Các thần của người Hy-lạp và thế giới thời đế quốc Rô-ma cai trị.
Zeus là vị thần tối cao của người Hy-lạp và thế giới được thờ lạy trong thời kỳ vàng son của đế quốc Rô-ma. Đại đế Antiochus Epiphanes nổi tiếng gian ác đã gây sức ép trên người Do Thái phải thờ các vị thần Hy Lạp từ năm 167 trước Công nguyên. Ông biến đền thờ ở Jerusalem thành một nơi thờ thần Zeus, và dâng sinh tế tại đó.
Sự xúc phạm này đã dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Israel do Judas Maccabeus lãnh đạo. Nó mang đến kết quả là một quốc gia Israel độc lập lần đầu tiên kể từ khi bị phu tù ở Ba-by-lôn.
“Ngôi của Satan” trong Khải huyền 2:13 có thể ám chỉ đến đền thờ của thần Zeus tại Pergamum. Lưu ý là khi các sứ đồ Phao-lô và Ba-na-ba đến thành phố Lystra, họ được dân chúng tôn thờ như những vị thần. “Chúng bèn xưng Ba-na-ba là thần Giu-bi-tê, còn Phao-lô là thần Mẹt-cu-rơ, vì là người đứng đầu giảng đạo.” (Công. 14:12).
Đền thờ nữ thần Diana tại thành phố Ê-phê-sô cũng là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại. Trong Công vụ 19, sự giảng dạy của Phao-lô đã khiến cho một người thợ bạc tên là Đê-mê-triu gây loạn vì ảnh hưởng đến lợi tức của ông này kiếm được từ việc cúng thờ nữ thần.
Các thần của người Hy lạp và dân ngoại bang thời đế quốc Rô-ma cai trị thì phi lý, ích kỷ, không đáng tin cậy, lộn xộn không ra thể thống gì và thường có tranh chấp giữa vòng các thần đó. Sự thờ lạy Bacchus, vị thần say sưa của Rô-ma dẫn đến lối sống quá trụy lạc của người thờ lạy đến nỗi ngay cả Nghị viện Rô-ma phải hủy bỏ lễ hội tôn vinh Bacchanalia vào năm 186 trước Công nguyên.3 Vì thế khi Cơ đốc giáo xuất hiện, nó giống như một luồng sinh khí tươi mới thổi vào một thế giới u mê đầy cay đắng.
Các thần của tôn giáo thế giới đương thời.
Tổng số các tôn giáo trên thế giới vẫn còn đang mở rộng theo thời gian. Theo các thống kê sơ bộ thì hiện nay có hơn 4000 tôn giáo khác nhau trên thế giới. Trong nội dung của sách này chúng ta sẽ đề cập đến các tôn giáo lớn có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu.
Hồi Giáo
Từ Hồi giáo có nghĩa là quy phục. Một tín đồ Hồi Giáo là một người thuận phục theo ý muốn của Allah – vị giáo chủ tối cao của họ. Người sáng lập ra tôn giáo này là Mohammed (570-632 trước Công nguyên). Tín đồ Hồi giáo không thờ phượng Mohammed, nhưng họ xem ông ta là một tiên tri lớn. Quyển kinh thánh của Hồi giáo là Kinh Cô-ran.
Có 5 cột trụ cơ bản của đức tin Hồi giáo.4
1. Công bố (Kalima): “Không có Đức Chúa Trời. Chỉ có Allah, và Mohammed là tiên tri của Allah.” Các tín đồ phải công bố điều này thường xuyên tại những nơi công cộng.
2. Cầu nguyện (Salet) 5 lần một ngày, mặt hướng về thánh địa Méc-ca.
3. Giúp đỡ (Zakat) người nghèo và những người bất hạnh kém may mắn khác.
4. Kiêng ăn (Ramadan) từ khi mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn trong suốt tháng biệt ra thánh.
5. Hành hương (Hajj) đến thánh địa Méc-ca ít nhất một lần trong đời. Giúp đỡ cho các tín đồ khác làm việc này.
Hồi giáo tin mạnh mẽ vào thuyết tiền định. Nó dạy rằng mọi thứ hiện hữu tốt hay xấu đều do ý chỉ của Allah. Hồi giáo cũng có một hệ thống luật pháp được các tín đồ tuân thủ nghiêm ngặt. Mỗi một tín đồ phải tìm cách vào thiên đàng thông qua hành động tuân phục các cột trụ căn bản của đức tin Hồi giáo. Hồi giáo từ chối mọi giá trị căn bản của Cơ đốc giáo như: Đức Chúa Trời ba ngôi hiệp một, sự hy sinh của Chúa Jesus trên thập tự giá để hoàn thành ơn cứu rỗi, con người được cứu nhờ ân điển thiên thượng và bởi đức tin trong Christ, uy quyền của Kinh Thánh.
Ấn Độ giáo
Ấn độ giáo là một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới.5 Nó được xem là không có người sáng lập và tín điều.6 Một tín đồ Ấn giáo có thể tin vào một vị thần, rất nhiều thần hay là không tin một thần nào cả. Điều này tùy thuộc vào trình độ học vấn và sự khải thị mà tín đồ nhận lãnh.7
Theo Ấn giáo thì quyền năng sáng tạo thuộc về thần Brahma, có sức mạnh siêu nhiên trên tất cả tạo vật, bao gồm cả con người. Hai vị thần khác được biết đến là Vishu, có sức mạnh bảo vệ con người và cặp đôi thần hủy diệt là Shiva – Kali.8
Một vài tín lý căn bản của Ấn giáo là sống trong sạch, tự chủ, suy xét điều thiện và ác, không bạo lực.9 Nghiệp chướng là qui luật đạo đức chỉ ra nguyên nhân và kết quả của đời sống. Một người gieo ra điều gì trong đời này sẽ gặt lại trong đời sau. Vị trí, đẳng cấp chức vụ của một người trong đời này đã được tiền định từ trước – là nghiệp chướng trong đời trước của người đó. Tiến trình này sẽ được tiếp tục trong những đời kế tiếp – được gọi là vòng luân hồi hay là sự đầu thai. Mục tiêu của con người là tiếp tục tiến lên bậc cao hơn của vòng luân hồi cho đến khi được giải phóng khỏi chu kỳ này và cuối cùng hợp nhất với thần sáng tạo Brahma.10
Hệ thống đẳng cấp của Ấn giáo được tiền định dựa trên niềm tin rằng vị trí của một người trong đời này được xác định bởi nghiệp chướng của họ trong đời trước. Vì vậy không ai có thể thay đổi được địa vị của mình trong đời này, nhưng họ có thể phấn đấu để đời sau được đầu thai vào một vị trí cao hơn. Đẳng cấp mà một người sinh ra sẽ quyết định đến: thực phẩm, y phục, sinh hoạt tôn giáo, việc làm, các mối quan hệ xã hội và mối liên hệ với những đẳng cấp khác. Trong Ấn giáo có hơn 3000 đẳng cấp khác nhau tùy theo thứ bậc. Đẳng cấp thấp nhất là Untouchables bị xa lánh.11
Ngay cả trong những mô tả hạn chế của Ấn Độ giáo thì sự tương phản của nó với Cơ đốc giáo có thể dễ dàng nhận thấy. Cơ đốc Giáo chỉ có một Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật, trong khi Ấn giáo thờ đa thần. Trong Cơ đốc giáo, Đức Chúa Trời muốn trở thành thiết hữu với con người, yêu thương con người. Khi con người phạm tội TRỜI tiếp tục bày tỏ tình yêu thương của Ngài thông qua sự hiện thân trở thành người của Chúa Giê-su. Con TRỜI đã từ bỏ mạng sống Ngài trên cây thập tự để hoàn thành sự cứu chuộc. Kinh Thánh dạy cho chúng ta về một hy vọng phục sinh trong tương lai để được ở với Chúa đời đời. Khi Đấng Christ tái lâm, các tín hữu thuộc về Christ sẽ nhận lãnh phần thưởng (1 Cô-rin-tô 15:42-44; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4: 16-17). Những người không tin vào ơn cứu rỗi của Christ sẽ đứng trước ngai phán xét và nhận lấy kết quả chung cuộc bi thảm (Khải. 20:5, 11-15). Tương lai của những thánh đồ thuộc về Christ sẽ được đồng trị với Ngài. Mỗi một con người đều quí giá trước mặt Chúa. Không hề có đẳng cấp thấp nhất trong Cơ đốc giáo. Mọi người đều có cơ hội giống nhau trong ân điển của Đức Chúa Trời. Chúa Giê-su dạy rằng người hèn mọn nhất giữa vòng chúng ta có thể là người cao trọng nhất trong vương quốc của Ngài.
(Còn nữa)
JAMES SEMPLE
Translated by Tuong Vi