Kaing Guek Eav
Ông Duch (phát âm là “Doik”), tên thật là Kaing Guek Eav, là lãnh đạo Khmer Đỏ duy nhất thừa nhận đã tham gia cuộc diệt chủng giết chết khoảng 2 triệu người Campuchia từ năm 1975 đến 1979.
Trước kia ông là người theo thuyết vô thần, chính ông đã từng chỉ huy trại S-21. Tại đó, Duch chịu trách nhiệm tra tấn và gây ra cái chết cho khoảng 16.000 – 17.000 người bị xem là kẻ thù của chế độ. Tòa án tội phạm chiến tranh do Liên Hợp Quốc và chính phủ Hoàng gia Phnom Penh hậu thuẫn tại Campuchia đã kết án ông 35 năm tù vì tội ác chống lại loài người.
Theo tòa án xét xử Khmer Đỏ ở Campuchia (ECCC), Duch “đã làm việc không mệt mỏi để đảm bảo cho trại S-21 hoạt động hiệu quả nhất, ông ta cật lực làm việc vì lòng trung thành mù quáng với cấp trên”. Nhờ có thái độ công tác mẫn cán nên Duch được thăng chức làm người đứng đầu Santebal, bộ máy an ninh nội bộ của Khmer Đỏ. Trong suốt thời gian 77 ngày xét xử, Duch đã nhận trách nhiệm lên tới 16.000 cái chết của tù nhân.
Các hình thức tra tấn trong trại S-21 két tiếng những năm ấy bao gồm rút móng tay móng chân, sốc điện và gây ngạt bằng bao ni lông. Tòa án cho biết ít nhất 100 người đã bị lấy máu để thử nghiệm cho đến chết để phục vụ cho các thí nghiệm y học theo phong cách y hệt thời trung cổ. Việc xét xử Duch là sự kiện lớn ở Campuchia. Quá trình xét xử ông đã được phát sóng khắp cả nước và có 28.000 người theo dõi ở những phòng chiếu công cộng.
Sau khi chế độ Pol Pot lên nắm quyền ở Campuchia vào năm 1975, dưới chế độ lãnh đạo độc tài của Pol Pot, Khmer Đỏ đã làm các thành phố của đất nước chùa tháp này trống rỗng. Họ buộc người dân vào các trang trại tập thể và các dự án lao động cưỡng bức với mục tiêu hình thành xã hội không tưởng. Khoảng 21% dân số Campuchia đã chết sau khi Pol Pot khởi đầu lại nền văn minh trong năm mà họ gọi là “Năm Zero”.
Chế độ Pol Pot sụp đổ năm 1979. Từ năm 1979 đến 1997, Pol Pot và những người ủng hộ ông hoạt động trong các khu rừng dọc biên giới Thái Lan. Năm 1997, sự chia rẽ bè phái trong nội bộ Khmer Đỏ đã dẫn đến việc lực lượng của Pol Pot bị bắt. Pol Pot qua đời năm 1998.
Điều đặc biệt nổi bật trong chuyện này là sự chuyển biến nội tâm của Duch. Từ một người theo chủ nghĩa vô thần, không ngờ vào năm 1996 trong khi trốn tránh tội ác của mình, ông đã cải đạo sang Cơ đốc giáo. Theo dòng hồi tưởng của ông về các sự kiện khủng khiếp ở các cánh đồng chết của Campuchia, trong khi ẩn náu, ông đã nghe nhà truyền giáo người Mỹ gốc Campuchia là cha Christopher LePel thuyết giáo tại một ngôi làng gần Battambang.
Hai tuần sau, Duch tiếp cận cha LePel và xin được làm phép rửa tội. Theo cha LePel, lúc làm lễ, không người nào biết Duch thực sự là ai. Cha LêPl chỉ biết có người đàn ông tên Hang Pin thú nhận với cha rằng ông ta đã làm những việc “không thể tha thứ”.
Sau đó LePel nói rằng từ khi chuyển sang Cơ đốc giáo, Duch đã thay đổi từ một gã “không vui, bất an, không mục đích sống” thành người có “tấm lòng muốn chia sẻ lời dạy của Chúa cho bạn bè và gia đình”. Cha LePel cũng nói với tòa án rằng cha mẹ, anh trai và em gái của cha đã chết trong tay Khmer Đỏ. Một số bạn bè của cha cũng mất trong trại S-21 của Duch.
Tuy nhiên, cha LePel đã trích dẫn lý lẽ trong Cơ đốc giáo để có lý do tha thứ cho Duch. Cha nói với tòa án: “Tôi ghét tội lỗi, nhưng tôi thương tội nhân”. Cha LePel nói rằng thậm chí khổ người của Duch cũng thay đổi khi ông trở nên dễ chịu hơn nhờ tìm được nguồn sống. Duch bắt đầu bỏ áo vào quần, ăn mặc gọn gàng hơn.
Tòa án không công nhận sự thay đổi của Duch và họ cho rằng ông không thành thật mặc dù Duch vẫn như mọi khi. Tuy nhiên, cha LePel nói rằng cha tin vào sự chân thành của Duch. Cha kể rằng năm 2008 khi viếng thăm nhà tù, Duch “đã xin lỗi vì những tội ác mà ông đã phạm khi xưa và ông không hề vui vẻ gì về những gì mình đã làm”. Ông nguyện sẽ chấp nhận hình phạt cho tội ác mình gây ra nhưng gia đình các nạn nhân cho rằng ông đáng bị trừng phạt nặng hơn thế.
Tuy nhiên, Duch là thủ phạm duy nhất của Khmer Đỏ đã can đảm đối mặt với tội ác của mình. Ông nói: “Tôi muốn thỉnh cầu sự tha thứ từ các nạn nhân. Tôi muốn nhấn mạnh rằng tôi sẽ chịu trách nhiệm về tội ác tại trại S -21, đặc biệt là tra tấn và hành quyết những người ở đó”. Theo hiệu trưởng Cheam Socheong của trường trung học Phkoam, nơi Duch sử dụng bí danh Hang Pin để dạy Toán vào những năm 1990, ông tin rằng Duch hoàn toàn chân thành: “Duch thường nói về Chúa và cách cư xử tử tế…”.
Khi đi theo Cơ đốc giáo, Duch đã gạt bỏ niềm tin vô thần mà ông mù quáng chạy theo lúc thiếu thời. Ông thường nói về đức tin của mình và thậm chí còn mời người khác đi lễ, và cuối cùng ông đã trở thành một mục sư giáo dân. Theo con gái của Duch là Ky Sievkim, cha bà đã làm phép rửa tội cho bà ngay sau khi ông cải đạo: “Đêm nào cha tôi cũng hướng dẫn tôi cầu nguyện. Chủ nhật nào ông cũng mang Kinh Thánh ra đọc cho cả nhà nghe”.
Sau đó, ông bắt đầu mở nhà thờ trong nhà (home church) và làm những việc thường nhật của một mục sư. Các thành viên trong gia đình đã chứng kiến sự chân thành của Duch, họ nói rằng ông thật sự đã thay đổi. Hang Kim Hon, người con hiện đang sống chung với ông ở Samlot, nói rằng: “Tôi muốn nói với tòa rằng cha tôi là người đàn ông tốt, nhờ có Chúa Giê-su”.
***
Đức tin, niềm tin vào TRỜI, thiện ác hữu báo đã tồn tại từ ngàn xưa, đã giúp duy trì đạo đức của nhân loại qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhờ thế con người có thể kỷ luật bản thân, tránh phạm việc xấu, sống đời thanh thản. Nhưng từ khi thuyết vô thần ra đời và được truyền bá, nó đã khiến nhiều người xa rời đức tin, không sợ Trời không sợ ai cả, việc gì cũng dám làm và hậu quả thật đáng sợ. Quá khứ của ông Duch có lẽ là một trường hợp như vậy. Nhưng may mắn thay, ông đã kịp chọn cho mình một con đường sáng, một con đường giúp ông thanh tẩy nội tâm và trở về với bản tính lương thiện…
Bảo Long, theo RFJ