Chủ Nhật , 22 Tháng Mười Hai 2024

Danh Jesus

Những Danh Xưng Nối Kết Với Đức Giê-hô-va.

EL

Nghĩa gốc của từ El có nghĩa Đấng mạnh mẽ, đầy quyền năng. Từ El nhấn mạnh đến quyền năng thần thượng của Đức Chúa Trời là nguyên nhân làm cho tuyển dân kính sợ và tôn cao Ngài.

gen

Chúng ta đọc lại câu chuyện của Gia-cốp trong Sáng thế ký 28:10-19, “Gia-cốp từ Bê-e-Sê-ba đi đến Cha-ran, tới một chỗ kia, mặt trời đã khuất, thì qua đêm tại đó. Người lấy một hòn đá làm gối đầu, và nằm ngủ tại đó; bèn chiêm bao thấy một cái thang bắc từ dưới đất, đầu đến tận trời, các thiên sứ của Đức Chúa Trời đi lên xuống trên thang đó.  Nầy, Đức Giê-hô-va ngự trên đầu thang mà phán rằng: Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, tổ phụ ngươi, cùng là Đức Chúa Trời của Y-sác. Ta sẽ cho ngươi và dòng dõi ngươi đất mà ngươi đương nằm ngủ đây.  Dòng dõi ngươi sẽ đông như cát bụi trên mặt đất, tràn ra đến đông tây nam bắc, và các chi họ thế gian sẽ nhờ ngươi và dòng dõi ngươi mà được phước. Nầy, ta ở cùng ngươi, ngươi đi đâu, sẽ theo gìn giữ đó, và đem ngươi về xứ nầy; vì ta không bao giờ bỏ ngươi cho đến khi ta làm xong những điều ta đã hứa cùng ngươi.
 Gia-cốp thức giấc, nói rằng: Thật Đức Giê-hô-va hiện có trong nơi đây mà tôi không biết!  Người bắt sợ và nói rằng: Chốn nầy đáng kinh khủng thay! Đây thật là nhà của Đức Chúa Trời, thật là cửa của trời!  Người dậy sớm, lấy hòn đá của mình dùng gối đầu, dựng đứng lên làm cây trụ, đổ dầu lên trên chót trụ đó; rồi đặt tên chốn nầy là Bê-tên El (Bê-tên El nghĩa là nhà của Đức Chúa Trời).”

Nhiều năm sau đó trên đường trở về nhà, Gia-cốp được Chúa phán dạy: “Ta đây là Đức Chúa Trời (El) của Bê-tên, tức nơi ngươi đã thoa dầu đầu cây trụ và đã khấn vái ta.” (Sáng. 31:13)

Đa-vít cũng viết, “Còn Đức Chúa Trời (El), các đường lối Ngài là trọn vẹn;
Lời của Đức Giê-hô-va đã được luyện cho sạch;
Ngài là cái khiên cho những kẻ nào nương náu mình nơi Ngài.
 Trừ ra Đức Giê-hô-va, ai là Đức Chúa Trời?
Ngoại Đức Chúa Trời chúng tôi ai là hòn đá lớn?
 Đức Chúa Trời (El) thắt lưng tôi bằng năng lực,
Và ban bằng đường tôi.” (Thi. 18:30-32)

El thường được dùng để nối với các từ khác nhằm mô tả chính xác các thuộc tính của Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ đề cập đến những danh xưng tiếp theo sau đây.

  1. El- Shaddai

El- Shaddai có nghĩa là Đức Chúa Trời toàn năng. Từ El đã có nghĩa là mạnh mẽ và quyền năng. Bây giờ từ Shaddai được nối vào vào phía sau nó. Một tác giả dịch từ El-Shaddai nghĩa là Đấng có khả năng siêu việt. Đức Chúa Trời là Đấng có khả năng chiến thắng mọi tình huống khó khăn, Ngài là Đấng bất khả chiến bại trước bất kỳ một thử thách nào. Đức Chúa Trời có khả năng giữ các lời hứa và hoàn thành mục đích của Ngài bất chấp mọi trở lực.

Từ El-Shaddai được dùng lần đầu tiên trong Sáng. 17:1 “Khi Áp-ram được chín mươi chín tuổi, thì Đức Giê-hô-va hiện đến cùng người và phán rằng: Ta là Đức Chúa Trời toàn năng (El-Shadai); ngươi hãy đi ở trước mặt ta làm một người trọn vẹn.”

Trước đó, trong Sáng. 12:2, Đức Chúa Trời phán với Áp-ra-ham: “Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn.” Lúc này Áp-ra-ham đã bảy mươi lăm tuổi. Thế nhưng, mười năm sau đó Áp-ra-ham và Sa-ra vẫn chưa có con. Họ bèn đồng ý với nhau lên một kế hoạch để “giúp đỡ” Đức Chúa Trời thực hiện lời hứa trong Sáng thế ký 12:2. Sa-ra đưa nàng hầu A-ga của mình cho Áp-ra-ham với mục đích thông qua A-ga mà họ sẽ có con cái nối dõi.

Khi Áp-ra-ham đã chín mươi chín tuổi, còn Sa-ra tuổi chín mươi. Lúc này Đức Chúa Trời nhớ lại lời hứa của Ngài với Áp-ra-ham, Ngài phán: “Ta là Đức Chúa Trời toàn năng (El-Shaddai); ngươi hãy đi ở trước mặt ta làm một người trọn vẹn. Ta sẽ lập giao ước cùng ngươi, làm cho dòng dõi ngươi thêm nhiều quá bội.
 Áp-ram bèn sấp mình xuống đất; Đức Chúa Trời phán cùng người rằng:  Nầy, phần ta đây, ta đã lập giao ước cùng ngươi; vậy ngươi sẽ trở nên tổ phụ của nhiều dân tộc.  Thiên hạ chẳng còn gọi ngươi là Áp-ram nữa, nhưng tên ngươi sẽ là Áp-ra-ham. (Áp-ra-ham nghĩa là cha của nhiều dân tộc; còn Áp-ram, nghĩa là cha cao quí.) vì ta đặt ngươi làm tổ phụ của nhiều dân tộc. Ta sẽ làm cho ngươi sanh sản rất nhiều, làm cho ngươi thành nhiều nước; và các vua sẽ do nơi ngươi mà ra.” (Sáng. 17:1-6). Từ El-Shaddai trong câu 1 bày tỏ sự trọn vẹn của El-Shaddai bao gồm việc sinh hoa kết trái, và tên của Đức Chúa Trời “đã dạy cho Áp-ra-ham sự đầy đủ của Ngài, sự vô ích của việc dựa vào những nỗ lực riêng của Áp-ra-ham, và sự dại dột đi trước ý muốn Chúa của vợ chồng ông.”

  1. El-Elyon

14

El-Elyon có nghĩa là Đức Chúa Trời chí cao. Danh xưng “Đức Chúa Trời chí cao” bày tỏ rằng TRỜI không chỉ là Chúa của Israel nhưng Ngài còn là Chúa tể của tất cả các quốc gia. Trong Sáng thế ký 14, lần đầu tiên chúng ta được giới thiệu danh xưng này.

Một cuộc chiến xảy ra giữa khối liên minh của vua Kết-rô-lao-me và các vua của Sô-đôm, Gô-mô-rơ. Các vua Sô-đôm bị đánh bại, và rồi Lót là cháu của Áp-ra-ham đang ở Sô-đôm bị bắt làm phu tù.

“ Khi Áp-ram hay được cháu mình bị quân giặc bắt, bèn chiêu tập ba trăm mười tám gia nhân đã tập luyện, sanh đẻ nơi nhà mình, mà đuổi theo các vua đó đến đất Đan.  Đoạn Áp-ram chia bọn đầy tớ mình ra, thừa ban đêm xông hãm quân nghịch, đánh đuổi theo đến đất Hô-ba ở về phía tả Đa-mách.  Người thâu về đủ hết các tài vật mà quân giặc đã cướp lấy; lại cũng dẫn cháu mình, là Lót cùng gia tài người, đàn bà và dân chúng trở về.” (câu 14-16). Lúc bấy giờ, “Mên-chi-xê-đéc, vua Sa-lem, sai đem bánh và rượu ra. Vả, vua nầy là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Chí Cao (El-Elyon)  chúc phước cho Áp-ram và nói rằng: Nguyện Đức Chúa Trời Chí Cao, là Đấng dựng nên trời và đất, ban phước cho Áp-ram!  Đáng ngợi khen thay Đức Chúa Trời Chí Cao đã phó kẻ thù nghịch vào tay ngươi! Đoạn, Áp-ram lấy một phần mười về cả của giặc mà dâng cho vua đó.
 Vua Sô-đôm bèn nói cùng Áp-ram rằng: Hãy giao người cho ta, còn của cải, thì ngươi thâu lấy. Áp-ram đáp lại rằng: Tôi giơ tay lên trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời Chí Cao (El-Elyon), Chúa Tể của trời và đất, mà thề rằng…” (câu 18-22)

Trong Tân ước, Chúa Jesus dạy: “Song các ngươi hãy yêu kẻ thù mình; hãy làm ơn, hãy cho mượn, mà đừng ngã lòng. Vậy, phần thưởng của các ngươi sẽ lớn, và các ngươi sẽ làm con của Đấng Rất Cao (El-Elyon) , vì Ngài lấy nhân từ đối đãi kẻ bạc và kẻ dữ.” (Lu-ca 6:35)

  1. El-Olam

El-Olam có nghĩa Đức Chúa Trời hằng hữu, đời đời. Chúng ta đọc thấy danh xưng này trong Sáng thế ký  21:33 sau khi Áp-ra-ham và vua A-bi-mê-léc kết ước cùng nhau, “Áp-ra-ham trồng một cây me tại Bê-e-sê-ba, và ở đó người cầu khẩn danh Đức Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời hằng hữu (El-Olam).”

Danh xưng này cũng được Ê-sai đề cập đến, “Ngươi không biết sao, không nghe sao? Đức Chúa Trời hằng sống (El-Olam) là Đức Giê-hô-va, là Đấng đã dựng nên các đầu cùng đất, chẳng mỏi chẳng mệt; sự khôn ngoan Ngài không thể dò.” (Ê-sai 40:28).

Đức Chúa Trời không chỉ là là Đấng sáng tạo nên mọi điều trong vũ trụ, nhưng Ngài còn là Đấng hằng hữu, hằng sống, đời đời (El-Olam) vượt mọi thời gian.

  1. El-Rol

aga

El-Rol có nghĩa là Đức Chúa Trời đoái xem. Chúng ta tìm thấy danh xưng này qua câu chuyện của A-ga được chép trong Sáng thế ký 16: 6-14, “…Sa-rai hành hạ A-ga, thì nàng trốn đi khỏi mặt người.  Nhưng thiên sứ của Đức Giê-hô-va thấy nàng ở trong đồng vắng gần bên suối nước, nơi mé đường đi về Su-rơ, thì hỏi rằng: Hỡi A-ga, đòi của Sa-rai, ngươi ở đâu đến, và sẽ đi đâu? Nàng thưa rằng: Tôi lánh xa mặt Sa-rai, chủ tôi.  Thiên sứ của Đức Giê-hô-va dạy nàng rằng: Ngươi hãy trở về chủ ngươi, và chịu lụy dưới tay người.  Thiên sứ của Đức Giê-hô-va lại phán rằng: Ta sẽ thêm dòng dõi ngươi nhiều, đông đảo đến đỗi người ta đếm không đặng nữa.  Lại phán rằng: Nầy, ngươi đương có thai, sẽ sanh một trai, đặt tên là Ích-ma-ên; vì Đức Giê-hô-va có nghe sự sầu khổ của ngươi.  Đứa trẻ đó sẽ như một con lừa rừng: tay nó sẽ địch cùng mọi người, và tay mọi người địch lại nó. Nó sẽ ở về phía đông, đối mặt cùng hết thảy anh em mình.  Nàng gọi Đức Giê-hô-va mà đã phán cùng mình, danh là “Đức Chúa Trời hay đoái xem,” (El-Rol) vì nàng nói rằng: Chính tại đây, tôi há chẳng có thấy được Đấng đoái xem tôi sao?  Bởi cớ ấy, người ta gọi cái giếng nầy ở về giữa khoảng của Ca-đe và Bê-re, là giếng La-chai-RoiLa-chai-roi, nghĩa là Đấng hằng sống đoái xem tôi.”

Các danh xưng của Đức Chúa Trời đáp ứng cho những nhu cầu của tín nhân khi đối diện với những tình huống khác nhau trên đường theo Chúa. Chúng ta có thể kêu cầu danh xưng đó trong lời cầu nguyện.

Kết luận

Đức Chúa Trời của chúng ta có nhiều danh xưng, nhưng có một danh trên hết mọi danh, mọi đầu gối đều sẽ quì xuống trước danh Ngài (Phi-líp 2:10). “Hỡi Đức Giê-hô-va là Chúa chúng tôi,
Danh Chúa được sang cả trên khắp trái đất biết bao.” (Thi thiên 8:1)10

Chúng ta luôn khắc ghi những mạng lịnh sau đây:

– Ghi nhớ danh Ngài (Thi. 20:7)

– Công bố danh Chúa (Thi. 22:22)

– Cùng nhau tôn cao danh Ngài (Thi. 34:3)

– Tìm kiếm danh Ngài (Thi. 83:16)

– Kêu cầu danh Ngài (Thi.99:6; Rôm. 10:13)

– Chúc phước danh Ngài (Thi. 100:4)

– Vui mừng trong danh Ngài (Thi. 89:12)

– Tuyên xưng  danh Ngài (Rom. 10:9)

– Cầu nguyện trong danh Ngài (Giăng 16:23)

– Cảm tạ trong danh Ngài (Thi. 140:13)

– Tôn kính danh Ngài (Ma-thi-ơ 6:9)

–  Chúc tán danh Ngài (Công. 19:17)

– Dâng vinh hiển về cho danh Ngài (Thi. 86:9)

– Vững lòng tôn cao danh Ngài (Khải. 2:13)

–  Chịu nhục vì danh Ngài (Công. 5:41)

– Liều mạng sống mình vì danh Ngài (Công. 15:26)

– Vì danh Ngài chịu chết (Công 21:13)

Danh Ngài là Jesus.

“Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là Jêsus, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội.” (Mat. 1:21)

Danh ngọt ngào nhất trong bài thánh ca dành cho Đấng tối cao.

Danh ngọt ngào nhất trong ngôn ngữ của nhân loại.

Bài hát ngọt ngào nhất từng được hát chính là

Danh  Jesus!11

phi

(Còn nữa)

JAMES SEMPLE

Translated by Tuong Vi    

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn