Chủ Nhật , 22 Tháng Mười Hai 2024
Home / Trang Chủ / Kỷ Niệm 11 tháng 9

Kỷ Niệm 11 tháng 9

Một thế giới đầy rủi ro.

Ngày 11 tháng 9 năm nay đánh dấu 20 năm sau ngày nước Mỹ bị tấn công khủng bố kinh hoàng nhất trong lịch sử lập quốc khi nhóm khủng bố Al-Qaeda cướp máy bay dân sự  lao vào các mục tiêu: Trung tâm thương mại thế giới tại New York; cơ quan Bộ quốc phòng Mỹ tại  Washington DC và một nơi nào đó nhưng đã bị những hành khách  phản kháng kịch liệt trên chuyến bay United Flight 93 cất cánh từ Phi Trường Newark của New Jersey trên đường đến San Francisco. Máy bay đã lao xuống một nơi hoang dã tại Shanksville, Pennsylvania. Cuộc tấn công này đã  làm gần ba ngàn người gồm nhiều quốc tịch thiệt mạng.


Và gần đây nhất đại dịch Covid-19 đã làm cho trên bốn triệu người rải khắp toàn thế giới tử vong (con số thực tế có thể lớn hơn).

Chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều rủi ro. Hy vọng thực sự hôm nay của chúng ta là gì?

Kinh Thánh dạy:

“Hỡi anh em, là kẻ nói rằng: Hôm nay hoặc ngày mai, ta sẽ đi đến thành kia, ở đó một năm, buôn bán và phát tài, song ngày mai sẽ ra thế nào, anh em chẳng biết! Vì, sự sống của anh em là chi? Chẳng qua như hơi nước, hiện ra một lát rồi lại tan ngay.  Anh em phải nói trái lại: Ví bằng Chúa muốn, và ta còn sống, thì ta sẽ làm việc nọ việc kia” (Gia-cơ 4:13-15).

Mục sư Charles Stanley giải thích rằng Đức Chúa Trời cho phép những hoạn nạn, tai biến, nghịch cảnh, và những vấn đề tương tự (như đại dịch covid-19) xảy đến với đời sống chúng ta là có mục đích. Một số trong những mục đích đó 1à:

  • Để chúng ta chú ý đến Ngài – Để kéo chúng ta đến cùng Ngài.
  • Để giúp chúng ta đến chỗ biết Ngài – Để nhìn xem Ngài đúng như bản chất của Ngài.
  • Để nếm biết sự tốt lành của Ngài – Để có mối tương giao thân mật gần gũi với Ngài.
  • Để ngăn chúng ta xa cách và tránh né Đức Chúa Trời.

Những thất vọng của chúng ta thường là cơ hội để nhận biết Chúa. Ngài quan tâm đến giá trị tương lai đời đời nhiều hơn là sự dễ chịu hiện tại của chúng ta. Thật vậy, những khó khăn và hoạn nạn là những công cụ để Ngài uốn nắn chúng ta theo hình ảnh của Chúa Jesus. Bị ghi tên vào trong trường nghịch cảnh không bao giờ là điều vui thích cả. Nhưng nếu Đức Chúa Trời không đưa chúng ta qua các bài học hoạn nạn, chúng ta sẽ không bao giờ trở thành một con người có phẩm chất mà Ngài muốn chúng ta có. Nghịch cảnh chính là sự thử luyện phẩm hạnh chúng ta.

Rôma 8:28 hứa rằng: “Đức Chúa Trời khiến mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định.” Đức Chúa Trời thậm chí còn dùng những hoàn cảnh tai họa cho sự ích lợi của chúng ta.
Trong hoàn cảnh hiện nay, lời chia sẻ sau đây của Mục sư Bill Bright có thể an ủi mỗi chúng ta:
“Chúng ta có thể dâng mọi lo lắng và điều quan tâm của mình lên cho Chúa vì biết rằng Ngài quan tâm đến những gì xảy đến với chúng ta. Khi hoàn cảnh đau buồn, dịch bệnh  xảy ra, hãy nắm lấy sự yên ủi vì biết rằng không một sự khó khăn nào xảy đến đời sống bạn mà không có sự cho phép của Đức Chúa Trời. Biết được lẽ thật nầy không làm cho nghịch cảnh trở nên dễ chịu, nhưng cho chúng ta hy vọng rằng kết quả sẽ xứng đáng dầu chúng ta phải chịu bất cứ nỗi đau đớn nào.”

Trước khi điều tốt đẹp nhất sẽ đến, thì những điều tệ hại có thể đến trước. Trong thành ngữ của Người Mỹ có câu: The best is yet to come.

“The best is yet to come” được sử dụng khi bạn muốn khích lệ tinh thần một người nào đó giúp họ hướng đến một tương lai tốt đẹp đang chờ ở phía trước. Trong trường hợp mà người nói đang ở trong tình huống không mấy tốt đẹp nhưng họ vẫn hướng về những điều tốt đẹp đang đến. Dịch nghĩa câu trên là “điều tốt đẹp nhất vẫn còn đang ở phía trước.”

Là Cơ đốc nhân, bạn phải biết những gì đang chờ đợi bạn ở phía trước.

Giới thiệu một sứ điệp của Mục sư Chuck Smith:

https://lethat.net/con-dai-nan-va-hoi-thanh/

 

 

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn