hậu của chúng ta phụ thuộc vào sự quản lý tốt của chính chúng ta.”
Warren thú nhận rằng Bass đã mô tả cô ấy “với độ chính xác đáng kinh ngạc.” Tôi cũng phải cùng thú nhận như vậy ngày hôm nay. Đó là lý do tại sao chúng ta nên tuyên bố, “Đây là ngày CHÚA đã hành động, Hãy hân hoan và vui mừng trong ngày ấy.” (Thi thiên 118: 24).
2. Sự thịnh vượng. Năm 2013, Margaret Loughrey đã trúng giải xổ số EuroMillions của Ireland là 37 triệu USD. Tuy nhiên, cô nói, năm 2019, “Tiền không mang lại cho tôi điều gì ngoài sự đau buồn. Nó đã phá hủy cuộc đời tôi. Tôi đã sống sáu năm trong sự đau buồn này. Tôi không tin vào tôn giáo, nhưng nếu có địa ngục, tôi đã ở trong đó. Nó đã tệ đến mức như vậy.” Gần đây người ta phát giát cô đã chết trong nhà của mình.
Nhà triết học Friedrich Nietzsche tuyên bố rằng “ý chí quyền lực” là động lực căn bản trong bản chất con người. Ông đặc biệt đúng về sự thịnh vượng. Càng có, chúng ta càng muốn có nhiều hơn. Nếu tiền là một phương tiện để tạo ra sức mạnh, chúng ta không bao giờ có thể có đủ. Đó là lý do tại sao “Mê tham tiền bạc là cội rễ mọi điều gian ác,” (1 Ti-mô-thê 6:10a).
3. Nghịch cảnh. Ngược lại, nghịch cảnh có thể thúc đẩy lòng kiêu ngạo. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể giải quyết các nan đề của mình, vì vậy chúng ta tự cố gắng nhiều hơn để làm tốt hơn.
Nghệ sĩ Winslow Homer đã nói thay cho nhiều người trong nền văn hóa tự lực khi ông tuyên bố: “Không có thứ gì gọi là tài năng. Cái mà họ gọi là tài năng không gì khác ngoài năng lực thực hiện công việc liên tục theo cách đúng đắn.”
Ngược lại, khi Phao-lô đối diện với “cái dằm trong thịt” mà sứ đồ không thể lấy ra theo sức riêng mình, ông đã nghe Đức Chúa Trời phán: “Ân sủng Ta đủ cho con rồi, vì quyền năng của Ta trở nên trọn vẹn trong sự yếu đuối.” (2 Cô-rinh-tô 12: 9a).
Hôm nay, chúng ta hãy đổi lời cầu nguyện của Đa-vít thành của chúng ta:
“Lạy CHÚA, lòng con không tự cao, Mắt con không tự đắc. Con cũng không theo đuổi những việc quá vĩ đại hay quá diệu kỳ cho con. 2 Nhưng tâm hồn con yên tĩnh và bình thản như đứa bé đã dứt sữa ở bên cạnh mẹ mình. 3 Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy trông cậy nơi CHÚA từ nay cho đến đời đời.” (Thi thiên 131).
Tấm lòng của anh chị em có “tự cao” trong niềm kiêu hãnh tự chủ, hay Đức Chúa Trời sẽ nói rằng anh chị em phụ thuộc vào Ngài như một đứa trẻ ở bên cạnh mẹ mình? Không có lựa chọn thứ ba.
Lược dịch: Nguyễn Thị Bảo Hạnh
Có thể là hình ảnh về hoa và ngoài trời
Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn