Thứ Năm , 23 Tháng Một 2025
Home / Trang Chủ / An Bài Số Phận?

An Bài Số Phận?

An Bài Số Phận Của Bạn

Mục Sư Rick Warren

Hebrews 2-15 Freed From Fear Of Death white

“Hầu cho Ngài bởi sự chết mình mà phá diệt kẻ cầm quyền sự chết, là ma quỉ, lại cho giải thoát mọi người vì sợ sự chết, bị cầm trong vòng tôi mọi trọn đời. (Hê-bơ-rơ 2:14-15)

Một trong những điều Chúa Jesus làm khi đến trần gian này là cất đi nỗi sợ chết của bạn.  Bằng cách nào?  Chết trên thập tự giá và sống lại để bày tỏ rằng có sự sống sau khi chết.  Kinh Thánh chép: ““Vậy thì, vì con cái có phần về huyết và thịt, nên chính Đức Chúa Jêsus cũng có phần vào đó, hầu cho Ngài bởi sự chết mình mà phá diệt kẻ cầm quyền sự chết, là ma quỉ, lại cho giải thoát mọi người vì sợ sự chết, bị cầm trong vòng tôi mọi trọn đời. (Hê-bơ-rơ 2:14-15)

Đức Chúa Trời muốn đánh tan nỗi sợ chết trong đời sống bạn.  Thay vì nhìn vào nỗi đau của bạn trên đất này, Đức Chúa Trời muốn bạn hướng về Ngài và niềm hy vọng nơi Thiên đàng.  Và, Ngài muốn bạn giúp những người sắp qua đời cũng được như vậy.

“Bởi chúng ta chẳng chăm sự thấy được, nhưng chăm sự không thấy được; vì những sự thấy được chỉ là tạm thời, mà sự không thấy được là đời đời không cùng vậy.” (2 Corinthians 4:18)

Khi một người sắp qua đời, bạn cần khuyến khích họ làm như Đa-vít đã làm: “Lưới sự chết hãm bắt tôi. Trong cơn gian truân tôi cầu khẩn Đức Giê-hô-va, Tôi kêu cầu Đức Chúa Trời tôi:” (Thi thiên 18:5b-6a)Có khi nào bạn làm như vậy chưa?  Bạn không thể cho người khác điều bạn chưa nhận được.  Nếu bạn chưa dứt khoát về vấn đề cứu rỗi của chính mình, bạn đang đánh cuộc với số phận đời đời của bạn.

Nếu bạn qua đời hôm nay, bạn có chắc chắn là bạn được vào Thiên đàng hay không?  Nếu bạn không chắc, hoặc bạn trả lời “không”, bạn cần phải giải quyết vấn đề đó ngay bây giờ để bạn có thể được đảm bảo về cuộc sống sau khi bạn qua đời và cũng chỉ cho các bạn của bạn về niềm hy vọng về Thiên đàng.

Hãy cầu nguyện như sau: “Lạy Đức Chúa Trời, Ngài là Đức Chúa Trời, còn con không phải là Ngài.  Ngài sai Con Ngài là Chúa Jesus làm Cứu Chúa của con, vì vậy con cần phải được cứu.  Con cần Ngài tha thứ những việc làm sai trái trong đời sống con.  Con cần Ngài ban cho con một khởi đầu mới trong đời sống.  Con cần Ngài giúp con biết được mục đích của đời con.  Con muốn thiết lập mối tương giao với Ngài.  Xin mời Ngài đến trong đời sống con.  Con muốn học tin cậy Ngài.  Con muốn học yêu mến Ngài.  Con muốn học yêu mến người khác theo cách Ngài muốn.  Con hạ mình và chân thành cầu xin Ngài cứu con khi con tin cậy Ngài.  Con cầu nguyện trong Danh Chúa Jesus.  Amen.”

Christmas is for All People

Không Bao Giờ Quá Trễ Cho Phép Lạ

Mục Sư Rick Warren

“Đoạn, Ngài phán cùng Thô-ma rằng: Hãy đặt ngón tay ngươi vào đây, và xem bàn tay ta; cũng hãy giơ bàn tay ngươi ra và đặt vào sườn ta, chớ cứng lòng, song hãy tin! Thô-ma thưa rằng: Lạy Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi!” (Giăng 20:27-28)

Khi Chúa Jesus bị đóng đinh, không một ai trong các môn đồ hiểu điều đó.  Thô-ma là một trong số mười hai sứ đồ.  Tôi thích Thô-ma vì ông có một sự hoài nghi chân thật.  Thô-ma là người biết suy nghĩ.  Ông là người không phải nghe người ta nói bất cứ cái gì cũng chấp nhận.  Ông muốn tự mình kiểm tra.

Khi Thô-ma nghe Chúa Jesus từ kẻ chết sống lại, ông nói: “Thật vậy sao?”  Ông đã theo Chúa ba năm rưỡi.  Nhưng ông không chịu tin rằng Chúa đã sống lại cho đến lúc ông thấy bằng chứng: “Nếu ta không thấy dấu đinh trong bàn tay Ngài, nếu ta không đặt ngón tay vào chỗ dấu đinh, và nếu ta không đặt bàn tay nơi sườn Ngài, thì ta không tin.” (Giăng 20:25b)

Kinh Thánh cho biết tám ngày sau khi hết thảy các môn đồ (trừ Thô-ma) đã chứng kiến Chúa Jesus sống lại, họ “nhóm nhau trong nhà, có Thô-ma ở với. Khi cửa đang đóng, Đức Chúa Jêsus đến, đứng chính giữa môn đồ mà phán rằng: Bình an cho các ngươi! Đoạn, Ngài phán cùng Thô-ma rằng: Hãy đặt ngón tay ngươi vào đây, và xem bàn tay ta; cũng hãy giơ bàn tay ngươi ra và đặt vào sườn ta, chớ cứng lòng, song hãy tin! Thô-ma thưa rằng: Lạy Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi!” (Giăng 20:26-28)

Hãy nhận thấy rằng Chúa Jesus không chỉ trích Thô-ma vì lòng hoài nghi của ông.   Nếu nghi ngờ khiến bạn trở nên ngạo mạn, cứng đầu, kiêu ngạo, hoặc thành kiến, thì đó không phải là nghi ngờ – đó là cái tôi. Nghi ngờ nghĩa là bạn không biết, nhưng bạn mở lòng ra.  Nghi ngờ là điều tốt khi nó dẫn bạn đến với lẽ thật.

Chúa Jesus không khinh thường Thô-ma vì lòng nghi ngờ của ông.  Ngài không nói: “Nào, Thô-ma!  Ngươi đã ở với Ta hơn ba năm, chắc là ngươi đã nghe ta nói là ta sẽ sống lại sau ba ngày.  Và ngươi vẫn không tin!  Thôi đi bạn ơi!”  Ngài không la mắng hoặc quở trách Thô-ma.  Ngài chỉ nói: “Đây là bằng chứng.  Hãy đặt tay lên hông Ta.  Hãy nhìn những dấu đinh.  Thật chính Ta đây.”

Dù có phần trễ nải, nhưng khi Thô-ma nhìn thấy Đấng phục sinh, ông thốt lên: “Lạy Chúa tôi, Đức Chúa Trời tôi!”

Không bao giờ là quá trễ để chứng kiến phép lạ.  Ngay cả sự chết không có nghĩa là hết.  Không bao giờ là quá trễ.

“Sự chi người ta không làm được, thì Đức Chúa Trời làm được.” (Lu-ca 18:27)

Thảo Luận

Điều gì bạn cần Đức Chúa Trời ban, nhưng bạn không tin nó có thể xảy ra?

Bạn thấy Đức Chúa Trời làm việc qua sự nghi ngờ của bạn như thế nào?  Bạn học được gì vì những hoài nghi của bạn?

Sự khác nhau giữa nghi ngờ và không tin là gì?   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn