Thứ Hai , 23 Tháng Mười Hai 2024
Home / Tổng hợp / Phân Biệt Hai Sự Kiện Quan Trọng

Phân Biệt Hai Sự Kiện Quan Trọng

 

Có gì khác nhau gia 2 s kin “s ct Hi thánh lên tri” và “s tái lâm ca Chúa Giê-su”?
 Sự cất lên và sự tái lâm là 2 sự kiện thường bị lầm lẫn với nhau. Trong Kinh thánh, đôi khi có những câu khó để xác định nói về sự kiện nào trong số 2 sự kiện này. Tuy nhiên, khi học về những lời tiên tri về ngày thời kỳ cuối trong Kinh thánh, chúng ta rất cần phân biệt được 2 sự kiện này.

Sự cất lên xảy ra khi Chúa Giê-su trở lại để cất Hội thánh (tất cả những người tín đồ của Đấng Christ) khỏi đất này. Sự cất lên được miêu tả trong 1 Thê-sa-lô-ni-ca 4:18 và 1 Cô-rinh-tô 15:50-54. Những tín đồ đã chết sẽ sống lại và, cùng với những tín đồ đang sống, sẽ gặp Chúa trong không trung. Điều này sẽ diễn ra trong giây lát, trong chớp mắt. Sự tái lâm là khi Chúa Giê-su trở lại để chiến thắng kẻ thù nghịch, tiêu diệt gian ác và tạo lập vương quốc Thiên hy niên (một nghìn năm) của Ngài. Sự tái lâm được miêu tả trong Khải huyền 19:11-16.

Sự khác biệt giữa sự cất lên và sự tái lâm như sau:

1. Trong sự cất lên, tín đồ được gặp Chúa trong không trung (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:16). Trong sự tái lâm, tín đồ về với Chúa trên đất (Khải huyền 19:14)..

2. Sự tái lâm xảy ra sau thời kỳ đại hạn (Khải huyền chương 6-19). Sự cất lên xảy ra trước thời đại nạn (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:9, Khải huyền 3:10).

3. Sự cất lên là dời các tín đồ khỏi đất này như 1 sự cứu chuộc (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:13-17, 5:9). Sự tái lâm có gồm việc loại trừ những kẻ vô tín như 1 hành động trừng phạt (Ma-thi-ơ 24:40-41).

4. Sự cất lên diễn ra bí mật và trong khoảnh khắc (1 Cô-rinh-tô 15:50-54). Sự tái lâm hiển hiện rõ ràng cho tất cả (Khải huyền 1:7, Ma-thi-ơ 24:29-30).

5. Sự tái lâm của Chúa sẽ chỉ xảy ra sau khi 1 số sự kiện khác của thời kỳ cuối được ứng nghiệm xảy ra (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:4, Ma-thi-ơ 24:15-30, Khải huyền chương 6-18). Sự cất lên thì rất gần; có thể xảy ra bất kỳ lúc nào (Tít 2:13, 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:13-18, 1 Cô-rinh-tô 15:50-54).

Tại sao việc phân biệt sự cất lên và sự tái lâm lại quan trọng tới vậy?

1. Nếu sự cất lên và sự tái lâm là cùng 1 sự kiện, thì tín đồ sẽ phải trải qua thời kỳ đại nạn (trái với những gì được nói trong 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:9, Khải huyền 3:10).

2. Nếu sự cất lên và sự tái lâm là cùng 1 sự kiện, sự trở lại của Chúa không phải rất gần – sẽ có rất nhiều điều xảy ra trước khi Ngài trở lại (Ma-thi-ơ 24:4-30).

3. Trong khi miêu tả về thời kỳ đại nạn, sách khải huyền chương 6-9 không hề nhắc đến Hội thánh. Trong thời kỳ đại nạn – còn được gọi là “ngày khốn quẫn (hoặc “kỳ tai hại”) cho Gia-cốp” (Giê-rê-mi 30:7) – Chúa sẽ một lần nữa thương xót dân Y-sơ-ra-en (Rô-ma 11:17-31).

Sự cất lên và sự tái lâm là hai sự kiện tương tự nhưng ở hai thời điểm khác nhau. Cả hai đều có sự trở lại của Chúa Giê-su. Cả hai đều ở trong thời kỳ cuối. Tuy nhiên, việc nhận biết sự khác biệt giữa hai sự kiện này vô cùng quan trọng. Tổng kết lại, sự cất lên là sự trở lại của Đấng Christ trên không trung để dời những tín đồ khỏi đất trước khi cơn thịnh nộ của Chúa đổ xuống. Sự tái lâm là sự trở lại của Đấng Christ trên đất để mang đại nạn tới thời kỳ cuối và đánh bại những kẻ đối nghịch và vương quốc của kẻ ác.

https://gotquestions.org/Viet 

Có thể xem bản so sánh sau đây:

Sự Cất Lên Của Hội Thánh Chúa Jesus Christ Trở Lại Địa Cầu Lần Thứ Hai
Đấng Christ đến trên không trung (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:16-17) Đấng Christ  đến trên trái đất (Xa-cha-ri 14:4)
Đấng Christ đến để tập họp các thánh đồ của Ngài (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:16-17) Chúa Jesus cùng đến với các thánh đồ của Ngài (1 Tê-sa-lô-ni-ca 3:13; Giu-đe 14)
Sự chuyển động chính là từ đất lên trời Sự chuyển động chính là từ trời xuống trái đất
Không cần thêm bất kỳ dấu hiệu nào – sự kiện này có thể  xảy ra bất cứ lúc nào Các dấu hiệu dự báo phải lần lượt được ứng nghiệm (Ma-thi-ơ 24:4-29)
Hội thánh nhận lãnh phước hạnh và sự yên ủi (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:18) Đây là thời điểm của sự hủy diệt và phán xét (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:8-12)
Chỉ liên quan đến những người thuộc về Chúa Jesus (Giăng 14:1-3; 1 Cô-rinh-tô 15:51-55; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:13-18) Liên quan đến Israel và các quốc gia ngoại bang (Ma-thi-ơ 24-25)
Sẽ xảy ra trong chớp mắt, là một sự kiện hội họp nội bộ của Đấng Christ và những người thuộc về Ngài (1 Cô-rinh-tô 15:51-51) Cả thế giới sẽ nhìn thấy sự tái lâm của Đấng Christ (Ma-thi-ơ 24:27; Khải huyền 1:7)

Vào thời điểm này của năm 2021, chúng ta đang chứng kiến những tin xấu dồn dập xảy ra hàng ngày trên các phương tiện truyền thông – đặc việt là Covid-19 vẫn chưa dừng lại. Những điều này nói lên điều gì?
Mục sư Philip De Courcy đã viết trong sách Finding Peace in God’s Protection:
“Tất cả những tin xấu này theo một cách nào đó phải được coi là tin tốt vì những dấu hiệu của thời đại chúng ta đang chỉ ra những dấu hiệu của thời kỳ cuối cùng và Đấng Christ sẽ trở lại để thi hành sự phán xét, thiết lập sự công nghĩa của Ngài. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng mọi thứ sẽ trở nên tệ hại hơn trước khi chúng trở nên tốt hơn. Chúng ta không được cận thị, chúng ta phải có tầm nhìn xa hơn đến tương lai. Để sống sót  và trưởng thành trong một thế giới đã trở nên điên loạn, chúng ta là Cơ-đốc nhân phải bắt đầu ở điểm cuối cùng, chúng ta phải liên tục và dán đôi mắt đức tin đến đường chân trời khi  hướng tới sự tái lâm của Đấng Christ trên mây trong  quyền năng và vinh hiển của Ngài.”

Admin

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn