Thứ Hai , 25 Tháng Mười Một 2024
Home / Trang Chủ / Thẩm Quyền Tối Thượng Của Kinh Thánh

Thẩm Quyền Tối Thượng Của Kinh Thánh


Thẩm Quyền Giảng Dạy của Giáo Hội

Cách tiếp cận thứ hai đối với thẩm quyền của Kinh Thánh cho rằng thẩm quyền của Kinh Thánh được truyền đạt cho chúng ta qua thẩm quyền của giáo hội. Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo (1994), do Giáo hoàng John Paul Đệ Nhị khởi xướng và được ban hành dưới sự chỉ đạo của ông, tuyên bố rằng mặc khải thiêng liêng của phúc âm được truyền tải dưới hai hình thức: Thánh Kinh  và Thánh Truyền (sacred tradition: truyền thống thiêng liêng).8 Trong khi theo truyền thống chúng được xem như hai nguồn mặc khải riêng biệt, tuy nhiên có một khuynh hướng  trong giáo hội Công Giáo gần đây xem chúng như một.  Trích dẫn một tài liệu từ Công đồng chung Vatican II, Sách Giáo lý tuyên bố, “Thánh Truyền và Kinh Thánh tạo nên một kho tàng thiêng liêng duy nhất về Lời Chúa.”9 Mọi điều trong truyền thống giáo hội được cho là được tìm thấy trong Kinh Thánh một cách rõ ràng hoặc ẩn ý.10

Theo quan điểm này, cơ quan giảng dạy của Giáo Hội, được gọi là Huấn quyền của Giáo Hội, có nhiệm vụ, với tư cách là người kế vị các sứ đồ, đưa ra cách giải thích xác thực về Lời Chúa (nghĩa là Kinh Thánh và Thánh Truyền), khi được quy định là tín điều, đều được xem là chân lý không thể sai lầm.11 Chân lý vô ngộ này sau đó trở thành một phần của truyền thống hoặc lẽ thật thiên thượng. Giáo hội La Mã, đảm nhận vai trò là người giải  thích, thông dịch đáng tin về Thánh Truyền và Kinh thánh, do đó làm  thẩm quyền trung gian của sự mặc khải thiêng liêng về Lời Đức Chúa Trời cho dân Ngài. Như Sách Giáo Lý giải thích, “Thánh Truyền, Kinh Thánh, và Huấn Quyền của Giáo Hội được kết nối chặt chẽ đến nỗi một trong hai không thể đứng vững nếu không có cái khác…. Giáo hội với giáo lý, cuộc sống và sự thờ phượng của mình đã tồn tại và truyền lại cho mọi thế hệ đi sau về tất cả những gì bản thân Giáo hội đang làm và tin tưởng.”12 Nhà văn Công giáo La Mã Mark Shea giải thích điều này về mối quan hệ của Kinh thánh với giáo hội và Thánh truyền.

Đức tin Công giáo có thể đồng ý rằng Kinh thánh là đủ. Nhưng … nó cũng cảnh báo rằng có sự phân biệt giữa vật chất và sự đầy đủ về hình thức. Sự khác biệt là gì? Nói một cách đơn giản, đó là sự khác biệt giữa việc có một đống gạch đủ lớn để xây một ngôi nhà và có một ngôi nhà bằng gạch. Sự đầy đủ về vật chất có nghĩa là tất cả những viên gạch cần thiết để xây dựng giáo lý đều có trong Kinh thánh. Tuy nhiên, nó cũng dạy rằng vì ý nghĩa của Kinh thánh không phải lúc nào cũng rõ ràng và đôi khi một giáo lý được ngụ ý hơn là rõ ràng, nên những thứ khác ngoài Kinh thánh đã được các sứ đồ truyền lại cho chúng ta như: Truyền thống thiêng liêng (là cái cối giã chứa đựng các viên gạch với nhau theo đúng thứ tự và vị trí) và Huấn quyền hoặc thẩm quyền giảng dạy của Giáo hội (là cái bay trong tay của Người Thầy xây dựng). Tổng hợp lại, ba điều này — Sách Thánh, Thánh Truyền và Huấn Quyền — là đủ để biết lẽ thật được mặc khải của Đức Chúa Trời.13

 

 

Công Giáo La Mã không đơn độc trong việc khẳng định sự vô ngộ của thánh truyền cùng với Kinh thánh. Tác giả Timothy Ware trong một tác phẩm phổ biến về Nhà thờ Chính thống, đã nói một cách cụ thể, “Các định nghĩa giáo lý của một Công đồng Đại kết là không thể sai lầm. Do đó, cái nhìn của Nhà thờ Chính thống, tuyên bố về đức tin do bảy hội đồng đưa ra, cùng với Kinh thánh, là một thẩm quyền bền vững và không thể thay đổi.”14 Vì vậy, một số giáo lý của hội thánh được đặt cùng với Kinh Thánh là có thẩm quyền tối thượng ngang nhau.

Một số người Tin Lành ngày nay đang khuyến khích các Cơ đốc nhân dành một nơi tôn trọng hơn cho truyền thống. Họ chỉ ra một cách đúng đắn rằng những giáo lý lịch sử chính thống về các nguyên lý trung tâm của đức tin Cơ đốc có thể giúp bảo vệ giáo hội trước những nguy cơ tuân theo các chuẩn mực văn hóa phổ biến. Họ cũng hy vọng rằng sự cương quyết này sẽ mang lại sự đoàn kết hơn nữa trong một giáo hội bị rạn nứt trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa thế tục. Tuy nhiên, đôi  khi  họ cương quyết đánh giá cao truyền thống đến nỗi gần như làm mờ  nhạt địa vị độc tôn của Kinh Thánh là thẩm quyền tối thượng. Một ví dụ về điều này được nhìn thấy trong tác phẩm gần đây Tìm Lại Truyền Thống Và Đổi Mới Truyền Giáo, của Daniel H. Williams, một mục sư Báp-tít được phong chức. Ông này cũng giảng dạy về các giáo phụ và thần học lịch sử tại Đại học Loyola Chicago. Ông thường xuyên liên kết Kinh thánh và các giáo phụ của Hội thánh đầu tiên lại với nhau như một thẩm quyền chuẩn mực cho các tín hữu. Ông đề cập đến “nền tảng duy nhất về tông đồ và giáo phụ.”15 Ông nói lần nữa: “Giống như Kinh thánh, Thánh truyền  của  giáo hội có nguồn gốc từ chính Đức Chúa Trời ba ngôi, đến với chúng ta từ  Cha, thông qua Con, trong Thánh Linh. Kinh Thánh và Thánh truyền không phải là hai nguồn khác nhau của thẩm quyền và lẽ thật.”16 Có tuyên bố rằng “Truyền thống ban đầu của giáo hội cung cấp cơ sở để xác định nền tảng của nó”17 nghe có vẻ gần giống với quan điểm của giáo hội Công giáo rằng nhà thờ  là cần thiết để làm trung gian thẩm quyền của Kinh thánh đối với các Cơ đốc nhân.

KẾT LUẬN
Kinh Thánh có thẩm quyền tối thượng. Các bản thông cáo chung hay tín điều của giáo hội- hay bất cứ truyền thống nào cũng phải nằm dưới thẩm quyền của Kinh Thánh.

Trích từ UNDERSTANDING CHRISTIAN THEOLOGY

Translated by VMI

 

 

 

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn