Nhấp chuột máy tính vào nút hình tam giác để nghe.
Mục sư Nguyễn Văn Huệ chia sẻ:
ÁP DỤNG LỜI CHÚA: NGÀY NAY THIÊN SỨ CỦA CHÚA ĐANG PHỤC VỤ CÁC THÁNH ĐỒ
–
Một thiên sứ của Chúa đến gần họ, và sự vinh hiển của Chúa chói lòa xung quanh, họ rất sợ hãi. Thiên sứ bèn phán rằng: Đừng sợ chi; vì nầy, ta báo cho các ngươi một tin lành, sẽ là một sự vui mừng lớn cho muôn dân; ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu thế, là Christ, là Chúa. Lu-ca 2:9-11.
THIÊN SỨ BÁO TIN
– Với trinh nữ Mary.
– Với ông bà già Xa-cha-ri và Elizabeth
– Với người chồng có nghĩa Giô-sép
– Với những người chăn chiên đang làm việc ngoài đồng…
THIÊN SỨ PHỤC VỤ CHÚA
-Thiên sứ hầu việc Chúa Jesus sau 40 ngày Chúa kiêng ăn.
-Thiên sứ dời tảng đá ngăn cửa mộ chôn xác Chúa.
-Thiên sứ mở cửa nhà tù cứu các sứ đồ bị tạm giam.
-Thiên sứ chỉ đường cho chấp sự Phi-líp đi làm chứng đạo.
-Thiên sứ chỉ đường cho ông Cọt-nây đi tìm cho được một Mục Sư.
-Thiên sứ sẽ loan báo và đồng tháp tùng Chúa Jesus khi Ngài tái lâm.
THIÊN SỨ ĐANG PHỤC VỤ CÁC THÁNH ĐỒ
Các thiên sứ há chẳng phải đều là thần hầu việc Đức Chúa Trời, đã được sai xuống để giúp việc những người sẽ hưởng cơ nghiệp cứu rỗi hay sao? (Hê-bơ-rơ 1:13-14)
Hãy giữ mình đừng khinh dể một đứa nào trong những đứa trẻ nầy; vì ta bảo các ngươi, các thiên sứ của chúng nó trên trời thường thấy mặt Cha ta, là Đấng ở trên trời” (Ma-thi-ơ 18:10)
Tôi không thể nào kích động hơn nữa. Mục sư và vợ ông ấy sẽ đến nhà tôi dùng bữa tối! Trong đời, tôi chỉ yêu thích có vài người – và một trong số đó chính là mục sư Shick. Mỗi lần tôi gặp ông, không cần biết chúng tôi đang ở đâu ông đền giang rộng hai cánh tay to lớn mà thân thiết ôm tôi.
Khi ba mẹ báo sẽ có ông bà mục sư đến dùng bữa tối, tôi nhảy nhót loi choi với niềm vui sướng ma chỉ có đứa trẻ bảy tuổi mới biểu hiện như vậy. Ngay sau đó, tôi chợt nhớ mình chẳng có món quà nào đó để tặng ông ấy, mà không hơn 10 ngày nữa là đến Giáng Sinh rồi.
Quỳ xuống gần những gói quà được chất đống quanh gốc cây, tôi bới bới lên, hy vọng ba tôi hoặc mẹ tôi dành riêng một món quà nào cho ông ấy. Nhưng không có gói quà nào dán nhãn “Mục sư Shick” cả.
Lúc thẳng người lên, ánh mắt tôi bắt gặp một món đồ trang trí trên cành thông. Đó là một chú bé đánh trống bằng gỗ, cao khoảng tám cm. Tôi nghĩ bụng: Tối qua tại nhà thờ, James, con trai của mục sư Shick, đã đánh trống khi một thiếu niên khác đứng hát bài “Chú Bé Đánh Trống”. Hẳn mục sư thích bài hát lắm nên mới cho con trai ông diễn cảnh đó vào mùa Giáng Sinh.
Tôi vội vàng giật hình người bằng gỗ ra khỏi cành cây, chộp lấy một mảnh giấy màu sặc sỡ và hối hả chạy về phòng ngủ của mẹ. Tôi nhanh tay gói hình người trong mớ giấy màu và bọc nguyên cái gói nhỏ với nguyên cuộn băng keo.
Chẳng bao lâu, mục sư và vợ ông ấy bước vào trong nhà. Chúng tôi cùng ngồi xuống bàn ăn, và tôi bắt đâu ăn món thịt băm với mì ống spaghetti trong khi người lớn trò chuyện. Thức ăn ngon tuyệt và cuộc nói chuyện cực kỳ ấp dẫn tới nổi tôi suýt quên mất món quà. Mãi khi món tráng miệng được dọn lên, tôi mới nhớ.
Thò tay dưới ghế, tôi chộp lấy món quà, bất ngờ giơ cái gói giấy dán chằng chịt băng keo lên mà chẳng mào đầu gì cả:
– Đây ạ. Chúc Mừng Giáng Sinh.
Mặt ba mẹ tôi xanh lè xanh lét. Họ hoàn toàn không biết tội tặng cho mục sư cái gì.
Mục sư cầm lấy món quà nhỏ và mỉm cười:
– Michele, con thật là tử tế.
Ông ấy mất nhiều phút để mở gói quà ra, nhưng không được. Ông ấy đành quay sang ba tôi và nói:
– Có lẽ tôi phải mượn ông bà một cây kéo. Ông bà có sẵn không ạ?
Ba tôi đứng lên, lấy một cây kéo trong ngăn tủ đưa cho mục sư.
Với vài nhát kéo và một cái giật thật mạnh, mục sư Shick phát hiện ra cái gì nằm dưới lớp băng keo chằng chịt đó: một chú bé đánh trống bằng gỗ. Lúc này, trông hình hài chú ta nhỏ bé hơn và thảm hại hơn.
Mục sư hả to miệng và thở mạnh:
– Chúa ơi! Món quà này hay vô cùng, con gái à.
Tôi mỉm cười e thẹn:
– Nó làm con nhớ cảnh tối qua, khi James đứng đánh trống. Con thích bài hát “Chú Bé Đánh Trống” lắm!
Sau khi chúng tôi ăn kem xong, mụs sư thân thiết ôm tôi và hai vợ chồng ông ấy ra về. Tôi không chắc ông ấy có thích món quà của tôi không, nhưng tôi sung sướng là mình vẫn nhớ đến ông ấy theo một cách đặc biệt nào đó.
Mục sư Shick vừa khuất dạng ngoài kia thì ba tôi quay sang tôi và tra hỏi ngay:
– Tại sao con tặng mục sư món đồ trang trí cũ xì đó?
Tôi lắp bắp:
– Con tưởng mục sư thích nó.
Ba tôi cảnh cáo:
– Lần sau, muốn lấy cái gì ra khỏi cây Giáng Sinh là phải hỏi, nghe chưa? Nếu con muốn tặng mục sư món đồ trang trí, con nên tặng một trong những thứ pha lê xinh đẹp này.
Bây giờ tôi mới biết rằng món quà của tôi không được ai hoan hô, và mắt tôi dán chặt xuống nền nhà:
– Con xin lỗi.
Chủ Nhật tới, tôi cảm thấy “quê độ” đến nỗi không muốn bước chân vào nhà thờ. Tôi nghĩ, có lẽ ba nói đúng. Lẽ ra tôi nên tặng mục sư một vật trang trí to lớn hơn, một vật nhiều màu sắc và lấp lánh lên khi có ánh sáng. Chẳng phải mục sư Shick là một nhân vật quan trọng sao?
Như thường lệ, chúng tôi ngồi ở dãy ghế đầu tiên. Mặt tôi cúi xuống và không tài nào ngước lên được. Tới giờ giảng, tôi bắt đầu rục rịch trên ghế và chân nọ đá chân kia.
Mục sư giơ vật trang trí chú bé đánh trống quen thuộc lên và nói:
– Hôm nay tôi muốn nói với mọi người về một món quà Giáng Sinh tuyệt vời mà tôi nhận được hồi tuần trước. Món quà cho thấy, thậm chí một đứa trẻ bảy tuổi cũng biết lý do tại sao chúng ta tặng quà cho nhau và ngày Giáng Sinh. Trong số những món quà mà tôi nhận được trong năm nay, món quà này có ý nghĩa rất nhiều đối với tôi. Và tôi xin giải thích với mọi người tại sao… Với những ai không tham dự buổi nhạc thánh ca, thì hôm đó, con trai đã diễn cảnh đánh trống trong bài “Chú Bé Đánh Trống”. Và hôm qua, con trai tôi quay trở lại trường đại học rồi. Tôi sẽ để vật này trên bàn làm việc của tôi, nó nhắc nhở tôi rằng dù con trai tôi đang ở đâu, nó vẫn là chú bé đanh trống của tôi.
Cả hội trường vỗ tay rào rào lên.
Cặp mắt mục sư rân rấn nước. Ông ấy nói mạnh mẽ hơn:
– Cháu bé nhắc tôi nhớ rằng món quà không hẳn là quan trọng, mà tình thương yêu mới là quan trọng. Tận đáy lòng, tôi muốn nói lời cảm ơn cháu bé.
Sau buổi lễ, tôi tới gặp mục sư và nhận được một cái ôm hôn thân thiết vào ngày Chủ Nhật. Mục sư cảm ơn tôi lần nữa về món quà giản dị đó. Những người đứng chung quanh biết tôi là cháu gái đã tặng món quà chú bé đánh trống, họ đều mỉm cười với tôi.
Cuối cùng, tôi lên tiếng được và lắp bắp:
– Khi con tặng nó cho mục sư, con lo lắng quá, không biết mục sư có thích không, vì nó quá nhỏ bé.
Mục sư trìu mến nhìn tôi:
– À, con cũng nhỏ vậy, và mục sư rất yêu con.
– Nhưng nó không đẹp. Nó không chiếu sáng lấp lánh.
– Nhưng với ta, nó lại rất đẹp như chính tấm lòng con vậy.
Cho tới tận hôm nay, vào mỗi mùa Giáng Sinh, khi tôi nghe bài hát “Chú Bé Đánh Trống” tôi đều nhớ tới gia đình mục sư Shick. Với tôi, vật trang trí bằng gỗ đó quá bé nhỏ, nhưng ý nghĩa của nó rộng lớn hơn cả cuộc sống. Từ lúc bảy tuổi, tôi đã biết rằng bản thân món quà không quan trọng; mà việc nó đem lại niềm vui cho người khác, nó biểu lộ yêu thương và chia sẻ với người khác, mới đúng là tinh thần của trao tặng.
–
Michele Wallace Campanelt
Nguồn: http://vnthuquan.org/
———————————-