Thứ Tư , 4 Tháng Mười Hai 2024
Home / Tổng hợp / Ai Nắm Quyền Kiểm Soát Thế Giới Hiện Nay?

Ai Nắm Quyền Kiểm Soát Thế Giới Hiện Nay?

 

Cập nhật nCoV lúc 14h00 ngày 14-03-2020:

  • Thế giới:  145.211 người mắc, 5.409 người tử vong, trong đó:

– Lục địa Trung Quốc: 3.176 người tử vong.
– 107 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Trung quốc: 2.233 người tử vong.  (Trích nguồn: https://suckhoedoisong.vn)

Tất cả mọi người đều hoảng hốt, sợ hãi. Dù đã trải qua nhiều dịch bệnh như H5N1 và cả Ebola, nhưng COVID-19 lần này cảm thấy sao thật khác biệt. Có thể một phần vì các nhà khoa học, phóng viên và lãnh đạo quốc gia đang phải cấp tốc nghiên cứu và ứng phó, vì các học giả truyền thông và ứng cử viên tổng thống đang nắm bắt cơ hội để thao túng và đạt được lợi thế chính trị, và một phần vì truyền thông xã hội hiện nay “truyền bá” sự hoảng loạn rất, rất tốt.

Tuy nhiên, hoảng loạn không bao giờ là cách phản ứng đúng đắn. Mặc dù biết rằng virus COVID-19 đã lan rộng đến mọi lục địa và sẽ sớm đạt được danh hiệu “đại dịch”, nhưng một chuyên gia y tế công cộng đã nói với Bloomberg News: bối cảnh này thường được sử dụng trong phim ảnh để đại diện cho loại virus giết người ngày tận thế. Vì vậy, chúng ta rất dễ hiểu nhầm.

COVID-19 có nghiêm trọng không? Chắc chắn rồi. Chưa từng có tiền lệ? Có lẽ. Nhưng ngày tận thế? Không.

Cho đến nay, tỷ lệ tử vong do COVID-19 là khoảng hai phần trăm. Nếu tỷ lệ đó giữ vững, coronavirus sẽ gây tử vong gấp mười lần so với cúm mùa, nhưng chúng ta có lý do để nghi ngờ điều đó. Chẳng hạn, chúng ta không biết có bao nhiêu người mắc bệnh. Cho đến nay, phần lớn các trường hợp tử vong do coronavirus được báo cáo xuất phát từ giai đoạn đầu của đợt bùng phát ở Trung Quốc, và nạn nhân là những người dễ bị bệnh về hô hấp, như người già. Hầu hết những người nhiễm virus đều có triệu chứng giống như bị cảm lạnh nặng. Vì vậy, có thể tỷ lệ gây tử vong của COVID-19 sẽ giảm.

Dù có hay không, cả thế giới, đặc biệt là phương Tây, cần được đưa ra một lời nhắc nhở nghiêm túc. Một trực giác sai lầm trong nền văn hóa chúng ta, hình thành bởi sự hiện đại và tiên tiến, đó là niềm tin sai lầm rằng chúng ta có thể kiểm soát vận mệnh của chính mình, bằng sức mạnh công nghệ và y tế, cuối cùng sẽ cứu được chúng ta.

Sự kiêu ngạo bắt nguồn từ những thành tựu khoa học và công nghệ đáng chú ý. Nhưng chúng ta quên rằng việc thế giới này và mỗi con người có thể tồn tại là việc hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Trong khi các thế hệ trước liên tục được nhắc nhở về sự yếu kém của họ trước các yếu tố tự nhiên, thì chúng ta lại đang cố kiểm soát thế giới này mà lại quên rằng: “Con người chỉ như một cây sậy, yếu đuối nhất trong thế giới tự nhiên.

“Không cần cả vũ trụ này phải cầm vũ khí để nghiền nát một con người: chỉ cần một hơi nước… là đủ để giết anh ta” – như triết gia Cơ Đốc Blaise Pascal từng nói.

Chúng ta tồn tại nhờ ân điển Chúa. Ngài hằng đang gìn giữ hơi thở của bạn và Lời Ngài vẫn hằng nuôi dưỡng bạn, vì thế hôm nay bạn vẫn còn trên đất.

Lời nhắc nhở về sự thật về tình trạng của con người, đặc biệt là trong thời gian khó khăn này: trên hết, chúng ta phải nhớ rằng con người là bụi đất, một ngày rồi cũng trở về bụi đất”.

Khi trò chuyện với Shane Morris, tôi nhớ đến cuốn sách của nhà sử học Steven Keillor có tựa đề là “Sự đoán xét của Chúa: Diễn giải lịch sử và đức tin Cơ Đốc”. Trước những thảm kịch như ngày 9-11 và cơn bão Katrina, một số học giả Cơ Đốc lúng túng cho rằng Chúa đang phán xét bằng cách cho phép những tai họa này xảy ra, nhưng không biết rằng Ngài đang phán xét ai và tại sao. Điều này không ích lợi gì và chính là sự kiêu ngạo.

Dù cách hiểu chuẩn mực về tai họa trong Cựu Ước là sự phán xét, nhưng chúng ta hiếm khi nhìn thấu đáo đằng sau bức màn để thấy ý định và lý lẽ của Chúa. Thay vì nhìn bề ngoài, Shane Morris đề nghị “hãy xem lời Chúa Jesus phán trong Lu-ca 13, khi người ta hỏi Ngài rằng Đức Chúa Trời đang phán xét ai khi tháp Si-lô-ê sụp đổ: Hay là mười tám người bị tháp Si-lô-ê ngã xuống đè chết kia, các ngươi tưởng họ có tội lỗi trọng hơn mọi kẻ khác ở thành Giê-ru-sa-lem sao? Ta nói cùng các ngươi, không phải; nhưng nếu các ngươi chẳng ăn năn, thì hết thảy cũng sẽ bị hư mất như vậy.”

Chúa có thể cho phép tai họa xảy ra để thực hiện mục đích của Ngài. Chúng ta than van, hoảng loạn sợ bị mất kiểm soát giữa cơn dịch bệnh này, nhưng sự thật là ngay từ đầu, chúng ta chưa bao giờ nắm quyền kiểm soát.

Vào thời điểm như thế này, Cơ Đốc nhân không bị cuốn vào sự hoảng loạn hay đổ lỗi. Trong thời khắc tồi tệ nhất, Cơ Đốc nhân chúng ta phải ở trạng thái tốt nhất. Chúng ta đã nhìn thấy điều này ở Trung Quốc, khi mà phải đối mặt với sự đàn áp dữ dội của nhà nước, các Cơ Đốc nhân vẫn đang trung tín chăm sóc cho những người không tin giữa dịch coronavirus.

Những hành động tốt đẹp đó chỉ có thể xuất phát từ việc nhận biết thế giới này thuộc về Chúa, và tin chắc rằng cuối cùng, Ngài sẽ lau đi những giọt nước mắt và mang bình an đến cho chúng ta.

 

Bài: David Carlson, Roberto Rivera, John Stonestreet; dịch: Nhạn Võ

(nguồn: christianheadlines.com

Đức Chúa Trời Nắm Quyền Kiểm Soát Ngay Cả Khi Kế Hoạch Của Bạn Bị Đình Trệ
Mục Sư Rick Warren“…tức là Đấng người đã tin, là Đấng ban sự sống cho kẻ chết, gọi những sự không có như có rồi” (Rô-ma 4:17b BTT)Có một số từ mô tả sự bế tắc trong cuộc sống như “ung thư”, “ly dị”, “phá sản”, “vô sinh”, và “thất nghiệp”.

Làm sao bạn biết khi nào bạn bị bế tắc? Bạn nhận ra nó khi mọi sự vượt khỏi tầm tay và bạn không thể làm gì hết.

Khi bạn bị kẹt cứng và chờ đợi được giải thoát, bạn cần nhớ những gì Đức Chúa Trời có thể làm. Tình trạng có thể ngoài tầm kiểm soát của bạn, nhưng không ngoài tầm tay của Chúa. Khi bạn đối diện bế tắc, đừng tập trung vào những gì bạn không thể làm. Mà thay vào đó hãy tập trung vào những gì Đức Chúa Trời có thể làm.

“tức là Đấng người đã tin, là Đấng ban sự sống cho kẻ chết, gọi những sự không có như có rồi” (Rô-ma 4:17b BTT).

Sau đây là hai điều Đức Chúa Trời làm mà bạn không thể làm được: Ngài có thể ban sự sống cho người chết, và Ngài có thể tạo ra một vật từ hư không. Nếu Đức Chúa Trời có thể ban sự sống cho một người đã chết, Ngài có thể làm sống lại một sự nghiệp đã chết. Ngài có thể làm sống lại một cuộc hôn nhân đã chết. Ngài có thể làm sống lại một giấc mơ đã chết. Ngài có thể vực dậy tình trạng bế tắc tài chính.

Không chỉ có sự suy nghĩ tích cực đã giúp ông Áp-ra-ham. Suy nghĩ tích cực hữu hiệu đối với các tình huống mà bạn có thể kiểm soát. Nhưng suy nghĩ tích cực không phải là đức tin. Suy nghĩ tích cực và đức tin là hai điều rất khác nhau.

Trong những tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, suy nghĩ tích cực là vô giá trị. Đó chỉ là điều bạn mong muốn, ước ao. Nó không thay đổi được tình hình. Khi bạn đối diện với những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của mình, bạn cần một cái gì đó hơn là một thái độ tinh thần tích cực. Bạn cần đức tin nơi Đức Chúa Trời, bởi vì Ngài có thể kiểm soát nó trong khi bạn không thể. Hầu hết cuộc sống nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, vì vậy bạn cần đức tin nhiều hơn là bạn cần suy nghĩ tích cực.

Chúa Jesus nói rằng, “Ngài đáp rằng: Sự chi người ta không làm được, thì Đức Chúa Trời làm được” (Lu-ca 18:27 BTT). Đức Chúa Trời chuyên thực hiện những điều bất khả thi. Điều đó được gọi là phép lạ, và Ngài có thể thực hiện điều đó trong cuộc sống của bạn! Ngài đã sẵn sàng cứu bạn ra khỏi tình trạng bế tắc.

Nếu bạn chưa bao giờ nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa của bạn, và muốn tìm hiểu thêm, hãy truy cập vào mục Know God trên trang web Daily Hope.

http://rickwarren.org/listen/player nghe bài giảng hôm nay của Mục Sư Rick

Phần Suy Gẫm Tĩnh Nguyện @ 2017 do Rick Warren soạn thảo. Tác-giả giữ bản quyền. Được sử dụng khi có giấy phép.

Thảo Luận

Những bế tắc mà bạn đối diện ngày hôm nay là gì?

Tại sao đôi khi thật khó để bạn thừa nhận rằng có nhiều thứ ngoài tầm kiểm soát của mình?

Có đức tin nơi Đức Chúa Trời ngay cả khi bị bế tắc đem đến kết quả gì? Vậy nó làm thay đổi bạn ra sao? Nó thay đổi hoàn cảnh của bạn như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn