Thứ Ba , 21 Tháng Một 2025
Home / MỖI TUẦN MỘT SỨ ĐIỆP / Kinh Thánh nói gì về những bệnh gây đại dịch?

Kinh Thánh nói gì về những bệnh gây đại dịch?

Những đợt bùng phát của các đại dịch khác nhau, như Ebola hay virus corona, đã khiến nhiều người thôi thúc hỏi tại sao Chúa cho phép- hay thậm chí gây ra- những đại dịch và những căn bệnh này có phải là dấu hiệu của thời kì cuối không. Kinh Thánh, đặc biết trong Cựu Ước, mô tả nhiều lần khi Chúa đem tai hoạ và bệnh tật tới trên dân của Ngài và trên kẻ thù của Ngài “để quyền năng của Ta được bày tỏ” (Xuất Ai Cập 9:14, 16). Ngài dùng ôn dịch trên dân Ai Cập để buộc Pha-ra-ôn giải thoát cho dân Israel khỏi cảnh nô lệ, đồng thời giúp cho dân Ngài khỏi bị ảnh hưởng bởi họ (Xuất 12:13; 15:26), do vậy bộc lộ quyền tể trị của Chúa trên những bệnh tật và tai hoạ.

Chúa cũng cảnh báo con dân Ngài về hậu quả của sự bất tuân, bao gồm ôn dịch (Lê-vi 26:21, 25). Trong hai thời điểm, Chúa phạt chết 14,700 người và 24,000 người vì nhiều hành vi bất tuân (Dân số 16:49 và 25:9). Sau khi ban Luật Môi-se, Chúa ra lệnh cho dân hoặc làm theo luật hoặc phải chịu nhiều tai ương, bao gồm cả những bệnh tật giống như Ebola: “Chúa sẽ đánh anh chị em bằng cách làm cho mất sức khỏe, bị sốt rét, bị nhiễm trùng, … Chúng sẽ đeo theo anh chị em cho đến khi anh chị em bị diệt vong.” (Phục truyền luật lệ ký 28:22, bản dịch VIET 2010). Đây là một vài ví dụ về rất nhiều tai hoạ và bệnh tật Chúa đã gây.

Đôi khi khó tưởng tượng rằng Chúa yêu thương và nhân từ của chúng ta bộc lộ những cơn thịnh nộ và tức giận với con dân Ngài. Nhưng sự trừng phạt của Chúa luôn có mục đích là sự ăn năn và sự phục hồi. Trong 2 Sử Ký 7:13-14, Chúa nói với Sô-lô-môn, “Rồi đây nếu Ta đóng các tầng trời không cho mưa xuống đất, hoặc nếu Ta truyền cho cào cào đến cắn phá cỏ cây trong xứ, hoặc nếu Ta sai ôn dịch đến giữa dân Ta; nếu dân Ta, tức dân được gọi bằng danh Ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt Ta, và bỏ con đường tà, thì Ta ở trên trời sẽ nghe, tha thứ tội của chúng, và chữa lành đất nước của chúng.” Ở đây ta thấy Chúa sử dụng những thảm hoạ để hướng dân chúng về Ngài, đem lại sự ăn năn và khao khát được tới với Chúa như con cái tới với cha Thiên thượng.

Trong Tân Ước, Giê-su đã chữa lành “mọi đau yếu và bịnh tật”, cũng như mọi ôn dịch tại những nơi Ngài thăm viếng (Ma-thi-ơ 9:35, 10:1; Mác 3:10). Giống như Chúa chọn sử dụng ôn dịch và bệnh tật để cho Israel thấy quyền năng của Ngài, Giê-su đã chữa lành là biểu hiện của quyền năng tương tự kiểm chứng rằng Ngài thực sự là Con Đức Chúa Trời. Ngài trao quyền năng chữa lành giống như vậy cho các môn đồ để kiểm chứng mục vụ của họ (Lu-ca 9:1). Chúa vẫn cho phép bệnh tật cho mục đích riêng của Ngài, nhưng đôi khi bệnh tật, thậm chí những bệnh dịch toàn cầu, đơn giản là kết quả của việc sống trong một thế giới sa đoạ. Không có cách nào để xác định rằng một đại dịch có một nguyên nhân thuộc linh cụ thể hay không, nhưng chúng ta biết rằng Chúa tể trị trên mọi sự (Rô-ma 11:36) và sẽ khiến mọi sự hiệp lại làm ích cho những người biết và yêu kính Ngài (Rô-ma 8:28).

Sự lây lan của những bệnh dịch như Ebola và virus corona là sự nếm trước cho những dịch lệ- điều sẽ là một phần của thời kì cuối. Giê-su nhắc tới những dịch lệ trong tương lai gắn liền với những ngày cuối (Lu-ca 21:11). Hai nhân chứng của Khải Huyền 11 sẽ có quyền năng “đánh phạt trái đất bằng mọi thứ tai họa, bất cứ lúc nào họ muốn” (Khải Huyền 11:6). Bảy vị thiên sứ sẽ cầm bảy tai hoạ trong một chuỗi những phán quyết khốc liệt cuối cùng được miêu tả trong Khải Huyền 16.

Sự xuất hiện của những bệnh gây đại dịch có thể hoặc không liên quan tới một sự xét đoán cụ thể nào của Chúa lên tội lỗi. Nó có thể đơn giản chỉ là kết quả của việc sống trong một thế giới sa đoạ. Vì không ai biết thời điểm Chúa Giê-su quay trở lại, chúng ta phải cẩn trọng trong việc nói những dịch bệnh toàn cầu là bằng chứng rằng ta đang sống trong thời kì cuối. Cho những ai không biết Chúa Giê-su là Đấng cứu thế, bệnh dịch nên là lời cảnh tỉnh rằng sự sống trên trái đất là mong manh và có thể mất bất cứ lúc nào. Những đại bệnh tồi tệ thế nào, địa ngục còn tệ hơn vậy. Cơ Đốc Nhân, tuy nhiên, có sự đảm bảo của sự cứu chuộc và hi vọng về sự vĩnh hằng vì máu của Đấng Christ đổ ra trên cây thập tự cho chúng ta (Ê-sai 53:5; 2 Cô-rinh-tô 5:21; Hê-bơ-rơ 9:28).

Cơ Đốc Nhân nên phản ứng sao với đại dịch? Đầu tiên, chớ hoảng sợ. Chúa đang tể trị. Kinh Thánh nhắc lại những cụm tương đương với “chớ hoảng sợ” hơn 300 lần. Thứ hai, hãy khôn ngoan. Làm theo những bước hợp lý để tránh phơi nhiễm với bệnh dịch và để bảo vệ và chu cấp cho gia đình bạn. Thứ ba, tìm kiếm cơ hội làm mục vụ. Thường khi mọi người lo sợ cho mạng sống của mình, họ sẵn lòng nói về sự vĩnh hằng. Hãy dũng cảm và đầy lòng nhân ái khi chia sẻ Phúc Âm, luôn nói ra sự thật trong tình yêu thương (Ê-phê-sô 4:15).

English
gotquestions.org/Viet

 

 

 

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn