Do Thái Giáo.
Có 3 nhóm chính của Do Thái Giáo tại Hoa kỳ: 1. Do Thái giáo cải cách đã có những thay đổi trong thực tiễn để nối kết với xã hội đương đại. 2. Do Thái giáo chính thống nghiêm túc đi theo các yêu cầu truyền thống của việc thờ phượng, thức ăn, và những ngày lễ Do Thái. 3. Do Thái giáo bảo thủ tuân theo các nguyên tắc chính của niềm tin và sống đạo nhưng cũng đã có vài sự thay đổi. Còn một nhóm Do Thái giáo nhỏ hơn được gọi là Hasidim tuân thủ nghiêm khắc các truyền thống Do Thái cũ, sống biệt lập với thế giới bên ngoài, bảo thủ trong phong cách ăn mặc (áo choàng đen, tóc xoắn) ca hát và nhảy múa trong khi thờ phượng.
Cộng đồng Cơ đốc và người Do Thái cùng chia sẻ một số giá trị chung. Tuy nhiên sự khác biệt lớn nhất giữa hai nhóm này là đức tin nơi Đấng Mê-si. Do Thái giáo cho rằng Đấng Mê-si vẫn chưa đến. Còn cộng đồng Cơ đốc tin rằng nhiều lời tiên tri trong Cựu Ước đã được đầy trọn trong Chúa Jesus Christ, và Đấng Christ chắc chắn sẽ tái lâm. Các tín đồ của Do Thái giáo tin rằng họ có thể làm việc lành và tuân giữ luật pháp Cựu Ước để đạt được sự cứu rỗi. Cộng đồng Do Thái giáo tin là họ cần sự thương xót của Đức Chúa Trời, nhưng họ không chấp nhận Chúa Jesus Christ là của lễ chuộc tội. Họ phủ nhận nền tảng của lời sứ đồ Giăng viết trong Tân Ước: “Hỡi con cái bé mọn ta, ta viết cho các con những điều nầy, hầu cho các con khỏi phạm tội. Nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Đấng cầu thay ở nơi Đức Chúa Cha, là Đức Chúa Jêsus Christ, tức là Đấng công bình. Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa.” (1 Giăng 2:1-2).
Mặc-môn.
Joseph Smith (1805-1844), một cư dân của New York là người khởi xướng và thành lập giáo phái này.20 Ông được cho là đã nhận lấy những khải tượng từ thiên sứ Moroni về những bản khắc để in bằng vàng (những đĩa vàng) mà trong đó mô tả một phúc âm khác dành cho những người dân đầu tiên ở Bắc Mỹ. Những tấm bản in này được viết từ một người đã chết tên là Mormon. Và như thế quyển sách của Mormon được dịch ra từ những bản in này trở thành cuốn kinh thánh của giáo phái Mormon. Giáo phái này còn được gọi là “Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Jesus Christ.”
Có rất nhiều lời phê bình về Mormon, về căn bản có thể nói rằng Mormon thêm vào Kinh Thánh một phần khác. Nó tạo ra một phúc âm khác với một vị thần kỳ lạ và một hệ thống thần học khác phi Cơ đốc. Theo quan điểm của Mormon thì Đức Chúa Trời là một con người và một con người có thể trở thành thần linh và những thần này của loài người sẽ cư trú trong cõi đời đời.21 Trong giáo lý của Mormon Đức Cha, Chúa Jesus Christ và Đức Thánh Linh là ba Đức Chúa Trời tách biệt.22
Mặc dù Mormon đề cập đến danh Đức Chúa Jesus Christ, nhưng hệ thống tín lý của nó đi ngược với những giá trị căn bản của Kinh Thánh. Nó là một tin lành khác. Phao-lô cảnh báo chúng ta: “Nhưng nếu có ai, hoặc chính chúng tôi, hoặc thiên sứ trên trời, truyền cho anh em một tin lành nào khác với Tin lành chúng tôi đã truyền cho anh em, thì người ấy đáng bị a-na-them!” (Ga-la-ti 1:8).
Phong trào Thời Đại Mới (còn được gọi là Tôn giáo Thời đại mới).
Thời Đại Mới (New Age) liên quan đến thiên văn học, thuật chiêm tinh và pha trộn với hình thức thần bí của các tôn giáo khác. Phong trào Thời Đại Mới đề cao thần tính và năng lực chưa khai thác hết của con người. Khi nói đến Đức Chúa Trời, những người đi theo Thời Đại Mới sẽ không nói về một Đức Chúa Trời siêu việt có thân vị, Đấng tạo dựng nên vũ trụ, nhưng đề cập đến ý thức cao hơn trong chính bản thân họ. Một người theo Thời Đại Mới xem bản thân mình chính là Đức Chúa Trời.
Phong trào Thời Đại Mới rất đa dạng. Có một niềm tin không tưởng giữa vòng họ là phong trào này sẽ phát triển để đi đến chỗ chấm dứt chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo và ô nhiễm trên toàn thế giới. Theo tín lý này tất cả các chủ thể tồn tại đều là thần linh. Nhiều phong trào Thời Đại Mới có xu hướng tin vào nghiệp chướng và luân hồi vốn bắt nguồn từ Ấn giáo và Phật giáo.
Một số nhóm Thời đại mới tin rằng các phân tử trong đồ pha-lê và một số các viên đá được sắp xếp theo một cách đặc biệt có thể phát ra năng lượng để chữa bệnh. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật như: bói bài, bảng chữ Ouija xin thẻ thánh và các kỹ thuật siêu hình khác, một số tín đồ Thời đại mới tin rằng tương lai có thể được dự đoán trước. Rõ ràng Thời đại mới liên quan đến những phương cách mà Satan thường sử dụng.
Phong trào Thời Đại Mới thực ra là không mới. Nó là ham muốn của con người trong thời xa xưa muốn trở nên thần linh qua những phương pháp tu luyện.
Giáo lý của Thời đại mới tương phản với các lời dạy của Chúa Jesus, “Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời.” (Giăng 3:3) và sứ đồ Phao-lô, “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới.” (2 Côr. 5:17). Chúng ta cũng học biết điều này, “Vả, theo lời hứa của Chúa, chúng ta chờ đợi trời mới đất mới, là nơi sự công bình ăn ở.”
Cơ đốc nhân có lời hứa và hy vọng được về ở với Đức Chúa Trời: “Chúng ta đầy lòng tin cậy, muốn lìa bỏ thân thể nầy đặng ở cùng Chúa thì hơn.” (2 Côr. 5:8). Chúng ta tin nơi sự sống lại trong vinh hiển, các thánh đồ là những người thuộc về Chúa được biến hóa bước vào trong nước đời đời (1 Cor. 15:42-44, 50-53). Toàn thể nhân loại phải trải qua sự chết để bị phán xét (Hêb.9:27). Trong khi đó hệ thống tín lý của Thời đại mới khước từ những lẽ thật căn bản này.
(Còn nữa)
JAMES SEMPLE
Translated by Tuong Vi