Thứ Tư , 22 Tháng Một 2025
Home / Trang Chủ / Nhận Biết Đức Chúa Trời

Nhận Biết Đức Chúa Trời

Tiến sĩ B trên đường về thăm lại làng xưa.
Ngồi trên chiếc ghe nhỏ chở khách sang sông ông bắt chuyện với người lái đò:
– Anh có biết âm nhạc không?
– Không biết.
– Anh có biết hội họa không?
– Dạ cũng không biết
– Anh có biết làm thơ không?
– Ồ, ông hỏi những câu này tôi xin bó tay.
– Cái gì anh cũng không biết, vậy là anh xem như chết mất một nửa cuộc đời.
Đột nhiên trời trở gió, mưa giông sấm sét, nước lũ tràn về… chiếc ghe nhỏ chòng chành sắp chìm. Anh lái đò hốt hoảng hỏi ông tiến sĩ:
– Ông có biết bơi không?
– Tôi không biết.
– Vậy là ông chết chắc rồi, ông sẽ chết cả cuộc đời.
Chiếc ghe lật úp, chìm vào dòng nước xoáy….
Than ôi, chết cả cuộc đời!
🙂
KINH THÁNH nói gì?
Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là quí hơn hết, Ngài là Chúa tôi. (Phi-líp 3:8)
Quyển sách sau đây trình bày những lẽ thật về Đức Chúa Trời cho những thành viên của các hội thánh Cơ đốc có trình độ trung bình về Kinh Thánh. Nó không có tham vọng chuyên chở những tri thức cho một hệ thống thần học. Vì thế tôi sẽ đề cập rất ít các quan điểm thần học của những nhà nghiên cứu. Các sinh viên Trường Kinh Thánh cần học tập nhiều hơn các học thuyết thần học khác. Mục đích sách này là xây dựng một đức tin bén rễ sâu vào Lời Đức Chúa Trời cho cộng đồng Báp-tít. Chúng tôi không muốn giới thiệu những bài học gây khó khăn cho người đọc với những thông tin không mang tính phổ quát dễ gây buồn chán và hiểu lầm.
Là một tín hữu Báp-tít tôi tin rằng Kinh Thánh là nguồn cho những giáo lý và sự thực hành của chúng ta mà không điều nào có thể thay thế được. Vì lý do ấy, nhiều phần Kinh Thánh sẽ được trích dẫn cùng với nhau trong sách này. Sẽ nguy hiểm nếu chỉ lấy một câu nào đó ra khỏi bản văn Kinh Thánh để làm nền tảng cho giáo lý. Bản Kinh Thánh New American Standard Bible được sử dụng thường xuyên trong sách này.
Dĩ nhiên là có những khó khăn khi phải dịch một từ hay một cụm từ sang Tiếng Anh từ bản gốc bằng Tiếng Hê-bơ-rơ và Hy-lạp trong Kinh Thánh. Trong một vài trường hợp chúng ta phải truy tìm và giải thích các từ nguyên (từ gốc) trong Kinh Thánh.
Có nhiều lời chú giải được đưa vào trong những chương mở đầu để làm sáng tỏ ý nghĩa cho một lẽ thật. Trong những chương sau cùng sẽ có ít đi những lời chú giải. Chúng ta sẽ không quan tâm đến những lời bình luận Kinh Thánh từ con người, nhưng chúng ta thực sự lưu tâm đến những gì Kinh Thánh muốn nói với chúng ta. Nguồn tối hậu cho sự học tập và áp dụng của chúng ta là Kinh Thánh – không có một nguồn nào khác thay thế được. Chúng ta muốn biết Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài như thế nào, chứ không phải là con người nhận định về Ngài như thế nào.
Sau nhiều năm giảng dạy, cùng bước đi trong đức tin với cộng đồng Báp-tít, tôi biết rằng những người Báp-tít rất quan tâm đến nền tảng đức tin dựa trên Kinh Thánh. Chúng ta muốn biết thực hành nếp sống đạo như thế nào cho phù hợp với niềm tin của chúng ta. Một giáo lý đúng đắn phù hợp với lẽ thật của Kinh Thánh sẽ không dẫn đến một đời sống khô hạn, chết chóc. Niềm tin sẽ bộc lộ qua cách chúng ta sống mỗi ngày.
Cám ơn các bạn đã đọc quyển sách này. Lời cầu nguyện của tôi là xin Đức Chúa Trời ban phước cho bạn theo Ê-phê-sô 3:16-19, “tôi cầu xin Ngài tùy sự giàu có vinh hiển Ngài khiến anh em được quyền phép bởi Thánh Linh mà nên mạnh mẽ trong lòng; đến nỗi Đấng Christ nhân đức tin mà ngự trong lòng anh em; để anh em khi đã đâm rễ vững nền trong sự yêu thương, được hiệp cùng các thánh đồ mà hiểu thấu bề rộng, bề dài, bề cao, bề sâu của nó là thể nào, và được biết sự yêu thương của Đấng Christ, là sự trổi hơn mọi sự thông biết, hầu cho anh em được đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời.”

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn