KINH THÁNH nói gì?
“Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm.” (1 Cô-rin-tô 10:31)
Mạng xã hội giúp chúng ta vượt qua mọi biên giới, mở rộng mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, mới đây một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Computers in Human Behavior cho thấy, những người có nhiều bạn bè trên Facebook có sức khoẻ kém hơn, đặc biệt là có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Hành vi của người dùng Facebook đã giúp các nhà nghiên cứu tại Đại học Regis giải thích mối liên quan giữa sử dụng Facebook với stress và sức khoẻ. Việc sử dụng mạng xã hội không liên quan đến sức khoẻ kém hơn, và tổng thời gian dành cho Facebook cũng không liên quan đến nhiễm trùng.
Tuy nhiên, số người bạn trên Facebook lại ảnh hưởng đến khả năng nhiễm trùng ở những người bị chứng lo âu do Facebook.
Có thêm 1 người bạn sẽ thêm phần sức mạnh, nhưng có thêm 1 người bạn ảo lại thêm phần hao mòn sức khoẻ bản thân
Khi bạn có quá nhiều bạn bè dẫn đến tăng số lần đăng nhập vào Facebook/ngày và phải xử lý trả lời các bình luận đến bạn, hoặc bận tâm xem tại sao một người nào đó không trả lời ngay bình luận của bạn. Khi sử dụng Facebook để tránh giao tiếp mặt đối mặt nhưng bạn lại luôn tự hỏi liệu người bình luận là nghiêm túc hay nói đùa.
Nghiên cứu cho thấy rằng Facebook làm tăng mức độ lo âu của người dùng do khiến họ cảm thấy bản thân không đủ tốt và gây ra lo lắng, căng thẳng quá mức. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này là do các trang mạng xã hội cung cấp thông tin cập nhật liên tục, khiến nhiều người bị ám ảnh về việc phải cập nhật thông tin và trạng thái của bản thân trên điện thoại. Ngoài ra, 2/3 số người dùng bị khó ngủ do lo âu và những cảm xúc tiêu cực khác sau khi vào các trang mạng xã hội.
Chứng lo âu bắt nguồn từ mạng xã hội có thể dẫn đến stress mãn tính; stress mãn tính có thể làm giảm chức năng miễn dịch, do đó làm tăng khả năng nhiễm trùng. Từ đó dẫn đến các vấn đề về sức khoẻ như: nhiễm trùng hô hấp trên sau khi phơi nhiễm với vi-rút. Lo âu cũng có thể thúc đẩy sự bùng phát của bệnh dị ứng hoặc bệnh tự miễn.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical and Experimental Allergy cho thấy các đợt stress mãn tính có thể làm tăng tỷ lệ tái hoạt động của vi-rút herpes, là bằng chứng cho thấy stress ức chế các thành phần miễn dịch có vai trò kiểm soát nhiễm vi-rút.
Jay P. Campisi, tác giả nghiên cứu từ Đại học Regis, tin rằng việc sử mạng xã hội không phải là câu trả lời để cảm thấy tốt hơn, cả về cảm xúc, tinh thần, lẫn thể chất.
Mức độ hoạt động thể chất, giấc ngủ và mối quan hệ xã hội không ảnh hưởng đến mối liên quan này. Kết quả nghiên cứu gợi ý rằng có thể có liên quan giữa việc sử dụng Facebook cụ thể với lo âu và sức khoẻ. Tuy nhiên, nghiên cứu có những hạn chế như chỉ kiểm tra những người sử dụng Facebook ở độ tuổi sinh viên đại học và không thể xác định liệu kết quả có đúng với những nhóm người khác hay không.
“Ví dụ, liệu các bậc ông bà sử dụng Facebook để xem ảnh của con cháu có cảm thấy lo lắng và stress như các sinh viên đại học không?”, Campisi nói.
Nghiên cứu tập trung vào Facebook, nhưng các nghiên cứu khác đã gợi ý rằng những trang mạng xã hội như Instagram cũng là thủ phạm khi gây ra stress và sức khoẻ kém. Đầu năm nay, một nghiên cứu cho thấy Instagram có liên quan với mức độ cao của lo âu, trầm cảm, bắt nạt và FOMO, hay “nỗi sợ bị bỏ quên”.
Một người trả lời phỏng vấn đã viết: “Instagram dễ dàng khiến cho các cô gái và phụ nữ cảm thấy cơ thể của mình không đủ đẹp khi mọi người đều dùng bộ lọc và chỉnh sửa hình ảnh để làm cho họ trông hoàn hảo “.
Việc sử dụng mạng xã hội không xấu, nhưng khảo sát này khiến chúng ta phải suy nghĩ rằng sử dụng mạng Internet như thế nào cho hữu ích, mà không bị “nghiện’ và trở nên lo lắng.
Theo Medicaldaily
Hoàng Kỳ