Chủ Nhật , 22 Tháng Mười Hai 2024
Home / Trang Chủ / Tuyên Xưng Đức Tin Của Tin Lành Baptist Vào Năm 1689

Tuyên Xưng Đức Tin Của Tin Lành Baptist Vào Năm 1689

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN CỦA HỆ PHÁI BÁP-TÍT NĂM 1689

 

Tác giả: Stan Reeves, Ph.D

Xuất bản năm 2017

Nhà xuất bản Founders Press, US

Bản dịch của Vietnamese Missionary Institute

  1. KINH THÁNH

Kinh Thánh là tiêu chuẩn tin cậy, đầy đủ và chính xác duy nhất của mọi tri thức, niềm tin và sự tuân theo.1 Sự sáng được bày tỏ qua tự nhiên và công việc sáng tạo và sự chu cấp của Đức Chúa Trời đã chỉ rõ sự tốt lành, khôn ngoan và năng quyền của  Ngài  mà con người không thể chối bỏ; tuy nhiên, những minh chứng này không đủ để mang đến hiểu biết về Chúa và ý muốn của Ngài cần có cho sự cứu rỗi.2 Do đó, Chúa sẵn lòng dùng những thời điểm và nhiều cách khác nhau để bày tỏ chính Ngài và tuyên bố ý muốn của Ngài với Hội Thánh.3 Để gìn giữ và phổ biến lẽ thật tốt hơn và để đặt nền tảng, yên ủi Hội Thánh về sự bảo đảm lớn lao hơn ngược lại với sự thối nát của xác thịt và âm mưu của ma quỷ và thế gian, Chúa đã đặt sự mặc khải này hoàn toàn trong những bản Kinh Thánh viết tay. Do đó, Kinh Thánh là quyển sách cần phải có bởi các cách Chúa dùng để bày tỏ ý muốn Ngài với dân sự.4

 

11 Ti-mô-thê 3:15-17; Ê-sai 8:20; Lu-ca 16:29; Ê-phê-sô 2:20;

2Rô-ma 1:19-21; Rô-ma 2:14, 15; Thi thiên 19:1-3;

3Hê-bơ-rơ 1:1;

4Châm ngôn 22:19-21; Rô-ma 15:4; 2 Phi-e-rơ 1:19, 20.

 

Kinh Thánh, hay Lời của Chúa được viết ra, chứa tất cả các sách của Cựu và Tân Ước là:

Cựu Ước:

-Các sách Ngũ kinh:  Sáng thế ký, Xuất Ai Cập ký, Lê-vi ký, Dân số ký, Phục truyền luật lệ ký,

-Các sách Lịch sử: Giô-suê, Các quan xét, Ru-tơ, 1 Sa-mu-ên, 2 Sa-mu-ên, 1 Các vua, 2 Các vua, 1 Sử ký, 2 Sử ký, E-xơ-ra, Nê-hê-mi, Ê-xơ-tê,

-Các sách Văn thơ: Gióp, Thi thiên, Châm ngôn, Truyền đạo, Nhã ca,

-Các sách Tiên tri: Ê-sai, Giê-rê-mi, Ca thương, Ê-xê-chi-ên, Đa-ni-ên, Ô-sê, Giô-ên, A-mốt, Áp-đia, Giô-na, Mi-chê, Na-hum, Ha-ba-cúc, Sô-phô-ni, A-ghê, Xa-cha-ri, Ma-la-chi.

Tân Ước:

Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca, Giăng,

Công vụ,

Rô-ma, 1 Cô-rinh-tô, 2 Cô-rinh-tô, Ga-la-ti, Ê-phê-sô, Phi-líp, Cô-lô-se, 1 Tê-sa-lô-ni-ca, 2 Tê-sa-lô-ni-ca, 1 Ti-mô-thê, 2 Ti-mô-thê, Tít, Phi-lê-môn,

Hê-bơ-rơ, Gia-cơ, 1 Phi-e-rơ, 2 Phi-e-rơ, 1 Giăng, 2 Giăng, 3 Giăng, Giu-đe,

Khải huyền.

Tất cả những sách này đều được ban cho qua sự mặc khải của Chúa để làm tiêu chuẩn cho đức tin và cuộc sống.5

52 Ti-mô-thê 3:16.

Những quyển sách có tên gọi là Ngụy kinh không được ban cho bởi sự mặc khải thánh nên không được tính vào kinh sách của Kinh Thánh tiêu chuẩn. Do đó chúng không có thẩm quyền với Hội Thánh của Chúa và chỉ được xem và sử dụng như các ghi chép khác của con người.6

6Lu-ca 24:27, 44; Rô-ma 3:2.

Kinh Thánh có thẩm quyền yêu cầu con người phải có đức tin nơi Kinh Thánh. Thẩm quyền này không phụ thuộc vào lời chứng của bất cứ ai hay nhà thờ nào ngoài chính tác giả duy nhất là Đức Chúa Trời, vì chính Ngài là lẽ thật. Do đó, chúng ta tiếp nhận Kinh Thánh bởi vì Kinh Thánh là Lời của Chúa.7

72 Phi-e-rơ 1:19-21; 2 Ti-mô-thê 3:16, 1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13; 1 Giăng 5:9.

Lời chứng của Hội Thánh Chúa có thể thúc giục và thuyết phục chúng ta trân trọng và tôn kính Kinh Thánh. Hơn nữa, các nội dung về thiên đàng, quyền uy của hệ thống lẽ thật, phong cách oai nghi, sự thống nhất của tất cả các phần, trọng tâm hướng về dâng mọi vinh hiển lên cho Chúa, sự mặc khải trọn vẹn về phương pháp cứu rỗi duy nhất, và nhiều tiêu chuẩn khác không thể ví sánh và sự hoàn hảo trọn vẹn, tất cả đều mang đến vô vàn bằng chứng cho thấy Kinh Thánh là Lời của Chúa. Dù vậy, sự chắc chắn và tin tưởng hoàn toàn của chúng ta về lẽ thật không thể sai lệch và thẩm quyền của Kinh Thánh đến từ công tác của Đức Thánh Linh ở bên trong chúng ta làm chứng bởi Lời Chúa và với Lời Chúa trong tấm lòng chúng ta.8

8Giăng16:13-14; 1 Cô-rinh-tô 2:10-12; Giăng 2:20-27.

Trọn sự dạy dỗ của Chúa nói về tất cả những gì cần thiết về vinh hiển Ngài và sự cứu rỗi, đức tin và cuộc sống của con người trong các tuyên bố chính xác hoặc kết luận quan trọng trong Kinh Thánh. Chưa có điều nào được thêm vào Kinh Thánh, dù là sự mặc khải mới từ Thánh Linh hay truyền thống con người.9

Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy sự soi sáng bên trong của Thần Linh Chúa là cần thiết để có sự hiểu biết cứu rỗi về những gì được mặc khải trong Lời Chúa.10 Chúng ta nhận ra có một số trường hợp liên quan đến nghi lễ thờ phượng Chúa và quản trị nhà thờ được phổ biến trong các hoạt động của con người và các tổ chức được đặt ra bởi sự sáng của tự nhiên và sự khôn ngoan Cơ đốc, kèm theo là những luật lệ chung của Lời Chúa, thì luôn cần được nghe theo.11

92 Ti-mô-thê 3:15-17; Ga-la-ti 1:8-9;

10Giăng 6:45; 1 Cô-rinh-tô 2:9-12;

111 Cô-rinh-tô 11:13-14; 1 Cô-rinh-tô 14:26, 40.

Có những dạy dỗ trong Kinh Thánh còn rõ hơn những dạy dỗ khác và một số người hiểu các dạy dỗ nhiều hơn người khác.12 Tuy nhiên, những dạy dỗ về sự cứu rỗi phải được biết, tin, và tuân theo đều được bày ra rõ ràng và giải thích trong một phần của Kinh Thánh hoặc các phần khác mà cả người có học và không có học đều có khả năng hiểu biết đầy đủ bằng cách sử dụng những phương pháp thông thường.13

122 Phi-e-rơ 3:16;

13Thi thiên 19:7; Thi thiên 119:130.

Cựu Ước được viết bằng tiếng Hê-bơ-rơ, ngôn ngữ bản xứ của dân Y-sơ-ra-ên.14 Tân Ước được viết bằng tiếng Hy Lạp, tại thời điểm được viết ra đây là ngôn ngữ phổ biến tại nhiều quốc gia. Các sách được Chúa mặc khải trực tiếp và gìn giữ nguyên bản qua nhiều năm tháng bởi sự quan phòng đặc biệt của Ngài. Do đó, những sách này là lẽ thật và có thẩm quyền, bởi vậy trong tất cả các cuộc tranh cãi về tôn giáo, Hội Thánh phải biện luận hết sức để bảo vệ các sách này.15 Tất cả dân sự Chúa đều có quyền công bố Kinh Thánh và được lệnh đọc16 và tìm kiếm17 Kinh Thánh trong sự kính sợ Chúa. Không phải tất cả dân sự đều biết những ngôn ngữ nguyên bản này, nên Kinh Thánh đã được dịch ra ngôn ngữ phổ biến trong mỗi quốc gia nơi mà Kinh Thánh được phổ biến.18 Theo cách này, Lời Chúa có thể nằm lòng trong mọi người, để họ có thể thờ phượng Ngài đúng cách và qua sự kiên nhẫn và an ủi của Kinh Thánh để có hi vọng.19

14Rô-ma 3:2.

15Ê-sai 8:20.

16Công vụ 15:15.

17Giăng 5:39.

181 Cô-rinh-tô 14:6, 9, 11, 12, 24, 28.

19Cô-lô-se 3:16.

Nguyên tắc không đổi để giải nghĩa Kinh Thánh là dùng chính Kinh Thánh. Do đó, khi có một câu hỏi về lẽ thật và ý nghĩa trọn vẹn của bất cứ phần nào trong Kinh Thánh (và mỗi phân đoạn chỉ có một chứ không phải nhiều ý nghĩa), thì càng phải hiểu trong sự sáng của các phân đoạn nói rõ hơn khác.20

202 Phi-e-rơ 1:20-21; Công vụ 15:15-16.

Sự phán xét cao nhất để quyết định tất cả mọi tranh cãi tôn giáo và để định giá tất cả mọi quy định của hội đồng, quan điểm của các tác giả xưa, sự dạy dỗ của con người, và giải nghĩa cá nhân, và trong sự phán xét của ai đó mà chúng ta tin tưởng, chẳng gì ngoài Kinh Thánh được ban cho bởi Đức Thánh Linh. Trong Kinh Thánh, đức tin của chúng ta tìm thấy những phán quyết cuối cùng.21

21Ma-thi-ơ 22:29, 31-32; Ê-phê-sô 2:20; Công vụ 28:23

  1. ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ BA NGÔI

Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời duy nhất hằng sống và có thật.1 Ngài tự tồn tại2 và vô hạn trong bản thể và toàn hảo. Bản tánh Ngài không ai có thể hiểu được ngoài Ngài.3 Ngài là thần linh thánh khiết hoàn hảo.4 Ngài không ai thấy được và cũng không có thân thể, hay các bộ phận, hay cảm xúc thay đổi. Chỉ duy Ngài là bất tử, ngự trong sự sáng không ai có thể chạm tới.5 Ngài không đổi,6 vĩ đại,7 đời đời,8 không ví sánh nổi, năng quyền,9 vô hạn, hoàn toàn thánh khiết,10 khôn ngoan toàn hảo, tự do hoàn toàn, tuyệt đối. Ngài làm mọi điều theo ý muốn hoàn toàn công chính11 và không đổi của Ngài vì cớ vinh hiển Ngài.12 Ngài là Đấng yêu thương, giàu ân điển, thương xót, và kiên nhẫn nhất. Ngài tuôn đổ sự tốt lành và lẽ thật, tha thứ những vi phạm và tội lỗi. Ngài thưởng cho những ai chăm tìm kiếm Ngài.13 Ngài cũng hoàn toàn công chính và đáng kính sợ trong sự phán xét của Ngài.14 Chúa ghét mọi tội lỗi15 và chắc chắn sẽ không tha cho kẻ phạm tội.16

11 Cô-rinh-tô 8:4, 6; Phục truyền 6:4;

2Giê-rê-mi 10:10; Ê-sai 48:12;

3Xuất Ai-cập ký 3:14;

4Giăng 4:24;

51 Ti-mô-thê 1:17; Phục truyền 4:15-16;

6Ma-la-chi 3:6;

71 Các vua 8:27; Giê-rê-mi 23:33;

8Thi thiên 90:2;

9Sáng thế ký 17:1;

10Ê-sai 6:3;

11Thi thiên 115:3; Ê-sai 46:10;

12Châm ngôn 16:4; Rô-ma 11:36;

13Xuất Ai-cập ký 34:6-7; Hê-bơ-rơ 11:6;

14Nê-hê-mi 9:32-33;

15Thi thiên 5:5-6;

16Xuất Ai-cập ký 34:7; Na-hum 1:2-3.

Đức Chúa Trời có tất cả sự sống, 17 sự tốt lành18 và phước hạnh19 ở bên trong Ngài và thuộc về chính Ngài; chỉ Ngài là đủ cả trong chính Ngài. Chúa không cần bất cứ tạo vật nào Ngài đã tạo ra cũng như không cần nhận lấy vinh hiển từ họ.20 Thay vào đó, Ngài bày tỏ vinh hiển Ngài trong họ, bởi họ, tới họ và trên họ. Chính Ngài là nguồn của mọi tạo vật, và mọi thứ đều đến từ Ngài, bởi Ngài, và hướng về Ngài.21 Ngài cai trị tuyệt đối mọi tạo vật để hành động qua họ, vì họ và trên họ như Ngài muốn.22 Trong mắt Ngài, mọi thứ đều được bóc trần và thấy rõ.23 Sự hiểu biết của Ngài thật vô tận và không thể sai. Ngài không phụ thuộc vào bất cứ tạo vật nào nên với Ngài không có gì là bất ngờ hoặc không chắc chắn.24 Ngài hoàn toàn thánh khiết trong mọi kế hoạch, công tác,25 và mạng lệnh của Ngài. Thiên sứ và loài người thiếu Ngài mọi sự thờ phượng,26 hầu việc và thuận phục mà các tạo vật nợ Đấng Sáng Tạo và bất cứ điều gì Ngài muốn từ họ.

17Giăng 5:26;

18Thi thiên 148:13;

19Thi thiên 119:68;

20Gióp 22:2-3;

21Rô-ma 11:34-36;

22Đa-ni-ên 4:25, 34-35;

23Hê-bơ-rơ 4:13;

24Ê-xê-chi-ên 11:5; Công vụ 15:18;

25Thi thiên 145:17;

26Khải huyền 5:12-14.

Bản thể thánh và vô hạn này có ba thân vị; Chúa Cha, Ngôi Lời hay Chúa Con, và Đức Thánh Linh.27 Ba thân vị đều có cùng bản chất, năng quyền và sự đời đời, mỗi thân vị đều có trọn bản chất thánh mà không cần phải chia ra.28 Chúa Cha không đến từ ai, cũng không thuộc về ai. Chúa Con đời đời được sinh ra bởi Chúa Cha.29 Đức Thánh Linh đến từ Chúa Cha và Chúa Con.30 Cả ba thân vị đều vô hạn, không có sự bắt đầu nên chỉ có một Đức Chúa Trời không bị chia cắt trong bản chất và bản thể. Nhưng ba thân vị này được phân biệt bởi một vài đặc điểm khác biệt và các mối liên hệ cá nhân. Lẽ thật ba ngôi này là nền tảng của tất cả mọi mối quan hệ với Đức Chúa Trời và sự yên ủi của chúng ta phụ thuộc vào Ngài.

271 Giăng 5:7; Ma-thi-ơ 28:19; 2 Cô-rinh-tô 13:14;

28Xuất Ai Cập ký 3:14; Giăng 14:11; 1 Cô-rinh-tô 8:6;

29Giăng 1:14, 18;

30Giăng 15:26; Ga-la-ti 4:6.

 

  1. MẠNG LỆNH CỦA CHÚA

Từ cõi đời đời, Chúa đã lệnh cho mọi điều xảy ra mà không cần phải dựa trên bất cứ cái gì ngoài chính Ngài.1 Chúa làm điều này bởi sự khôn ngoan hoàn hảo và dự định thánh của ý muốn Ngài, tuỳ ý và không đổi. Nhưng Chúa làm điều này theo cách là Ngài không phải tác giả của tội lỗi cũng không đồng công với bất cứ ai trong tội lỗi của họ.2 Mạng lệnh này không ảnh hưởng đến ý muốn của các tạo vật hay lấy đi sự tự do hành động hoặc sự bất ngờ của các nguyên nhân gián tiếp. Ngược lại, chúng được lập nên bởi mạng lệnh Chúa.3 Trong mạng lệnh này, sự khôn ngoan của Chúa được bày tỏ trong sự dẫn dắt mọi điều, và năng quyền và sự thành tín của Chúa được mặc khải khi thực hiện mạng lệnh Ngài.4

1Ê-sai 46:10; Ê-phê-sô 1:11; Hê-bơ-rơ 6:17; Rô-ma 9:15, 18.

2Gia-cơ 1:13; 1 Giăng 1:5.

3Công vụ 4:27-28; Giăng 19:11.

4Dân số ký 23:19; Ê-phê-sô 1:3-5.

Chúa biết mọi điều có thể xảy ra dưới bất kỳ một điều kiện đưa đến nào.5 Tuy nhiên, mạng lệnh của Ngài về bất cứ điều gì không dựa trên điều Ngài thấy trước trong tương lai hay thấy trước nó sẽ xảy ra dưới từng điều kiện cụ thể.6

5Công vụ 15:17.

6Rô-ma 9:11, 13, 16, 18.

Bởi mạng lệnh của Chúa và để bày tỏ vinh hiển Ngài, một số con người và thiên sứ đã được định trước (hay phong chức trước) cho sự sống đời đời cho Chúa Giê-su,7 để ngợi khen ân điển vinh quang của Ngài.8 Những người khác thì bị bỏ lại để sống trong tội lỗi họ, đi đến sự phán xét, để ngợi khen sự công chính vinh quang của Ngài.9

71 Ti-mô-thê 5:21; Ma-thi-ơ 25:34.

8Ê-phê-sô 1:5-6.

9Rô-ma 9:22-23; Giu-đe 4.

Những thiên sứ và con người đã được định trước và phong chức trước đã được thiết lập riêng biệt và không thể thay đổi, và số lượng là cố định và chắc chắn không thể tăng giảm.10

102 Ti-mô-thê 2:19. Giăng 13:18.

Những người được định trước để sống được chọn bởi Chúa trước khi tạo dựng thế giới, dựa theo mục đích đời đời không đổi, và ý tưởng bí mật và ý muốn tốt lành của Ngài. Ngài chọn họ trong Đấng Christ cho vinh hiển đời đời tinh khiết, là kết quả của tình yêu và ân điển miễn phí của Ngài,11 mà không cần điều gì từ họ để làm điều kiện hay lý do khiến Ngài làm vậy.12

11Ê-phê-sô 1:4, 9, 11; Rô-ma 8:30; 2 Ti-mô-thê 1:9; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:9.

12Rô-ma 9:13, 16; Ê-phê-sô 2:5, 12.

Đức Chúa Trời đã chỉ định người được chọn cho vinh hiển, nên Ngài đã có mục đích đời đời và hoàn toàn miễn phí theo ý muốn được định trước theo mọi cách.13 Do đó, những ai được chọn, vốn bị sa ngã trong A-đam, được chuộc mua bởi Đấng Christ14 và được gọi đến đức tin nơi Đấng Christ bởi công tác của Đức Thánh Linh trong thời điểm thích hợp. Họ được xưng công chính, nhận nuôi, thánh hóa15 và được gìn giữ bởi năng quyền Ngài từ đức tin đến sự cứu rỗi.16 Không ai ngoài người được chọn được chuộc mua bởi Đấng Christ, hoặc được gọi, xưng công chính, nhận nuôi, thánh hoá và được cứu.17

131 Phi-e-rơ 1:2; 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13.

141 Tê-sa-lô-ni-ca 5:9-10.

15Rô-ma 8:30; 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13.

161 Phi-e-rơ 1:5.

17Giăng 10:26; 17:9; 6:64.

Các giáo lý về những bí mật cao siêu của thuyết tiền định cần được quan tâm đặc biệt cẩn thận, để những ai để tâm đến ý muốn Chúa được mặc khải trong Lời Chúa và vâng phục Ngài có sự bảo đảm về sự lựa chọn đời đời của họ bằng cách chắc chắn về sự kêu gọi họ có. 18Như vậy, giáo lý này sẽ mang tới lý do để ngợi khen,19 tôn kính, và ngưỡng mộ Chúa, cũng như hạ mình,20 bền đỗ và yên ủi lớn cho tất cả những ai thật tâm vâng theo phúc âm.21

181 Tê-sa-lô-ni-ca 1:4-5; 2 Phi-e-rơ 1:10.

19Ê-phê-sô 1:6; Rô-ma 11:33.

20Rô-ma 11:5-6, 20. Lu-ca 10:20.21

 

 (còn nữa)

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn