Thứ Sáu , 15 Tháng Mười Một 2024
Home / Trang Chủ / Trong tất cả các tôn giáo khác nhau, làm sao tôi biết tôn giáo nào là đúng?

Trong tất cả các tôn giáo khác nhau, làm sao tôi biết tôn giáo nào là đúng?

Trong tất cả các tôn giáo khác nhau, làm sao tôi biết tôn giáo nào là đúng?

Trả lời: Không có gì phải nghi ngờ khi nói rằng số lượng các tôn giáo khác nhau trên thế giới là một thách thức trong việc nhận biết tôn giáo nào là đúng. Đầu tiên, chúng ta hãy xem xét một vài ý tưởng về vấn đề này một cách tổng quát và sau đó chúng ta sẽ cân nhắc cách tiếp cận chủ để theo theo một phương thức để rút ra những kết luận đúng đắn về Thượng Đế như thế nào. Vấn đề có nhiều câu trả lời cho một câu hỏi nhất định không chỉ là thách thức của chủ đề tôn giáo. Ví dụ, bạn cho 100 sinh viên môn toán ngồi xuống, và đưa cho họ một bài toán phức tạp để giải, có khả năng là nhiều bạn sẽ giải sai. Nhưng điều đó có phải là vì câu trả lời đúng không tồn tại? Không hề. Những bạn giải sai cần được chỉ ra lỗi sai của họ và biết được phương pháp cần thiết nào để đi đến câu trả lời đúng.

Làm sao chúng ta có thể tiếp cận chân lý về Chúa? chúng ta sử dụng phương pháp có hệ thống được xây dựng để có thể phân biệt chân lý và sai lạc bằng cách sử dụng những sự kiểm chứng khác nhau về chân lý, để cuối cùng chúng ta sẽ có một tập hợp gồm những kết luận đúng đắn. Bạn có thể tưởng tượng được kết quả cuối cùng mà một nhà bác học sẽ rút ra là gì nếu như ông ấy bước vào phòng thí nghiệm và trộn lẫn mọi thứ lại với nhau mà không theo một khuôn mẫu hay lí do nào hết? Nếu một bác sĩ chữa bệnh cho bệnh nhân mà chọn thuốc một cách ngẫu nhiên và hy vọng sẽ làm người đó khỏe lên sẽ như thế nào? Không có nhà khoa học hay bác sĩ nào làm theo cách đó; nhưng mà, họ sẽ dùng phương pháp có hệ thống có cách thức, hợp logic, có bằng chứng, và được chứng minh để đi đến một kết quả đúng đắn cuối cùng.

Nếu đúng là như vậy, tại sao lại nghĩ môn Thần học – môn học về Thượng đế – một cách khác đi? Tại sao lại tin rằng cách tiếp cận Thần học một cách bừa bãi và vô hệ thống sẽ dẫn đến kết luận đúng đắn? Không may là đó chính là cách tiếp cận của rất nhiều người, và đó là một trong những lý do có nhiều tôn giáo tồn tại. Đã nói như vậy, chúng ta phải quay trở lại câu hỏi làm cách nào để đạt được kết luận đúng về Chúa . Cách tiếp cận có hệ thống nào nên được sử dụng? Đầu tiên, chúng ta cần phải thiết lập một khung cơ sở để kiểm chứng những khẳng định đa dạng về chân lý, và sau đó chúng ta cần bản đồ chỉ đường để đi đến một kết luận đúng đắn. Sau đây là khung cơ sở tốt để sử dụng:

1. Nhất quán một cách logic – bất kỳ khẳng định nào của một hệ thống tín ngưỡng đều phải nhất quán với nhau và không được mâu thuẫn bất kỳ chỗ nào. Ví dụ, mục tiêu tối hậu của Phật Giáo là loại bỏ tất cả những ham muốn. Nghĩa là, một người phải có ham muốn được loại bỏ tất cả ham muốn, nghĩa là về nguyên tắc đã mâu thuẫn và phi logic.

2. Thỏa Đáng về mặt thực nghiệm – có bất kỳ bằng chứng nào ủng hộ cho hệ thống tín ngưỡng đó (cho dù đó là bằng chứng thuộc về lý luận hay bằng chứng bên ngoài, v.v… ) ? Thông thường, yêu cầu phải có bằng chứng cho những khẳng định quan trọng để kiểm chứng sự quả quyết đó là điều nên làm. Ví dụ, Mọc-môn dạy rằng Chúa Giê-su sống ở Miền Bắc Nước Mỹ. Nhưng hoàn toàn không có bất kỳ bằng nào, khảo cổ học hoặc là những bằng chứng khác để ủng hộ cho khẳng định đó.

3. Phù hợp về mặt hiện sinh – hệ thống tín ngưỡng phải tương quan với thực tại mà chúng ta hiểu, và nó phải tạo nên khác biệt có nghĩa trong cuộc sống của người theo nó. Chủ Nghĩa Tự Nhiên Thần Giáo (Deism), là một ví dụ, khẳng định rằng Thượng Đế quăng thế giới xoay tròn này vào trong vũ trụ và không có sự tương giao nào với những người sống trong nó. Niềm tin như vậy ảnh hưởng gì tới đời sống hàng ngày của một người? Nói ngắn gọn, thì chẳng gì cả.

Theo như khung cơ sở trên, khi áp dụng vào trong lĩnh vực Tôn giáo, sẽ giúp đưa một người tới quan điểm đúng đắn về Thượng Đế và sẽ trả lời được bốn câu hỏi lớn trong đời :

1. Nguồn gốc – chúng ta từ đâu đến?
2. Đạo đức – Chúng ta nên sống như thế nào?
3. Ý nghĩa – mục địch của cuộc sống là gì ?
4. Số phận – nhân loại sẽ đi về đâu?

Nhưng mà chúng ta sẽ áp dụng cái khung cơ sở này để tìm hiểu Thượng Đế như thế nào? Cách tiếp cận bằng từng câu hỏi/câu trả lời là một trong những chiến thuật tốt nhất để sử dụng. Thu hẹp tất cả các câu hỏi khả dĩ sẽ cho ra những điều sau:

1. Chân lý tuyệt đối có tồn tại?
2. Lý lẽ và tôn giáo có hòa hợp?
3. Thượng Đế có tồn tại?
4. Chúng ta có thể biết gì về Thượng Đế hay không?
5. Chúa Giê-su có phải là Thượng Đế?
6. Thượng Đế có quan tâm tới tôi?

Đầu tiên chúng ta cần phải biết là chân lý tuyệt đối có tồn tại hay không. Nếu câu trả lời là không, thì chúng ta thật sự không thể chắc chắn về bất kỳ thứ gì (cho dù có phải là vấn đề tâm linh hay không), và cuối cùng thì hoặc chúng ta sẽ là người theo chủ nghĩa bất khả tri, không chắc là mình có thể biết được bất cứ điều gì hay không, hoặc là người theo chủ nghĩa đa nguyên, chấp nhận tất cả các quan điểm bởi vì không chắc có quan điểm nào là đúng.

Chân lý tuyệt đối được định nghĩa là một điều phù hợp với thực tại, nghĩa là nó phải tương ứng với đối tượng của nó, mô tả đúng bản chất của nó. Một vài người nói rằng không có cái gọi là chân lý tuyệt đối, nhưng đó là một quan điểm tự-bác-bỏ chính nó. Ví dụ, một người theo chủ nghĩa tương đối phát biểu, “Mọi chân lý đều mang tính tương đối,” nhưng chúng ta tự hỏi: câu nói trên có đúng một cách tuyệt đối? Nếu như vậy, thì chân lý tuyệt đối tồn tại; nếu như không, thì tại sao lại để ý đến câu nói đó? Chủ nghĩa Hậu hiện đại không xác nhận bất kỳ chân lý nào, nhưng lại xác nhận một chân lý tuyệt đối đó là : Chủ nghĩa Hậu hiện đại là đúng. Cuối cùng thì, chân lý tuyệt đối là điều không thể chối cãi.

Hơn nữa, bản chất của chân lý tuyệt đối là hẹp và sẽ loại trừ những phủ định của nó. 2+2=4, và không có bất kỳ đáp án khả dĩ nào khác.

Điểm này mang tính quyết định khi những hệ thống tín ngưỡng và thế giới quan khác nhau được đem ra so sánh. Nếu trong một hệ thống tín ngưỡng bao hàm những yếu tố đã được chứng mình là đúng, thì bất kì khẳng định nào tương phản với nó đều phải sai. Tương tự, chúng ta phải nhận thức được rằng chân lý tuyệt đối không bị ảnh hưởng bởi sự thành thật hay ham muốn. Cho dù một người có thành thật chấp nhận sự giả dối đến mấy, thì nó vẫn là sự giả dối. Và không có sự ham mến nào trên đời này có thể khiến cái sai trái thành cái đúng đắn.

Câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất đó là chân lý tuyệt đối tồn tại. Nếu đúng là như vậy, thì chủ nghĩa bất khả tri, hậu hiện đại, tương đối, và chủ nghĩa hoài nghi đều là tư tưởng sai.

Nó dẫn chúng ta tới câu hỏi thứ hai là lý luận/logic có thể sử dụng trong vấn đề tôn giáo được hay không. Nhiều người nói điều đó là không thể, nhưng – tại sao không? Thực tế là, logic là điều tối quan trọng để dò xét những tuyên bố về tâm linh bởi vì nó giúp chúng ta hiểu tại sao có những tuyên bố cần phải loại bỏ và có những tuyên bố nên được chấp nhận. Logic tuyệt đối quan trọng trong việc tháo dỡ chủ nghĩa đa nguyên (cho rằng tất cả các tuyên bố về chân lý, ngay cả những điều mâu thuẫn nhau, đều tương đồng và có giá trị.)

Ví dụ, Hồi giáo và Do Thái giáo khẳng định Chúa Giê-su không phải Đức Chúa Trời, trong khi đó Cơ Đốc giáo khẳng định Ngài là Đức Chúa Trời. Một trong những định luật nòng cốt của Logic là Định luật phi-mẫu thuẫn nói rằng một thứ gì đó không thể vừa là “A” vừa là “không-A” cùng thời điểm và cùng ý niệm. Áp dụng định luật này vào trong những lời khẳng định của Hồi giáo, Do Thái giáo, và Cơ Đốc giáo về Chúa Giê-su thì phải có một cái đúng và những cái còn lại là sai. Chúa Giê-su không thể vừa là Đức Chúa Trời vừa không phải Đức Chúa Trời. Sử dụng một cách hợp lý, logic là một vũ khí toàn diện chống lại thuyết đa nguyên bởi vì nó chứng tỏ rõ ràng là những tuyên bố chân lý mâu thuẫn với nhau không thể cùng đúng. Sự hiểu biết này lật đổ toàn bộ suy nghĩ “đúng với bạn nhưng không đúng với tôi”.

Kết luận, chúng ta có thể sử dụng lý luận và logic trong vấn đề tôn giáo. Nếu đúng là như vậy, thì chủ nghĩa đa nguyên (cho rằng tất cả các tuyên bố về chân lý, ngay cả những điều mâu thuẫn nhau, đều tương đồng và có giá trị) bị bác bỏ bởi vì hai tuyên bố chân lý đối kháng nhau đều đúng là điều phi logic và mâu thuẫn.

Tiếp theo sẽ là một câu hỏi lớn: Thượng Đế có hiện hữu hay không? Người Vô Thần và Tự Nhiên (không có gì tồn tại vượt trên thế giới và vũ trụ vật lý) trả lời là “Không”. Mặc dù rất nhiều sách vở đã được viết và những cuộc tranh luận đã diễn ra xuyên suốt lịch sử đối với câu hỏi này, dù vậy, đây không phải là câu hỏi khó trả lời. Câu hỏi đầu tiên mà bạn cần phải hỏi để nói lên tầm quan trọng của câu hỏi “Thượng Đế có hiện hữu hay không” là : Tại sao cái gì đó tồn tại thay vì không có gì cả? Nói theo cách khác, tại sao bạn và mọi thứ xung quanh bạn lại tồn tại? Lý luận cho sự hiện hữu của Thượng Đế có thể được trình bày một cách đơn giản như sau:

Cái gì đó tồn tại
Bạn không thế có cái-gì-đó từ cái không-có-gì.
Do đó, một Hữu thể vĩnh hằng và tất yếu phải tồn tại.

Bạn không thể phủ nhận rằng bạn tồn tại vì bạn phải tồn tại để phủ nhận sự tồn tại của chính bạn (đó là quan điểm tự bác bỏ chính nó ), vậy tiền đề đầu tiên là đúng. Không ai tin rằng bạn có thể có cái-gì-đó từ cái-không-có-gì (ví dụ, “cái không-có-gì tạo nên vũ trụ), nghĩa là mệnh đề thứ hai đúng. Do đó, tiên đề thứ ba buộc phải đúng – một Hữu thể vĩnh hằng và tất yếu phải tồn tại.

Đây là lập trường mà không một người vô thần có tư duy nào phủ nhận, họ chỉ tuyên bố rằng vũ trụ chính là hữu thể vĩnh hằng. Tuy nhiên, vấn đề với lập trường đó là tất cả những bằng chứng khoa học chỉ ra rằng trên thực tế vũ trụ phải có một khởi đầu (Big bang). Và bất kỳ cái-gì-đó có khởi đầu đều phải có nguyên nhân; do đó, vũ trụ phải có nguyên nhân chứ không vĩnh hằng. Bởi vì chỉ có hai nguồn của sự vĩnh hằng đó là : Vũ trụ vĩnh hằng (nhưng đã được chứng minh là không đúng) hoặc Đấng Sáng Tạo vĩnh hằng, vậy kết luận logic duy nhất là Thượng Đế tồn tại. Câu trả lời cho sự hiện hữu của Thượng Đế là “Có” đã bác bỏ chủ nghĩa vô thần như là một hệ thống tín ngưỡng hợp lý.

Nhưng, kết luận trên không đề cập tới Thượng Đế nào tồn tại, nhưng điều tuyệt vời ở đây là nó đã thực hiện một điều là dọn dẹp – nó bác bỏ tất cả các tôn giáo phiếm thần. Tất cả các thế giới quan phiếm thần nói rằng vũ trụ là Thượng Đế và vĩnh hằng. Vì vậy, Ấn độ giáo, Phật giáo, Kỳ-na giáo và tất cả những tôn giáo phiếm thần đã bị bác bỏ như là một hệt thông tín ngưỡng hợp lý.

Hơn vậy, chúng ta cũng biết được một số điều về Thượng Đế Sáng Tạo nên vũ trụ:

❏ Bản chất siêu nhiên (vì Ngài tồn tại bên ngoài vũ trụ)
❏ Cực kỳ quyền năng (vì đã tạo nên vũ trụ này)
❏ Vĩnh hằng (tự hữu, vì Ngài tồn tại ngoài không gian và thời gian)
❏ Toàn tại (vì Ngài tạo ra không gian và không bị giới hạn bởi nó)
❏ Phi-thời gian và không thay đổi (Ngài tạo nên thời gian)
❏ Phi-vật chất (vì Ngài tạo vượt trên không gian)
❏ Có nhân vị (vì Phi nhân vị không thể tạo nên nhân vị)
❏ Tất yếu (vì tất cả mọi sự đều phụ thuộc vào Ngài)
❏ Vô cực và độc nhất ( bởi vì không có hai sự vô cực)
❏ Đa dạng nhưng hiệp nhất (như chúng ta thấy (as we see) tự nhiên bày tỏ sự đa dạng)
❏ Thông minh (cực độ, để có thể tạo nên vạn vật)
❏ Có mục đích (vì Ngài tự ý tạo nên tất cả)
❏ Có đạo đức (luật đạo đức sẽ không tồn tại nếu không có người ban luật)
❏ Quan tâm (Nếu không, thì sẽ không có luật đạo đức nào được ban ra)

Hữu thể này bày tỏ những đặc tính tương đồng với Thượng Đế của Do Thái giáo, Hồi giáo và Cơ Đốc giáo, mà điều thú vị là chỉ có những tín ngưỡng trên vẫn còn trụ lại sau khi chủ nghĩa Vô thần và Phiếm thần đã bị loại bỏ. Lưu ý là một câu hỏi lớn về sự sống (nguồn gốc) đã được trả lời: Chúng ta biết mình bắt nguồn từ đâu.

Nó dẫn chúng ta tới câu hỏi thứ hai: chúng ta có thể biêt Thượng Đế hay không? Tại điểm này nhu cầu về tôn giáo được thay thế bằng nhu cầu quan trọng hơn – sự mặc khải. Nếu nhân loại muốn biết nhiều hơn về Thượng Đế, thì điều đó phụ thuộc vào việc Chúa tự ý bày tỏ chính mình với tạo vật của Ngài. Do thái giáo, Hồi giáo, và Cơ Đốc giáo đều khẳng định mình có một quyển sách được gọi là sự Mặc khải của Chúa dành cho con người, nhưng câu hỏi ở đây là quyển sách nào (nếu như có) thật sự đúng? Hãy đặt những khác biệt nhỏ sang một bên. Hai lĩnh vực chính yếu gây tranh cãi là 1) Kinh Thánh Tân Ước 2) Chúa Giê-su Christ. Hồi giáo và Do Thái giáo đều khẳng định Tân Ước không đúng, và đều bác bỏ Chúa Giê-su chính là Thượng Đế nhập-thể, trong khi đó Cơ Đốc giáo khẳng định hai điều trên là đúng.

There is no faith on the planet that can match the mountains of evidence that exist for Christianity. From the voluminous number of ancient manuscripts, to the very early dating of the documents written during the lifetime of the eyewitnesses (some only 15 years after Christ’s death), to the multiplicity of the accounts (nine authors in 27 books of the New Testament), to the archaeological evidence—none of which has ever contradicted a single claim the New Testament makes—to the fact that the apostles went to their deaths claiming they had seen Jesus in action and that He had come back from the dead, Christianity sets the bar in terms of providing the proof to back up its claims. The New Testament’s historical authenticity—that it conveys a truthful account of the actual events as they occurred—is the only right conclusion to reach once all the evidence has been examined.

Không có bất kỳ tín ngưỡng nào trên thế giới này có thể so sánh với hàng núi bằng chứng tồn tại ủng hộ cho Cơ Đốc giáo. Từ việc có một số một số rất lớn các văn bản Tân Ước cổ, có niên đại được tính là đã viết lúc những nhân chứng còn sống (một vài văn bản được viết sau sự chết của Chúa Giê-su Christ có 15 năm), cho tới việc có rất nhiều bản tường thuật khác nhau (chín tác giả trong 27 sách Tân Ước), cho tới bằng chứng khảo cổ học – không bất cứ dữ kiện nào trong số đó mâu thuẫn với một tuyên bố nào trong Tân Ước – thực tế là các Sứ đồ xưa chập nhận cái chết vì họ quả quyết rằng họ đã chứng kiến Chúa Giê-su hành động và rằng Ngài đã sống lại sau khi đã chết. Cơ Đốc giáo đã đặt ra những chuẩn mực để cung cấp những bằng chứng ủng hộ cho những tuyên bố của mình. Tính chân thật lịch sử của Tân Ước- nghĩa là văn bản đó truyền tải những sự kiện thật sự đã xảy ra- là kết luận đúng đắn duy nhất có thể rút ra sau khi tất cả những bằng chứng đã được kiểm nghiệm.

Khi đề cập tới Chúa Giê-su, người ta sẽ nhận thấy điều thú vị ở Ngài là – Ngài khẳng định mình là Đức Chúa Trời trong xác thịt. Theo lời của chính Ngài (“Trước khi có Áp-ra-ham, TA LÀ”), Hành động cùa Ngài (tha thứ tội lỗi, chấp nhận được thờ phượng), đời sống vô tội và làm nhiều phép lạ (mà Ngài sử dụng để chứng mình những gì mình đã khẳng định và bác bỏ những khẳng định chống nghịch), và sự Phục Sinh của Ngài hoàn toàn ủng hộ lời khẳng định Ngài là Đức Chúa Trời. Tác giả Tân Ước xác nhận thực tế đó hết lần này tới lần khác trong các bản viết của mình.

Như vậy, nếu Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời, thì những gì Ngài nói phải là sự thật. Và nếu Chúa Giê-su nói Kinh Thánh là vô ngộ và là chân lý trong tất cả những gì nó đề cập (và thực tế Ngài đã phán như vậy), vậy nghĩa là Kinh Thánh phải là đúng trong bất kỳ điều gì mà nó quả quyết. Như chúng ta đã biết, hai khẳng định về chân lý mâu thuẫn với nhau không thể cùng là chân lý. Nghĩa là bất kỳ điều gì được chép trong Koran hay văn bản Do Thái giáo mà mâu thuẫn với Kinh Thánh thì không thể đúng được. Thực tế, cả Hồi giáo và Do thái giáo đều quả quyết là Chúa Giê-su không phải là Đức Chúa Trời nhập thể, trong khi bằng chứng lại nói điều ngược lại. Và bởi gì chúng ta có thể thật sự biêt Chúa (bởi vì Ngài đã bày tỏ chính mình trong Lời của Ngài và trong Đấng Christ), nên tất cả các hình thức bất khả tri đều bị bác bỏ. Cuối cùng, một câu hỏi lớn nữa đã được trả lời – đó là đạo đức – vì Kinh Thánh có những lời hướng dẫn rõ ràng về việc nhân loại phải sống như thế nào.

Cũng chính Kinh Thánh quả quyết rằng Chúa quan tâm tới chúng ta một cách sâu sắc và mong muốn tất cả chúng ta đều nhận biết Ngài một cách thật gần gũi. Thực sự, Ngài quan tâm nhiều tới chúng ta nên Ngài đã trở nên loài người để bày tỏ cho các vật thọ tạo cùa Ngài biết chính xác Ngài là ai. Có rất nhiều người đã kiếm cách trở thành Chúa, nhưng chỉ có Chúa đã kiếm cách trở thành người để Ngài có thể cứu rỗi những ai mà Ngài yêu thương khỏi sự phân rẽ với Ngài đời đời. Thực tế này minh họa sự phù hợp mang tính hiện sinh của Cơ Đốc giáo và cũng là câu trả lời cho hai câu hỏi lớn trong cuộc sống – ý nghĩa và vận mệnh. Mỗi người chúng ta được Chúa tạo dựng cho một mục đích, và mỗi người đều có một vận mệnh đang chờ phía trước – một là sự sống đời đời với Chúa hay sự phân rẽ đời đời với Ngài. Sự suy luận này (và vấn đề Chúa trở nên loài người trong Đấng Christ) cũng bác bỏ Chủ nghĩa Tự nhiên Thần giáo, chủ nghĩa này cho rằng Chúa không quan tâm đến vấn đề của nhân loại.

Cuối cùng, chúng ta thấy được rằng chân lý tối hậu về Chúa có thể được khám phá và mê cung thế giới quan nào thành công trong việc léo lái bằng cách kiểm chứng tất cả các khẳng định về chân lý và đẩy những sự sai lạc sang một bên một cách hệ thống chỉ giữ lại chân lý. Sử dụng những bài kiểm tra nhất quán một cách logic, thỏa đáng về mặt thực nghiệm, phù hợp về mặt hiện sinh, và đi kèm theo là những câu hỏi đúng đắn, rút ra nhửng kết luận hợp lý và đúng đắn về tôn giáo và Chúa. Thì mọi người nên nhất trí rằng lý do để tin bất cứ điều gì là bởi vì nó là chân lý- không hơn không kém. Buồn thay, tín ngưỡng thật sự lại là vấn để của ý muốn, và cho dù có bao nhiêu bằng chứng logic được trình bày, vẫn có người quyết định từ chối Chúa Đấng hiện hữu và bỏ lỡ con đường thật sự để được hòa hợp với Ngài.

https://www.gotquestions.org/viet

English


Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn