Thứ Sáu , 15 Tháng Mười Một 2024
Home / Trang Chủ / Người Do Thái Khác Biệt

Người Do Thái Khác Biệt

Do Thái là một trong những dân tộc lâu đời nhất trên thế giới. Dân tộc chỉ chiếm 0,2% dân số thế giới này đã sản sinh ra rất nhiều nhân tài kiệt xuất. 

Nước nào có Giê-hô-va làm Đức Chúa Trời mình,
Dân tộc nào được Ngài chọn làm cơ nghiệp mình có phước thay!” (Thi thiên 33:12)

jewish

  • Trong số những người được nhận giải Nobel của thế kỷ 20, có 1/5 là người Do Thái.
  • Trong số 200 người có ảnh hưởng nhất nước Mỹ, người Do Thái chiếm một nửa.
  • Người Do Thái chiếm 1/3 số giáo sư các trường đại học danh tiếng ở Mỹ.
  • Trong những tác giả thuộc các lĩnh vực văn học, kịch, âm nhạc ở Mỹ, người Do Thái chiếm 60%.
  • Một nửa trong số những nhà kinh doanh có nhiều tiền nhất thế giới là người Do Thái.
  • Trong 40 tỷ phí dẫn đầu tạp chí Forbes, có 18 người Do Thái.
  • Và còn rất nhiều những vĩ nhân như Freud, Einstein, Bohr v.v…

Ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ, các bậc cha mẹ người Do Thái đã bắt đầu dẫn dắt các con theo đuổi tri thức, tôn trọng, gìn giữ trí tuệ; bồi dưỡng phẩm chất độc lập tự chủ ở các con; phát triển tinh thần sáng tạo; làm cho các con nhận thức về tiền bạc và thúc đẩy ước vọng tài phú của chúng. Họ dạy các con cách sống tiết kiệm và khả năng giao tiếp linh hoạt, tôn trọng và sống hòa hợp với người khác; nâng cao khả năng tự kiểm soát chính mình và dũng khí đối diện với khó khăn…

(Ảnh qua policestatedaily.com)
(Ảnh qua policestatedaily.com)

Nghi thức hôn sách

Trong gia đình người Do Thái, ngay từ khi còn nhỏ, khi các con bắt đầu hiểu biết thì người mẹ sẽ mở kinh Thánh ra, nhỏ một giọt mật ong lên trên, sau đó gọi con đến hôn giọt mật ong trên kinh Thánh. Ý nghĩa của nghi thức này là muốn nói với trẻ rằng sách là điều ngọt ngào, để lần đầu tiên con tiếp xúc với sách sẽ có ấn tượng vô cùng tốt đẹp, từ đó mà yêu quý sách cả đời.

Gia đình Do Thái còn có một thói quen truyền qua nhiều thế hệ đó chính là tủ sách phải để ở đầu giường. Nếu để ở chân giường thì sẽ bị cho rằng là không tôn trọng sách. Những thói quen này đều giúp họ trở thành một dân tộc yêu sách.

Bàn luận: Trí tuệ ngoài đến từ nhân tố di truyền ra thì có lúc là đến từ một thói quen tốt nào đó. Liệu có điều gì khác có thể tăng nguồn tri thức, khiến chúng ta phải suy ngẫm và nâng cao trí tuệ của chúng ta như thói quen đọc sách hay không? Người Do Thái đã nắm được điều quan trọng của việc giáo dục từ sớm.

Truyền thống vấn đáp trong gia đình

Con cái trong gia đình người Do Thái hầu hết đều phải trả lời câu hỏi này: “Nếu như có một ngày nhà của con bị hỏa hoạn, tài sản đều bị cháy hết, con sẽ mang theo thứ gì bên mình khi chạy trốn?”.

Nếu trẻ trả lời là tiền hoặc tài sản thì người mẹ sẽ hỏi tiếp rằng: “Có một thứ quan trọng hơn không hình dạng, không màu sắc, không mùi vị, con có biết nó là gì hay không?”.

Nếu con trả lời không được thì người mẹ sẽ nói: “Con à, thứ mà con phải mang đi không phải là tiền, cũng không phải tài sản, mà là trí tuệ, bởi vì trí tuệ không ai có thể cướp được, chỉ cần con còn sống thì trí tuệ sẽ mãi mãi đi theo con”.

Bàn luận: Người Do Thái cùng truyền nhau một câu hỏi này qua nhiều thế hệ, thật sự rất hữu dụng, vừa có thể hình thành nhân sinh quan đúng đắn cho con trẻ và cũng vừa nhắc nhở chính mình lúc nào cũng phải đưa những điều quan trọng cần giáo dục vào việc bồi dưỡng tố chất nội tại cho con.

>> Người phụ nữ đã cứu mạng hàng ngàn trẻ em Do Thái khỏi bàn tay Đức Quốc xã

Câu ngạn ngữ của người Do Thái

Người Do Thái thường truyền nhau một câu nói nổi tiếng là: “Đừng làm một con lừa mang vác nhiều sách trên lưng”. Người Do Thái chẳng những vô cùng xem trọng tri thức mà còn biết quý trọng tài năng hơn. Họ gọi những người chỉ có tri thức mà không có tài năng là “những con lừa mang sách trên lưng”. Họ cho rằng việc học bình thường chỉ là một dạng bắt chước chứ không hề có bất kỳ sự sáng tạo nào cả. Học tập cần phải lấy việc suy nghĩ làm nền tảng. Suy nghĩ là sự kết hợp của câu hỏi và trả lời, khi học thì cần phải thường xuyên tự hỏi, đưa ra câu hỏi bất cứ lúc nào.

Hoài nghi chính là cánh cửa lớn của trí tuệ, biết được càng nhiều thì sẽ hoài nghi càng nhiều, mà câu hỏi cũng dần dần tăng lên, vì thế việc hỏi khiến con người ta tiến bộ. Chính vì dựa trên suy nghĩ này mà người Do Thái đặc biệt chú trọng việc trao đổi tư tưởng với con cái, trẻ con luôn nhận được sự dạy dỗ và hướng dẫn của người lớn. Trẻ có thể trò chuyện và thảo luận vấn đề cùng người lớn, đôi khi người lớn sẽ đặt ra những vấn đề còn khúc mắc để các con đưa vào việc học tập và nghiên cứu. Người Do Thái có kỹ năng hùng biện nổi tiếng và đạt được điểm số cao trong các kì thi kiểm tra trí tuệ là hoàn toàn có liên quan đến thói quen hỏi này.

Bàn luận: Đầu tiên là hướng dẫn các con đọc thật nhiều sách, tiếp theo là tránh cho các con học kiểu mọt sách, có thể thấy rằng trí tuệ = tri thức + vận dụng tri thức. 

Kết quả hình ảnh cho người Do Thái
(Ảnh qua bigpicture.ru)

>> Cha của tỷ phú Bill Gates giáo dục con như thế nào?

Học thuộc kinh Thánh

Trong gia đình người Do Thái, từ khi còn rất nhỏ, trẻ em đã bắt đầu học kinh Thánh, điều này đã trở thành một định luật bất biến. Mục đích của người Do Thái ở đây không phải là để các con hiểu được ý của những lời Kinh mà là để trẻ đọc thuộc lòng một cách máy móc. Người Do Thái cho rằng việc học thuộc một lượng thông tin lớn như vậy giúp bồi dưỡng trí nhớ tốt. Nếu như không thể rèn luyện cho trẻ một trí nhớ tốt thì sau này khi học tập những thứ khác sẽ càng trở nên khó khăn hơn.

Từ khi còn rất nhỏ, trẻ em sẽ bắt đầu từ việc học thuộc những lời cầu nguyện, sau đó sẽ đến với “Ngũ kinh Moses”, “Kinh Thánh Cựu ước” và “Kinh Talmud”, đây là những quyển sách mà mỗi người Do Thái đều phải giữ gìn cả đời. Đồng thời, người Do Thái cũng có một cách đặc biệt để học thuộc lòng. Ngoài cách đọc có âm điệu chậm rãi ra thì còn đung đưa người qua lại theo nhịp. Họ vừa cầm quyển kinh vừa vận dụng tất cả những bộ phận cơ thể, dựa theo ý nghĩa của lời kinh để bản thân hoàn toàn nhập tâm.

Họ cho rằng đồng thời vận dụng việc nhìn, đọc, nghe, nói, cử động sẽ có hiệu quả hơn gấp mấy lần so với cách học yên lặng thông thường, và họ đã giữ thói quen này suốt đời.

Bàn luận: Qua thói quen truyền từ đời này sang đời khác của người Do Thái, chúng ta có thể liên tưởng đến chuyên gia phân tích não phải nổi tiếng thế giới – tiến sĩ giáo dục học nổi tiếng người Nhật Shichida Makoto. Ông chỉ ra, sử dụng cách học thuộc lòng kết hợp với thính giác chứ không chỉ bằng thị giác và suy nghĩ là cách đả thông đường dẫn của não phải, dễ dàng đi vào tầng trí nhớ sâu, học thuộc lòng nhiều sẽ tăng cường trí nhớ của con người. Ngoài ra, trí tuệ xuất sắc của người Do Thái có liên quan mật thiết đến kinh nghiệm dùng mọi giác quan để học của họ.

>> Phương pháp giáo dục con thành công của “Hàn Quốc Đệ nhất Từ Mẫu”

Ghi nhớ lịch sử

Trẻ em Do Thái lớn lên cùng những câu chuyện kinh Thánh và cũng được nghe lịch sử của dân tộc mình. Đối với người Do Thái, lịch sử tuyệt đối không chỉ là một môn học mà là những câu chuyện ăn sâu trong mỗi gia đình, mỗi trái tim con người, truyền từ đời này sang đời khác giống như gia phả. Lịch sử cùng họ trưởng thành, trải nghiệm, gia đình, bạn bè, quê hương… Lịch sử đã trở thành một bộ phận không thể tách rời. Họ cũng dùng cách thể nghiệm để học lịch sử, ví như cùng thảo luận và giả thiết v.v. Họ vừa ghi nhớ lại vừa suy ngẫm lịch sử.

Bàn luận: Do trong lịch sử, người Do Thái không ngừng chịu áp bức, tài sản bị cướp, nhà cửa bị đốt, người dân bị sát hại… vì thế đã khiến cho việc theo đuổi tri thức, nâng cao trí tuệ trở thành một cơ chế phòng vệ của họ. Đặc điểm một lòng theo đuổi tri thức và sử dụng những cách đặc biệt để vận dụng tri thức của người Do Thái được truyền từ đời này sang đời khác.

Kết quả hình ảnh cho nguoi thong minh nhat the gioi
Nhà vật lý lỗi lạc thế giới Albert Einstein là người Do Thái. (Ảnh qua haikudeck.com)

Xem trọng ngày nghỉ

Thời xưa, chỉ có người Do Thái dành một ngày trong tuần để nghỉ ngơi, việc này có vẻ rất kỳ lạ đối với những quốc gia khác lúc bấy giờ. Hơn nữa, người Do Thái không chủ trương dùng ngày nghỉ để đi du lịch, vì đến khi về nhà thì sẽ bị kiệt sức. Họ cho rằng ngày nghỉ thì phải đạt được mục đích nghỉ ngơi, giải phóng thần tinh và cơ thể bị căng thẳng, thả lỏng tâm hồn để có thể trở lại trạng thái làm việc tốt.

Vào ngày nghỉ, họ thậm chí còn dừng hết tất cả những hoạt động mua bán: 8 giờ sáng họ ra ngoài đi lễ cho đến trưa, họ học kinh cầu nguyện bằng tiếng Hebrew, nghe giảng “Kinh Thánh”, các cha xứ sẽ giảng về những tư tưởng sâu sắc để khai sáng tâm trí con người. Sau khi về nhà, người Do Thái cùng nhau vui vẻ ăn trưa, sau đó đi nghỉ. Vào khoảng 4 giờ chiều, họ sẽ trao đổi về “Kinh Talmud” và “Kinh Thánh” cùng với bạn bè hay cha xứ ở giáo đường Do Thái hoặc ở nhà. Việc học hỏi, trao đổi là quy định của luật pháp Do Thái.

Họ cho rằng nếu như không điều chỉnh trạng thái cơ thể vào ngày nghỉ thì sẽ rất khó đạt được ý nghĩa thật sự của việc cải thiện tâm hồn và sức khỏe. Ý thức của con người có tính liên tục, nếu không nghỉ ngơi thì trong tầng sâu ý thức sẽ tích tụ quá nhiều “sóng điện”. Cũng giống như khi điều chỉnh âm lượng sang chế độ im lặng ở radio và TV thì các kênh cũng không thay đổi. Vì vậy điều quan trọng là “đổi kênh”. Cho nên vào ngày nghỉ nhất định phải giải phóng bản thân ra khỏi công việc, hoàn toàn hòa vào một thế giới khác. Trong thế giới này, người Do Thái tìm được nguồn tư tưởng và cảm hứng.

Bàn luận: Sáng tạo và linh cảm đều là sản phẩm của trí tuệ đỉnh cao, và sự sản sinh của chúng được hình thành trong trạng thái não được thư giãn. Dù não có trí tuệ đến đâu thì sau một thời gian dài căng thẳng, suy nghĩ quá mệt mỏi thì cũng sẽ bắt đầu tê liệt. Có thể thấy rằng “trí tuệ cần được nghỉ ngơi đầy đủ” là đạo lý đơn giản nhưng rất dễ bị chúng ta bỏ quên.

Theo Secretchina
Tâm Thanh 

trithucvn.net

   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn