Thứ Năm , 21 Tháng Mười Một 2024
Home / MỖI TUẦN MỘT SỨ ĐIỆP / Đến Với Đức Chúa Giê-su.

Đến Với Đức Chúa Giê-su.

Bài trước:

https://huongdionline.com/2019/01/15/john-wesley-con-tinh-thuc-vi-dai/

  1. Xây dựng mối quan hệ (Đầu tư)

Thom Rainer đã phỏng vấn hàng tá những người đã thực hiện chuyến đi vất vả từ niềm tin ngoài Cơ đốc giáo đến đức tin nơi Đức Chúa Giê-su Christ. Trong quyển sách của ông, Hành trình bất ngờ (Unexpected Journey), Rainer đã chia sẻ những cuộc nói chuyện với những người tin nhận Chúa từ đạo Mormon, Do Thái Giáo, Ấn Độ Giáo, những người vô thần, Chứng Nhân Giê-hô-va, những người theo thuyết Bất khả tri, Phù chú, Phật Giáo, Thuyết Nhất Thể, Tử vi, Hồi Giáo và những người theo đạo Sa-tan. Ông khám phá ra rằng câu chuyện tin đạo của họ có một điều giống nhau: họ đã từng được yêu thương để đến với Đức Chúa Giê-su.

come to

Tất cả họ đều nói rằng: họ không bị người khác thuyết phục đến với niềm tin nơi Đức Chúa Giê-su Christ. Nhưng họ yêu thích để bước vào niềm tin nơi Đức Chúa Giê-su Christ. Họ không được tiếp cận thông qua một chương trình hay một sự kiện nào cả. Tuy nhiên Cơ đốc nhân đến với họ bằng một mối quan hệ nồng ấm. Trong mỗi một trường hợp, sự chấp nhận, không có hành vi đánh giá, tình yêu thương thiết thực, và sự lắng nghe chính là những điều đã đụng chạm những con người mà trước kia từng đi trên con đường cách xa Đức Chúa Trời.6

Những người đào tạo môn đồ truyền giáo hiệu quả hiểu rằng mục vụ đích thực xảy ra trên con đường của các mối quan hệ. Đức Chúa Giê-su đã ở gần với những người mà Ngài muốn chinh phục (Giăng 1:14). Ngài đã mời những con người mà sau này sẽ trở thành các môn đồ của Ngài đến nơi Ngài ở (Giăng 1:35-39), và mọi người đều biết Ngài ngồi ăn với những kẻ có tội (Lu-ca 15:1-2).

 

  1. Đặt câu hỏi và thật sự lắng nghe (Tìm hiểu)

Đức Chúa Giê-su là bậc thầy sử dụng câu hỏi để bắt nhịp cầu đến phúc âm. Ngài hỏi người phụ nữ bên giếng nước hãy cho Ngài uống nước (Giăng 4:7). Ngài hỏi người phụ nữ bị bắt gặp phạm tội ngoại tình rằng những người kiện cáo bà ở đâu (Giăng 8:10). Sau đó, khi Chúa nâng mức độ cam kết dành cho những người đi theo Ngài, một số người đã từ bỏ. Vậy Ngài hỏi những người còn ở lại rằng: “Còn các ngươi, cũng muốn lui chăng? (Giăng 6:67). Sau đó, Chúa đã hỏi các môn đồ của Ngài rằng: “Theo lời người ta nói thì Con người là ai? (Ma-thi-ơ 16:13).

Tôi nhận thấy rằng chủ đề mà người ta yêu thích nói đến đó là… chính họ. Chính vì vậy, bằng cách thật lòng hỏi về quan điểm và niềm tin của họ, tôi nhận thấy rằng mình có thể thu hút hầu như mọi người tham gia vào cuộc nói chuyện. Hãy học cách xin người khác giúp đỡ. Khi tôi đi mua sắm, tôi chơi trò im lặng (trong một thời gian ngắn cũng không phải là điều gì to tát), tôi hỏi người khác thứ này hoặc thứ kia tìm ở đâu, hoặc họ sẽ khuyên tôi nên chọn món đồ nào.

Người ta rất thích bày tỏ quan điểm. Tôi đã thành công khi hỏi rằng: “Bạn nghĩ nhà hàng tốt nhất ở đây là nhà hàng nào?” Bộ phim nay nhất trong năm nay mà bạn đã xem là phim nào? “Bạn nghĩ ai sẽ thắng trận bóng cuối tuần?” hoặc “Ai sẽ thắng cuộc tranh cử?”

Những người có hình xăm lại càng dễ thu hút vào cuộc nói chuyện bởi vì mỗi một hình xăm đều có một câu chuyện. Vậy hãy hỏi họ: “Bạn có phiền nếu kể cho tôi câu chuyện về hình xăm này không?” “Nếu bạn có thể làm lại từ đầu, bạn sẽ làm gì?”

Một khi mối quan hệ được thiết lập và cuộc nói chuyện được bắt đầu, một câu hỏi dẫn dắt tốt đơn giản chỉ là: “Bạn có thể kể cho tôi nghe câu chuyện của bạn không?” Tôi cũng thành công với những câu hỏi như: “Nếu bạn có thể làm bất cứ nghề nào trong ba năm tới, bạn sẽ chọn nghề nào?” “Bạn muốn làm điều gì để cuộc sống được đầy đủ hơn?” “Nếu bạn có thể hỏi Chúa bất cứ điều gì, bạn sẽ hỏi Ngài điều gì?” “Ngày tồi tệ nhất trong đời của bạn là khi nào và tại sao?”

Chìa khóa để sử dụng những câu hỏi này đó là chủ động lắng nghe câu trả lời của người khác. Một cây cầu được bắt từ trái tim của họ đến trái tim của bạn khi họ cảm thấy họ được lắng nghe. Con người khao khát được ai đó thật sự lắng nghe họ. Tôi hiện có một bác sĩ thú y người Do Thái đang theo tôi để hỏi về Đức Chúa Giê-su. Làm sao việc này có thể xảy ra được? Lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau, tôi đã hỏi ông ấy những câu hỏi và lắng nghe ông ấy kể câu chuyện của mình.

Rainer viết rằng: “Lắng nghe có nghĩa là chúng ta sẵn lòng học biết lẫn nhau. Lắng nghe không có nghĩa là chúng ta bị đe dọa trong niềm tin của chính mình khi nghe về niềm tin của người khác. Lắng nghe nghĩa là chúng ta thật sự quan tâm đến người ấy.”7

 

  1. Kêu gọi sự cam kết thích hợp (Mời gọi)

Nếu bạn nghiên cứu chức vụ của Đức Chúa Giê-su, bạn sẽ thấy Ngài là bậc thầy mời gọi con người bước vào sự cam kết thích hợp tại đúng thời điểm. Chẳng hạn như, Ngài không kêu gọi các môn đồ của Ngài mang lấy thập giá và chết vì Ngài cho đến khi họ đã biết Chúa trong gần ba năm. Ban đầu, Ngài chỉ mời họ đi với Ngài và tự họ quyết định (Giăng 1:35-39). Cũng có hàng tá những cam kết nhỏ khác mà Chúa kêu gọi họ cam kết, mỗi một cam kết đòi hỏi nhiều đức tin và sự cam kết trong cấp độ cao hơn.

Đối với chúng ta cũng vậy. Mục đích của tôi dành cho mọi người mà tôi gặp đó là họ sẽ sẵn lòng chết vì Đức Chúa Giê-su khi họ đào tạo môn đồ và đem phúc âm đến tận cùng trái đất. Tôi không bắt đầu với việc đòi hỏi họ phải thiết lập cam kết đó. Tôi mời họ thiết lập một cam kết khi họ đã sẵn sàng cho cam kết đó. Dần dần, tôi giúp họ thiết lập một khuôn mẫu luôn nói vâng với Đức Chúa Giê-su, cho đến khi họ đã nói vâng với việc ăn năn tội lỗi và xưng Ngài là Chúa.

Chẳng hạn như, khi chúng tôi chuyển đến sống ở một nơi mới, chúng tôi khám phá rằng những hàng xóm của chúng tôi, Shawn và Karen, là một cặp đôi trẻ đang sống cùng nhau. Vợ của tôi, Cathy, đi đến kết nối với Karen và lắng nghe những khó khăn mà cô gái trẻ này đang gặp phải trong mối quan hệ nghiêm túc đầu tiên của cô. Tôi đã cầu nguyện cho họ, dành thời gian với họ và cố gắng phục vụ họ.

Sau một cuộc nói chuyện thật tốt với Shawn, tôi đã yêu cầu anh đồng ý với một cam kết đơn giản: “Bây giờ tôi có thể cầu nguyện cho anh và Kathy được không?” Anh ấy đồng ý. Sau đó anh ấy nói rằng chưa ai từng cầu nguyện cho anh ấy. Sau cuộc trò chuyện trôi chảy tiếp theo, chúng tôi đã mời Shawn và Kathy đến nhà để dùng món tráng miệng mà vợ tôi là Cathy đã làm. Họ đều nói vâng.

Họ mời chúng tôi tham dự đám cưới của họ. Mặc dù nơi đó khá hẻo lánh và rất bất tiện, nhưng chúng tôi đã đến và cố gắng kết nối với thật nhiều bạn và thành viên trong gia đình của họ.

Một vài tuần sau đó, chúng tôi mời họ đến thăm Hội Thánh mà chúng tôi mới thành lập và nói cho chúng tôi biết cảm nghĩ của họ như thế nào. Họ nói vâng và ngày hôm sau họ đến. Cuối cùng, tôi hỏi cảm nghĩ của họ như thế nào, và họ nói họ thích Hội Thánh. Vậy nên tôi đã mời họ tuần tới sẽ quay trở lại. Họ đồng ý.

Sau một vài tuần đến với Hội Thánh, chúng tôi hỏi rằng chúng tôi có thể ghé qua nhà và nói chuyện với họ về những điều mà họ nghĩ Đức Chúa Trời đã làm trong đời sống của họ. Họ đồng ý.

Sau khi chia sẻ phúc âm, chúng tôi đã mời họ quỳ gối và ăn năn tội lỗi, xưng Đức Chúa Giê-su là Chúa. Họ đồng ý, và cả hai đều quỳ gối và đầu phục đời sống họ cho Đức Chúa Giê-su. Khi chúng tôi rời đi, chúng tôi đã mời họ kể cho những người khác về niềm tin mới trong Đấng Christ trong tuần mới. Họ đồng ý.

 

come

Một vài tuần sau, họ chấp nhận lời mời tiếp nhận phép báp-têm. Sau đó họ đồng ý lời mời tham gia vào lớp học dành cho thuộc viên Hội Thánh và tích cực tham gia vào mục vụ của Hội Thánh.

Hãy ghi nhớ điều này về sự cam kết: sự cam kết càng lớn thì càng mất thời gian để người ta tính toán cái giá phải trả. Chúng tôi đã gặp Shawn và Karen vào tháng Một, và mãi cho đến sáu tháng sau thì họ mới được cứu. Họ không sẵn sàng được cứu khi chúng tôi gặp gỡ họ lần đầu, nhưng sau sáu tháng cầu nguyện, đầu tư, lắng nghe và mời gọi một cách đầy chiến lược, họ đã vượt qua chiếc cầu đức tin và bắt đầu con đường trở nên môn đồ.

Dave Earley and Rod Dempsey
Translated  by Le Khac Vinh Hien   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn