Chủ Nhật , 22 Tháng Mười Hai 2024
Home / Trang Chủ / Một Cái Nhìn Về Đám Tang Của Người Theo Tin Lành

Một Cái Nhìn Về Đám Tang Của Người Theo Tin Lành

Góc nhìn văn hóa
QUA MỘT ĐÁM TANG TIN LÀNH
Tuần vừa qua mình có đến dự đám tang anh bạn tên P, anh ấy là một cựu cầu thủ đội bóng Công an Hà Nội, tại nhà tang lễ Bệnh viện 108 …theo nghi lễ Tin lành, không mũ rơm khăn xô gậy trống, không nghe thấy tiếng khóc, tiếng phèng la, nhị trống ỉ ê sầu thảm, không thấy nghi ngút khói nhang, mọi người ăn mặc lịch sự, vào viếng thay cho cắm hương là một bông hoa cúc xanh hoặc trắng, giờ lễ truy điệu có vị Mục sư đọc lời tiểu sử và cầu nguyện, gia đình đáp từ…phút đưa linh cữu ra xe, mọi người cùng hát thánh ca nghe xúc động lạ lùng…xe tang cũng vòng qua gia đình vài phút tạm biệt…Tại nghĩa trang Văn điển vị Mục sư cũng đọc lời cầu nguyện lần cuối, mọi người cùng hát thánh ca và đi quanh linh cữu, mọi khăn tang gửi lại trên quan tài vào nhà hỏa tang…Mọi việc cứ quy củ, nhanh gọn, đâu vào đấy, từ đầu đến cuối buổi lễ…
Người Tin Lành họ coi “sự MẤT không phải là HẾT” không phải “VĨNH BIỆT” mà chỉ là “TẠM BIỆT” Vì ai rồi cũng về với Chúa, chỉ là người trước người sau mà thôi…như tiễn người thân đi làm ăn xa, đi sống ở nước ngoài, có nơi nào coi sự chết nhẹ nhàng đến thế không?… ba ngày sau mình có đến dự bữa cơm gia đình “tri ân” tìm mãi không thấy ban thờ cúng tuần khói nhang 24/24, không nghe thấy tiếng tụng niệm từ cái máy ghi âm, không có lễ cúng cơm 3 bữa 49 ngày…trên tường là ảnh của anh bạn dưới có lọ hoa cúc, mấy ngọn nến… không một dấu tích “nhà có tang” thường thấy, chị bạn và hai cháu học và làm việc ở bên Mỹ và Canada niềm nở chào đón mọi người, chị tâm sự kể lại những thời gian nhiều năm chăm sóc anh ấy, cho đến phút cuối cùng a P vẫn bình thản nắm tay “động viên nhắn nhủ mọi người và gửi lời từ biệt nội ngoại và hẹn gặp nhau nơi thiên đàng”…Với chị Người Tin lành sống là “cõi tạm là một sân ga trong hành trình về với Chúa Trời….” Gia đình hai bên đều nhẹ nhõm, những gì cần làm đều đã làm, vấn đề là những người đang sống, gia đình, con cái cần phải vượt qua để tiếp tục hoàn thành sứ mệnh của người đi trước. một quan niệm, một triết lý rất nhân văn cho bao người đang sống không bi lụy khổ đau, giày vò …
Nhìn sang “bên đời” còn ngổn ngang bao nhiêu phiền phức, bao nhiêu thủ tục và hủ tục đan xen khi tiễn đưa  người đã khuất, của làng, của phố, của “các ông thầy cúng, thầy chùa”, nhớ đám tang vợ anh bạn cùng học phổ thông mấy năm trước nữa ngay gần nhà mình, kèn trống phèng la hơn một ngày trời giữa phố đông, hoa viếng xếp quanh ngõ, người dân đi lại khó chịu va chạm đổ liểng xiểng, bên linh cữu người nhà túc trực suốt 24/24, nhiều người xa về viếng dúi tiền nhờ nhạc hiếu ”khóc thuê” thêm phần xót xa, não nề, làm cả xóm “mệt rã rời”, chưa kể về đêm thày phán phải xoay linh cữu mấy lần… 8h sáng đúng “giờ đẹp” mới đưa linh cữu ra xe, thì lại đúng giờ bà con đi làm từ ngõ ra phố tắc như nêm cối hơn 30 phút mới đi được… xuống nghĩa trang Văn Điền lúc 10.00 am nhưng cả đoàn phải “vật vờ” 3 tiếng sau mới đúng giờ thầy phán hạ huyệt, không khí tang tóc khóc than thảm thiết vì chị ấy mất còn trẻ… đến chiều về cả đoàn dìu nhau, trống gậy, vẫn mũ rơm khăn xô xiêu vẹo như “đoàn quân thất trận” ai trông cũng rũ rượi ê chề rã rời …lại lao vào làm cơm ba ngày, lại mời “thầy” đến khấn vái chuông mõ suốt buổi chiều tối mịt mới được ăn cơm, sau đó là chuỗi 49 ngày cơm cúng tuần ba bữa trên bàn thờ tạm được dựng lên giữa nhà, khăn mũ,  xếp la liệt… cả xóm lại 49 ngày nghe tiếng mõ tiếng tụng niệm miên man… chưa hết, “vận áo xám” còn đeo đẳng nhà anh bạn cả năm không được đi đâu dự liên hoan tiệc cưới, ngày tết là miễn đi chúc tết luôn…
Tiện kể luôn chuyện chị HT, chị kết nghĩa vốn người mộ đạo, chị nhiều năm cùng gia đình cung phụng chùa chiền rất nhiều tiền của, Ngày mẹ chị ra đi nghe mọi người tư vấn lên mời các thầy “hòa thượng” đến tụng kinh cho bà nhanh siêu thoát về cõi Phật, chị gọi điện nhờ mấy thầy ở chùa HN, sáng sớm nhiều xe ô tô đã đến ngõ và nườm nượm khoảng 30 thầy áo vàng, áo nâu vào nhà, quyền trượng trong tay, các thầy vào đọc kinh và tiễn đưa bà ra xe tang… xong việc, các thầy gửi “phiếu thành toán” mỗi thầy 5 triệu vi chi 30 thầy là 150 triệu , bà chị và cả gia đình “như bị điện giật” vẫn ngậm bồ hòn làm ngọt, trả đủ để các thầy “đi cho nhanh”, từ đó gia đình chị không bao giờ đến gặp các thầy ấy nữa, chưa kể chuyện chú em họa sĩ, nhạc sĩ LT cũng gặp trường hợp tương tự…
Qua đấy mới thấy vì sao mấy nước “nặng về chùa to tượng lớn” lại nghèo hơn các nước giàu họ đang theo Tin Lành ngày càng nhiều hơn… đó là Mỹ, Nhật, Hàn, Singapore, đặc biệt là Israel…
Nguồn: Facebook   Le Tien Vuong Vuong

 

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn