Tàu Titanic chìm ngày 15/04/1912, lúc 2giờ30 sáng. Từ đó đến nay, có rất nhiều bài viết, tường thuật, kể lại những “vĩ đại” của tàu Titanic và những “nguyên nhân” khiến tàu Titanic chìm! Trong 50 năm qua, tôi đã được đọc trên dưới 20 bài tường thuật ấy. Đa số nghiêng nặng về nguyên nhân khiến tàu chìm. Rất nhiều nguyên nhân được lập đi lập lại, nhưng nguyên nhân chính, quan trọng và chỉ một nguyên nhân đó thôi, đã làm cho tàu chìm, lại được ghi lại chỉ “một lần”. Vì thế, để được cân bằng, tôi xin nhắc lại nguyên nhân “chính, cốt lõi” khiến tàu Titanic chìm. Tôi đã đọc tài liệu này trên tập chí “Truyền Giáo Thế Giới” của HT Phúc Âm Liên Hiệp, xuất bản khoảng năm 1962. Nội dung bài viết ấy như sau:
Một chuyên viên an ninh của tàu Titanic, trong chuyến du hành này là một sĩ quan an ninh trong quân đội được biệt phái sang làm nhân viên an ninh cho tàu Titanic. Vị sĩ quan trẻ tuổi này mới cưới vợ 2 tháng trước ngày tàu Titanic khởi hành. Đôi tân giai nhân này chọn chuyến du hành này làm “tuần trăng mật” cho cuộc hôn nhân của mình.
Vào buổi lễ khởi hành con tàu, Vị Giám đốc công ty đóng tàu đọc diễn văn, giới thiệu “cái vĩ đại” của con tàu, ông đã khởi đầu và kết luận bài giới thiệu của ông về con tàu “khổng lồ” (titanic : khổng lồ, vĩ đại) này : “…Tàu Titanic là con tàu ‘không thể chìm’: Tàu lớn hơn sóng bão có trên đại dương . Tàu mạnh hơn các công phá chống lại nó. Mũi tàu được thiết kế cứng chắc, chịu đựng được băng sơn. Thân tàu có 2 lớp vỏ tàng ong; nếu bị vỡ chỗ nào, thì nước vào lớp tàng ong chỗ bị vỡ đó, các tàng ong khác giữ tàu an toàn. Tàu có hệ thống hàn ngầm dưới nước, sẽ hàn lại chỗ vỡ đó, bôm nước ra . . . vỏ tàu lành lại như trước . ‘Tàu này không thể chìm’. Không có Chúa Trời, Chúa Christ nào có thể nhận chìm tàu này được vì nó ‘không thể chìm’!”
Vị sĩ quan an ninh quay sang nói với vợ: “Chết rồi! Người ta đã thách thức Đấng Tạo Hóa! Tàu chắc chắn sẽ bị chìm trong chuyến hải hành này! Em phải ở lại nhà, anh phải làm nhiệm vụ và phải làm chứng lại sự kiện tàu chìm, để công bố rằng: Tàu chìm là do người ta coi thường Đấng Tạo Hóa mình. Em ở lại nhà, cầu nguyện cho anh tròn nhiệm vụ này!”
Ngày 10/04/1912, tàu Titanic rời cảng Southhampton (Anh Quốc). Người vợ trẻ ở lại nhà, cầu nguyện cho chồng đi đến chỗ tàu chìm!
Chúa nhựt 14/04/1912, con tàu đã vào khu vực Bắc Đại Tây Dương, được gọi là Đường Băng Sơn. Đây là khu vực có nhiều băng sơn trôi xuống từ vùng Greenland. Mùa băng sơn kéo dài từ tháng hai đến tháng mười mỗi năm. Từ sáng sớm, thuyền trưởng Smith đã nhận được một số tín hiệu từ những tàu xung quanh cho biết có rất nhiều băng sơn trong khu vực. Ông không quan tâm lắm, vì đây là mùa băng sơn, nên việc có nhiều băng sơn là bình thường, vả lại Ông đã nhiều lần qua vùng này . . . có kinh nghiệm rồi! Dù vậy, Ông đã sắp xếp người quan sát băng sơn. Khi phát hiện chúng, Ông có thể cho tàu chuyển hướng, tránh sang một bên cách dễ dàng! Và đến giờ ăn chiều, thuyền trưởng Smith cũng ra lệnh cho con tàu đi sâu xuống hướng Nam, nhằm tránh bớt băng sơn, nhưng vẫn không giảm tốc độ. Trong ngày đó, phòng điện tín nhận được 9 lời cảnh báo về băng sơn từ những tàu xung quanh. Lời cảnh báo sau cùng vào lúc 10giờ55 tối, tàu Titanic nhận được là “Tàu chúng tôi đã dừng lại, vì chung quanh đầy băng sơn.” Tiếc thay, phòng điện tín quá bận rộn với khách hàng, không quan tâm đến lời cảnh báo nầy!
Đến 11giờ 35 người phụ trách thăm dò băng sơn, thấy một khối đen lù lù trên mặt nước ngay trước đường tàu. Ông giựt chuông 3 lần và thông báo “Băng sơn trước mặt.” Sĩ quan phụ trách tức khắc ra lệnh quay ngược máy tàu để giảm tốc độ và quay tàu về bên trái để tránh băng sơn. Nhưng than ôi ! đã trể quá rồi; chỉ 5 phút sau, hông tàu quẹt vào khối băng sơn, bị phá hỏng cả hai lớp vỏ một lỗ to …, nước biển tự do ào ạt tràn vào tàu. Thuyền trưởng Smith triệu tập giám đốc công trình đến thẩm tra tình hình. Sau khi giám định “hết phương cứu chữa”, Smith ra lệnh “mọi người mặc áo phao, hạ thuyền cấp cứu . . . chuẩn bị rời tàu!”
Ngay lúc thuyền trưởng Smith ra lệnh mọi người chuẩn bị rời tàu, thì vị sĩ quan an ninh, nhanh nhẹn, bình tĩnh sắp xếp cho mọi người xuống thuyền cứu cấp. Vì tàu không có đủ thuyền cứu cấp, nên phụ nữ và trẻ con được xuống thuyền cứu cấp trước. Chiếc thuyền cứu cấp sau cùng, có một chỗ cho vị sĩ quan an ninh này. Nhưng anh ta lại nhường chỗ đó cho người khác và nói rằng: “Tôi phải ở lại tàu, chứng kiến cảnh tàu chìm và làm chứng lại nguyên nhân của việc chìm tàu này! Tôi sẽ được cứu bằng phương cách của Chúa!”
Đến 2 giờ 17 phút sáng ngày 15/04/1912, mọi người nghe một tiếng nổ lớn, rồi tất cả đèn trên tàu tắt ngắm. Tiếng nổ lớn ấy, là một cột sóng lớn ập vào tàu, làm tàu gẩy đôi, bắn tung vị sĩ quan an ninh này xuống biển và làm vỡ tan boong tàu ra từng mảnh. Một mảnh gỗ của boong tàu trôi tạt tới chỗ vị sĩ quan an ninh, anh ta bám lấy, trườn lên nằm trên mảnh gỗ đó, rồi bất tĩnh, không biết gì nữa.
Đến 2giờ30, tàu chìm mất vào lòng đại dương, mang theo 1,500 nhân mạng!
Song song với thời gian tàu Titanic lâm nạn, nơi nhà của vị sĩ quan an ninh, khoảng 11 giờ đêm, chị vợ bị một cơn khiếp sợ ập vào người. Chị biết ngay là chồng chị đang lâm nạn. Chị quì gối ngay bên giường cầu nguyện cho chồng. Tha thiết xin Chúa cứu anh, ban cho anh bình tĩnh để làm tròn trọng trách mà anh đã nói với chị lúc chia tay. Cơn kinh sợ ấy cứ bao phủ chị, chị phải chiến đấu cầu nguyện trong sự run động toàn thân. Mãi đến khoảng 4 giờ sáng, cơn kinh sợ chấm dứt; Chị biết ngay là chồng Chị đã được cứu. Chị bình an lên giường ngủ. Đến khoảng 7 giờ sáng, một cú điện thoại gọi đến, báo cho Chị biết về việc tàu Titanic lâm nạn và chồng Chị đã được cứu và hiện đang được cấp cứu tại bệnh viện. Chị bình tĩnh đáp lời là: Chị đã biết tàu lâm nạn lúc 11 giờ đêm và chồng Chị được cứu lúc 4 giờ sáng. Chị sẽ đến để gặp chồng ngay sau đó.
Lúc Chị đến gặp chồng tại bịnh viện, thì chồng Chị cũng vừa hồi tĩnh. Hai người đối chiếu thì giờ tàu lâm nạn với thời gian Chị bị kinh hải tại nhà; cả hai đều ăn khớp với nhau như một.