Thứ Hai , 23 Tháng Mười Hai 2024
Home / Trang Chủ / Nơi Khởi Đầu Cũng Là Nơi Kết Thúc

Nơi Khởi Đầu Cũng Là Nơi Kết Thúc

Các Phép Lạ Không Thể Xảy Ra?

Tranh luận về phép mầu đã được thu nhỏ về những giả định trước. Nếu chúng ta giả định rằng Đức Chúa Trời không tồn tại, hoặc là một thực thể có thân vị, hoặc không thể hoặc không có ý định can thiệp vào tạo vật của mình, khi đó chúng ta đã loại trừ khả năng phép lạ có thể xảy ra. Nếu chúng ta cho rằng Đức Chúa Trời thật sự tồn tại, rằng Đức Chúa Trời có thân vị, và rằng chính Đức Chúa Trời có thể và sẽ can thiệp vào tạo vật của Ngài, chúng ta đã chấp nhận khả năng phép lạ có thể xảy ra. Điều giả định nào đáng tin hơn?

Dĩ nhiên tôi sẽ đứng về thuyết siêu nhiên, nhưng không vì kinh nghiệm cá nhân của tôi với một Đức Chúa Trời hành động. Các bạn có thể nghĩ rằng trải nghiệm của tôi là làm cho người khác lạc lối, lôi kéo, hoặc diễn giải sai. Nhưng hãy xem xét những sự thật khách quan sau.

Một: những ai chưa từng trải nghiệm phép lạ theo định nghĩa là không có phẩm chất để đưa ra nhận định về sự tồn tại hoặc bản chất của phép lạ. Giống như mọi trải nghiệm khác, các phép mầu là vô cùng đáng tin cho những ai đã trải nghiệm chúng ngay từ lần đầu. Một người mù không thể nào nhìn thấy được màu “đỏ.” Chúng ta có thể dành cả buổi sáng để giải thích, nhưng người ấy có thể sẽ tiếp tục bác bỏ sự tồn tại của màu sắc đó.

n 1

Thomas Sherlock cũng đã đưa ra luận điểm tương tự vào hai thế kỷ trước. Khi biện luận về phép màu, ông đã hỏi rằng có hợp lý không khi một người sống ở khí hậu ấm áp tin rằng có băng đá.14 Lớn lên ở Houston, Texas, kinh nghiệm cá nhân của tôi sẽ khiến tôi hoàn toàn bác bỏ khả năng có một trận mưa đá. Theo cách này, một người hoài nghi về tâm linh ít có điều kiện để bàn về phép màu hơn những ai đã từng có trải nghiệm cá nhân với một Đức Chúa Trời siêu nhiên.

Hai: các phép mầu có tính chắc chắn hơn là không chắc chắn. Khoa học làm việc với những khả năng, không phải là điều chắc chắn hoàn toàn. Chúng ta được dạy rằng các đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau; nhưng chúng ta sẽ phải vẽ chúng dài mãi mãi để chứng minh cho khẳng định trên. Các nhà khoa học phải tự bằng lòng với những khả năng xảy ra. Vậy hãy hỏi: khả năng phép mầu xảy ra để làm phong trào Cơ Đốc bùng nổ là ít hay nhiều? Có phù hợp không khi những người quá sợ hãi giới cầm quyền để có thể đứng về phía thập giá Đức Chúa Giê-xu lại chọn cái chết hơn là bỏ đi niềm tin của họ vào sự phục sinh của Ngài? Rằng một nhóm người sợ hãi chạy trốn khắp nơi lại có thể lãnh đạo một phong trào lớn thay thế Đế Quốc Rô-ma – một đế quốc hùng mạnh nhất ở bán cầu Tây? Có phù hợp hơn không khi phong trào này được xây dựng trên lời nói dối rằng Đức Chúa Giê-xu đã sống lại từ cõi chết, hoặc lẽ thật về sự phục sinh và thần tính của Ngài?

Ba: các phép mầu là một khía cạnh trải nghiệm mà không phù hợp cho chứng thực khoa học. Các nhà khoa học tự giới hạn trong một phương pháp thích hợp với chủ thể cần được nghiên cứu. Ống nghiệm là dành cho ngành hóa học, không phải cho ngành vật lý lượng tử.

Cùng một cách, chúng ta cần dùng đúng công cụ để bàn về những điều siêu nhiên. Đối với vấn đề này, Ian Ramsey, một triết gia ngôn ngữ học, đã đưa ra sự phân biệt đầy bổ ích giữa “trật tự đầu tiên” và “trật tự thứ hai” của các hoạt động thiên thượng trên thế giới.15 Trong “trật tự đầu tiên,” Đức Chúa Trời hoạt động trên vũ trụ. Tại đây Đức Chúa Trời hoạt động theo những quy luật tự nhiên và vật lý. Ngôn ngữ khoa học thích hợp để mô tả và nghiên cứu về kết quả công việc sáng tạo của Đức Chúa Trời.

Trong “trật tự thứ hai,” Đức Chúa Trời hoạt động cách cá nhân trong tạo vật của Ngài. Tại đây hoạt động của Đức Chúa Trời theo định nghĩa không phải là chủ thể của quy luật tự nhiên đặc trưng chi phối vũ trụ của Đức Chúa Trời. Bởi vì chỉ có thể hoạt động trong các quy luật nhất định, nên khoa học không thể hiểu được hoạt động thiên thượng vượt quá các quy luật trên.

n 2

Giới hạn này không phải là lỗi của khoa học nhưng thay vào đó là kết quả của lĩnh vực nghiên cứu mà khoa học được giao. Chúng ta không chỉ trích một nhà thơ khi những diễn tả của người ấy vi phạm các quy luật vật lý. Chúng ta không bác bỏ những quy luật vật lý bởi vì chúng ta không thể đoán trước hành động của những người đang yêu. Khoa học đối với niềm tin không kỳ quặc hơn khoa học địa lý đối với nghệ thuật phong cảnh. Cả hai đều mô tả thế giới theo cái nhìn của riêng mình. Không điều nào là chủ thể cho sự giới hạn của điều còn lại.

Kết luận

Lời kêu gọi niềm tin cổ điển của J. B. Phillip,  Đức Chúa Trời của bạn là quá nhỏ bé, phác họa hình ảnh phổ biến của Đức Chúa Trời trong ngày hôm nay: một công an khu vực phát những tấm vé phạt cho những người chạy mô-tô ông chưa từng biết trước; một “vết tích từ cha mẹ” lưu lại những ngày chúng ta còn là con trẻ; một “người đàn ông già cả” ít liên hệ với các cháu của mình; một Đức Chúa Giê-xu “hiền dịu nhẹ nhàng” không bao giờ đoán phạt hay kết án chúng ta; và “Đức Chúa Trời trong một chiếc hộp,” giới hạn sự hiểu biết và kinh nghiệm của chúng ta.

Phillips kết luận cho lập luận của mình về Đức Chúa Trời thực hiện phép mầu trong Kinh Thánh như sau: “Các nhà phê bình thường phàn nàn rằng nếu thế giới ở trong thực trạng như ngày hôm nay sau mười chín thế kỷ Cơ Đốc Giáo hình thành và phát triển, thì đó không phải là một tôn giáo tốt.” Ông chỉ ra rằng Cơ Đốc Giáo chưa bao giờ ở vào thế điều khiển “tình trạng của thế giới.” Sau đó ông đưa ra lời khẳng định đặc biệt phù hợp cho chủ đề của chúng ta:

Họ hiểu sai bản chất của Cơ Đốc Giáo. Cơ Đốc Giáo không phải được đánh giá dựa trên thành công hay thất bại trong việc biến đổi một thế giới chối bỏ Cơ Đốc Giáo. Nếu Cơ Đốc Giáo thất bại tại nơi mà họ được chấp nhận thì sẽ có những lý do để phàn nàn, nhưng họ đã không thất bại. Đó là sự bày tỏ về lối sống chân thật, cách để biết Đức Chúa Trời, cách để sống cuộc sống với phẩm chất đời đời, và không được cho là công cụ xã hội dễ sử dụng để giảm phạm pháp tuổi vị thành niên hoặc giảm tỷ lệ ly hôn…. Đạo của Đức Chúa Giê-xu biến đổi con người (nếu họ sẵn lòng trả giá cho việc được biến đổi) để họ được sống một cách tự nhiên và bình thường là “con trai con gái của Đức Chúa Trời,” và dĩ nhiên họ dùng sự biến đổi xuất sắc ảnh hưởng đến cộng đồng. Nhưng nếu Cơ Đốc Giáo chân thật thất bại, sự thất bại đó có cùng những lý do mà Đấng Christ đã thất bại – và bất kỳ lời chỉ trích nào đối với thế giới chối bỏ Ngài và Cơ Đốc Giáo đều đúng đắn.16

Bản chất phép mầu của niềm tin Cơ Đốc không phải do những người chối bỏ sứ điệp và năng quyền của đạo ấy đánh giá. Thực ra, nếu đưa ra một nhận định thích hợp thì họ đang ở trong một vị trí bất lợi nhất để làm điều đó. Những ai đã trải nghiệm một cách cá nhân Đức Chúa Trời thi hành cácphép mầu sẽ biết rằng lời Chúa biến đổi cuộc sống. Họ biết rằng họ có thể tin cậy nơi thẩm quyền của Kinh Thánh, bởi vì họ đã gặp Tác Giả của Quyển Sách ấy. Họ nói với người mù rằng: “Tôi chỉ biết một điều, là tôi đã mù mà bây giờ lại sáng !” (Giăng 9:25).

(Còn nữa)

James C. Denison 

Trích từ “THE BIBLE – YOU CAN BELIEVE IT”

Translated by Vinh Hien   

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn