Thứ Ba , 24 Tháng Mười Hai 2024
Home / Trang Chủ / Hoạn Nạn Là Một Phần Mục Vụ

Hoạn Nạn Là Một Phần Mục Vụ

Hoạn Nạn Bạn Gặp Là Một Phần Mục Vụ của Bạn
Mục Sư Rick Warren

“Như vậy, hoặc chúng tôi gặp hoạn nạn, ấy là cho anh em được yên ủi và được rỗi; hoặc chúng tôi được yên ủi, ấy là cho anh được em yên ủi, mà sự yên ủi đó được hiện ra bởi anh em chịu cách nhịn nhục những sự đau đớn mà chúng tôi cùng chịu.  Sự trông cậy của chúng tôi về anh em thật vững vàng; vì biết rằng bởi anh em có phần trong sự đau đớn, thì cũng có phần trong sự yên ủi vậy.” (2 Cô-rinh-tô 1:6-7)

Nếu bạn muốn học cách chịu đựng những thử thách, khó khăn trong cuộc sống, bạn phải sử dụng kinh nghiệm của mình để giúp đỡ người khác.  Kinh Thánh chép: “Như vậy, hoặc chúng tôi gặp hoạn nạn, ấy là cho anh em được yên ủi và được rỗi; hoặc chúng tôi được yên ủi, ấy là cho anh được em yên ủi, mà sự yên ủi đó được hiện ra bởi anh em chịu cách nhịn nhục những sự đau đớn mà chúng tôi cùng chịu.  Sự trông cậy của chúng tôi về anh em thật vững vàng; vì biết rằng bởi anh em có phần trong sự đau đớn, thì cũng có phần trong sự yên ủi vậy.” (2 Cô-rinh-tô 1:6-7)

Bạn có biết đôi khi Đức Chúa Trời cho phép bạn trải qua những thử thách vì lợi ích của người khác không?  Ngài để bạn đi qua thời kỳ đen tối, chán nản, thất vọng để bạn có thể quay lại và an ủi người khác bằng sự an ủi bạn nhận được từ Đức Chúa Trời trong cơn thử thách.

Thật ra, những sứ điệp lớn lao nhất của cuộc sống luôn xuất phát từ yếu đuối chứ không phải sự mạnh mẽ của chúng ta.  Ai có thể giúp những người đang cai rượu tốt hơn là một người đã từng nghiện rượu? Ai có thể giúp người đang chịu đựng nỗi đau của sự ly dị tốt hơn người đã từng trải qua hoàn cảnh đó?  Và ai có thể giúp cha mẹ của một đứa trẻ bị hội chứng Down tốt hơn là cha mẹ của một trẻ bị hội chứng Down khác?

Điều trong đời sống khiến bạn hối tiếc, hoặc muốn che giấu, muốn làm ngơ chính là điều Đức Chúa Trời muốn dùng, không những giúp bạn trưởng thành thuộc linh mà còn là một mục vụ giúp người khác.

Kinh Thánh chép tình yêu không bao giờ bỏ cuộc, luôn hy vọng, và chịu đựng mọi hoàn cảnh.  Yêu là nghĩ đến người khác.  Yêu là coi nhu cầu của bạn là của tôi, nan đề của bạn là nan đề của tôi.  Yêu là cho người khác những gì họ cần, không phải những gì họ xứng đáng nhận.

Đó là điều Chúa Jesus đã làm.  Ngài chịu đựng mọi đau khổ, sỉ nhục, và lên thập tự giá – không phải cho lợi ích của Ngài nhưng để cứu rỗi của chúng ta.

Thảo Luận

Có khó khăn nào trong đời mà bạn nghĩ là Đức Chúa Trời cho phép xảy ra để dạy bạn nhịn nhục chịu đựng?

Bạn có thể dùng kinh nghiệm sống của bạn để giúp người khác như thế nào?

Đối với đời sống bạn, điểm yếu nào Đức Chúa Trời có thể dùng để giúp người khác?

 

2 c
Để Chịu Đựng, Hãy Nắm Chặt Lời Chúa

“Nhưng, những người chịu giống gieo vào nơi đất tốt, là kẻ nghe đạo, chịu lấy và kết quả, một hột ra ba chục, hột khác sáu chục, hột khác một trăm.” (Mác 4:20)

Trong ẩn dụ về đất, Chúa Jesus nói đến bốn loại tấm lòng trong thế gian.  Một trong số đó được mô tả trong Mác 4:17: “song vì trong lòng họ không có rễ, chỉ tạm thời mà thôi, nên nỗi gặp khi vì cớ đạo mà xảy ra sự cực khổ, bắt bớ, thì liền vấp phạm.”

Để chịu đựng được hoạn nạn trong đời, bạn phải phát triển những rễ thuộc linh.  Bằng cách nào?  Phải để chúng đâm sâu vào trong lời Đức Chúa Trời: “Nhưng, những người chịu giống gieo vào nơi đất tốt, là kẻ nghe đạo, chịu lấy và kết quả, một hột ra ba chục, hột khác sáu chục, hột khác một trăm.” (Mác 4:20) Dù hoàn cảnh bạn gặp là gì đi nữa, bạn cần phải nuôi dưỡng những rễ thuộc linh bằng cách ôm chặt lấy Lời Đức Chúa Trời – điều duy nhất trên đời này không bao giờ thay đổi.

Bạn có biết mọi điều trong Kinh Thánh viết ra để giúp bạn học cách chịu đựng và khích lệ bạn không?  “Vả, mọi sự đã chép từ xưa đều để dạy dỗ chúng ta, hầu cho bởi sự nhịn nhục và sự yên ủi của Kinh thánh dạy mà chúng ta được sự trông cậy.” (Rô-ma 15:4)

Hoàn cảnh thay đổi.  Dư luận thay đổi.  Văn hóa thay đổi.  Nhưng Lời Đức Chúa Trời còn mãi đời đời.  Khi xây dựng đời sống mình trên một điều gì đó không thay đổi, bạn sẽ vững vàng và chịu đựng được bất cứ hoàn cảnh nào mình gặp phải.

Trong tác phẩm Future Shock của mình, Alvin Toffler – một người theo chủ nghĩa vị lai – nói rằng người ta cần “các hải đảo kiên cố” để bám vào khi mọi sự trong đời này đang thay đổi một cách nhanh chóng.  Hãy để Lời Đức Chúa Trời trở thành hải đảo kiên cố của bạn.

Thảo Luận

Làm sao để bạn có thể nắm chặt Lời Chúa trong đời sống?

Bạn học được gì từ Lời Chúa về sự chịu đựng?

Bạn muốn Đức Chúa Trời tạo ra kết quả nào trong đời sống bạn?   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn