Thi thiên 19: 1-7
Từ ngữ “trời (thiên đàng)” có ba ý nghĩa trong Kinh Thánh: trời của bầu không khí (chỗ bay liệng của chim chóc và máy bay), bầu trời đầy sao (vũ trụ) và, tầng trời thứ ba, nơi cư trú của Đức Chúa Trời. Thi Thiên 19 nói về bầu trời đầy sao.
Có bao nhiêu ngôi sao?
Sáng thế ký 15:5: “Đoạn, Ngài dẫn người ra ngoài và phán rằng: Ngươi hãy ngó lên trời, và nếu ngươi đếm được các ngôi sao thì hãy đếm đi. Ngài lại phán rằng: Dòng dõi ngươi cũng sẽ như vậy!”
Với mắt thường bạn có thể thấy khoảng 3000 ngôi sao. Nếu bạn nhìn bán cầu nam trên bầu trời, bạn sẽ có tổng cộng khoảng 6000 ngôi sao. Người đầu tiên nhìn lên bầu trời với một kính viễn vọng tự chế là Galileo Galilei (1564-1642). Những gì nhìn thấy, ông mô tả trong tác phẩm của mình Nuncius Sidereus (Thông điệp của các ngôi sao):
Thực sự là một cái gì đó tuyệt vời để thêm vào vô số các ngôi sao cố định đã được cảm nhận với thị giác tự nhiên của chúng ta cho đến ngày nay. Người ta dần dần liệt kê vô số những ngôi sao mà trước đó chưa bao giờ được nhìn thấy, và vượt quá mười lần những người cổ đại. Đến nỗi cho ra con số khoảng 30.000 vì sao.
Năm 1862, hai nhà thiên văn học Ärgelander và Schönfeld hoàn thành cái gọi là hệ thống viễn vọng kính Bonner Durchmusterung. Họ đã kiểm tra bầu trời đêm với sự giúp đỡ của kính thiên văn và đếm đến con số 324.198 ngôi sao. Vì vậy, một lần nữa số lượng ngôi sao tăng lên mười lần.
Dải Ngân Hà Con Đường Sữa
Các sự nghiên cứu với kính thiên văn hiện đại đã chỉ ra rằng dải Ngân hà (thiên hà) của chúng ta có ít nhất 100 tỉ ngôi sao. Nếu ai đó muốn đếm những ngôi sao này và nếu anh ta đếm ba ngôi sao trong một giây, thì đếm đến tuổi 100 – mà phải không ngủ – anh ta sẽ chỉ đạt 10% các ngôi sao trong dải Ngân hà của chúng ta.
- Bán cầu bắc, chỉ có một hệ thống Milky Way (Con Đường Sữa) nữa có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đó là tinh vân Andromeda mang lại cho chúng ta cái nhìn rộng nhất bằng một con mắt không có trang bị. Nó có khoảng cách khoảng 2,26 triệu năm ánh sáng so với chúng ta. Ở bán cầu nam, có hai hệ sao khác đã được nhìn thấy mà không cần kính thiên văn, cụ thể là đám mây Magellanic lớn và nhỏ, trong đó đám mây lớn cũng có khoảng 100 tỉ ngôi sao. Tổng cộng, có một vài nghìn tỉ các hệ thiên hà như vậy trong vũ trụ của chúng ta.
Điều tra thêm về vũ trụ cho thấy rằng các hệ thống thiên hà này không phải là duy nhất.
Chùm ngân hà nổi tiếng nhất là “Xử Nữ” (Vigro), bao gồm khoảng 2.500 thiên hà riêng lẻ.
Theo kiến thức hiện tại về thiên văn học, người ta tin rằng có ít nhất 10 lũy thừa 25 (10 với 25 số zero) ngôi sao. Ước tính này có lẽ vẫn còn quá thấp. Để minh họa, các máy tính nhanh nhất hiện nay có thể tạo ra 10 tỉ phép tính số học mỗi giây. Nếu bạn đếm các ngôi sao theo cách này, máy tính này sẽ mất 30 triệu năm.
Tiên tri Giê-rê-mi nói: “Người ta không thể đếm được cơ binh trên trời, và lường cát dưới biển…” (Giê-rê-mi 33:22)
Những gì chúng ta đã không khám phá cho đến thế kỷ XX, Kinh Thánh đã biết từ thời cổ đại. Nhưng Đức Chúa Trời đã đếm các ngôi sao:
Thi thiên 147: 4, 5: “Ngài đếm số các vì sao, Gọi từng tên hết thảy các vì ấy. Chúa chúng tôi thật lớn, có quyền năng cả thể; Sự thông sáng Ngài vô cùng vô tận”.
Tiên tri Ê-sai nói: “Hãy ngước mắt lên cao mà xem: Ai đã tạo những vật này? Ấy là Đấng khiến các cơ binh ra theo số nó, và
đặt tên hết thảy; chẳng một vật nào thiếu, vì sức mạnh Ngài lớn lắm, và quyền năng Ngài rất cao” (Ê-sai 40:26).
Đức Chúa Trời đã tạo ra tất cả những ngôi sao này. Ngài đã đặt tên cho mọi ngôi sao. Đức Chúa Trời không cần máy tính, kính viễn vọng hay thời gian cho điều đó. Và điều đáng kinh ngạc là Đức Chúa Trời vĩ đại như vậy vẫn quan tâm đến từng con người nhỏ bé của chúng ta:
Thi-thiên 8: 4-5: “Loài người là gì, mà Chúa nhớ đến? Con loài người là chi, mà Chúa thăm viếng nó? Chúa làm người kém Đức Chúa Trời một chút, Đội cho người sự vinh hiển và sang trọng”.
Đối với Đức Chúa Trời, không có nan đề gì nếu Ngài tạo ra 1000 hay 10 (với 25 số zero theo sau) ngôi sao: “Vì Ngài phán, thì việc liền có; Ngài biểu, thì vật bèn đứng vững bền” (Thi thiên 33: 9).
Sự khác biệt của các ngôi sao
Tất cả những ngôi sao này hoàn toàn khác nhau. Không có bông tuyết nào rơi trên trái đất này sẽ giống hệt như bông tuyết khác.
Điều này cũng áp dụng cho các ngôi sao:
1 Cô-rinh-tô 15:41: “Mặt trời có vinh quang của mặt trời, mặt trăng có vinh quang khác, ngôi sao lại có vinh quang cũng khác; ngôi sao nầy với ngôi sao kia cũng có vinh quang khác nhau nữa”.
Các ngôi sao có thể được phân biệt theo một số tiêu chuẩn: khối lượng, độ sáng, bán kính, nhiệt độ, quang phổ, mật độ trung bình, gia tốc bề mặt, tốc độ quay, thành phần hóa học và nhiều tiêu chí khác.
Dưới đây là một số ví dụ: Ngôi sao gần trái đất nhất (trừ mặt trời) là Proxima Centauri. Nó cách xa chúng ta 4,3 năm ánh sáng. Trong cuộc đời của mình, chúng ta không bao giờ có thể đi đến đó bằng tàu vũ trụ. Đối tượng rộng nhất mà chúng ta biết hiện nay là sao Quasar PKS2000 / 330. Nó có khoảng cách 13 tỷ năm ánh sáng đối với chúng ta, hay 9,46 nghìn tỷ km x 13 tỷ.
Ngôi sao tỏa sáng rực rỡ nhất với trái đất là Sirius (Thiên Lang). Còn ngôi sao với độ sáng tuyệt đối cao nhất là Carinae. Nó sáng gấp 4 triệu lần độ sáng của mặt trời của chúng ta. Ngôi sao nổi tiếng nhất là Hercules. Đường kính của nó là 250 tỷ km. Cần 21 lần hệ mặt trời của chúng ta mới bằng ngôi sao này.
Tại sao có tất cả những ngôi sao này?
Với câu hỏi này, tôi nghĩ, chúng ta tìm thấy câu trả lời trong Sáng-thế-ký 1:14-19:
Sáng-thế-ký 1:14-19: “Đức Chúa Trời lại phán rằng:
Phải có các vì sáng trong khoảng không trên trời, đặng phân ra ngày với đêm, và
dùng làm dấu để định thì tiết, ngày và năm; lại dùng làm vì sáng trong khoảng
không trên trời để soi xuống đất; thì có như vậy. Đức Chúa Trời làm nên hai vì
sáng lớn; vì lớn hơn để cai trị ban ngày, vì nhỏ hơn để cai trị ban đêm; Ngài
cũng làm các ngôi sao. Đức Chúa Trời đặt các vì đó trong khoảng không trên trời,
đặng soi sáng đất, đặng cai trị ban ngày và ban đêm, đặng phân ra sự sáng với
sự tối. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. Vậy, có buổi chiều và buổi mai;
ấy là ngày thứ tư”.
Các ngôi sao phát ánh sáng và tỏa sáng trên trái đất. Vì vậy, rõ ràng là chúng được tạo ra theo mục tiêu có định hướng. Chúng được tạo ra cho dân chúng.
Ánh sáng đề cập ở đây chủ yếu đến mặt trời. Nó rất quan trọng đối với chúng ta. Quang hợp chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học. Nếu không có quá trình khéo léo này, sẽ không có chuỗi thức ăn của những sinh vật sống. Quá trình này diễn ra ở mọi lá cây và lá cỏ, không ai có thể làm được như vậy ngày hôm nay. Chúng ta không biết quy trình này hoạt động như thế nào. Mặt trời là nhà cung cấp năng lượng lớn. Mỗi giây có 4.3 triệu tấn năng lượng mặt trời được chuyển đổi thành năng lượng trên mặt trời. Các quá trình tương tự diễn ra trên tất cả các ngôi sao, là các mặt trời khác.
Ngoài ra, các ngôi sao phục vụ việc ấn định thời gian. Không chỉ các đơn vị được đề cập đây, mà còn làm thế nào để đo lường ngày, tháng, năm.
Ngoài ra, các ngôi sao có nhiệm vụ tuyên bố một thông điệp. Cách tuyên bố hoàn toàn im lặng: “Chẳng có tiếng, chẳng có lời nói; Cũng không ai nghe tiếng của chúng nó” . Ngôn ngữ của bầu trời được trên toàn thế giới hiểu đến. Thông điệp này có thể được mọi người (học giả hoặc mù chữ) hiểu đến ở mọi nơi (Bắc Cực hoặc Nam Cực): “Dây đo chúng nó bủa khắp trái đất, Và lời nói chúng nó truyền đến cực địa” (Thi 19: 4). Không thểxóa mật mã này được. Trên trái đất, bạn có thể phá hủy thông tin loài người. Ngay cả ở đất nước vô thần như Albania, thông điệp này cũng có thể được nghe thấy. Nhờ nghe thông điệp im lặng nầy, nên cũng có những người ở Albania tin Chúa rồi.
Các ngôi sao tuyên bố điều gì? “Vì điều chi có thể biết được về Đức Chúa Trời thì đã bày ra trong họ, Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó cho họ rồi. Vì những sự của Ngài mà mắt không thấy được, tức là quyền năng đời đời và thần tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế đã thấy rõ, nhờ các vật dựng nên mà nhận biết được; nên họ không thể nào chữa mình được. Bởi chưng họ dẫu biết Đức Chúa Trời mà chẳng
tôn vinh Ngài là Đức Chúa Trời, cũng chẳng cảm tạ Ngài, nhưng tư nghị của họ trở nên hư không, và lòng vô tri của họ ra tối tăm”
(Rô-ma 1: 19-21).
Vì vậy, chúng công bố quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Đức Chúa Trời. Các tác phẩm sáng tạo của Đức Chúa Trời là có đủ cho mục đích này.
Dân chúng nhờ chúng mà rút ra kết luận của mình. Họ đã nhận ra sự vĩ đại của Đấng Tạo Hóa. Phao-lô vin vào bàn thờ cho vị thần chưa biết và nói với người A-thên:
Công Vụ 17:24: “Đức Chúa Trời đã dựng nên thế giới và mọi vật trong đó, là Chúa của trời đất, chẳng ngự tại đền thờ bởi tay người ta làm đâu”.
Đức Chúa Trời này đã đích thân đến với chúng ta trong Con Ngài, Chúa Jesus Christ.
Tân Ước cho chúng ta thấy rằng Con Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa của mọi sự (Giăng 1: 1-3, 10, Col. 1: 15, Heb 1: 3) và do đó cũng dựng nên vũ trụ rộng lớn với nhiều ngôi sao khác nhau. Chúa vô cùng tuyệt vời là dường nào. Và chính Chúa đã đến thế giới để phó dâng mạng sống của Ngài trên thập tự giá ở Gô-gô-tha vì tình yêu dành cho những người hư mất.
W. GITT
Châu Quân sưu tầm
và lược dịch