Thứ Năm , 14 Tháng Mười Một 2024
Home / Trang Chủ / Hành Trình Vào Sự Sáng

Hành Trình Vào Sự Sáng

CÓ ĐỨC CHÚA TRỜI?

Hành trình vào sự sáng  

cailliet

Giáo sư Tiến sĩ Emile Cailler  giảng dạy ở University of Princeton, đã viết ra những trải nghiệm cá nhân khi ông cải đạo  trong sách “Hành trình vào sự sáng”. Khi Cailler kết hôn, ông đã nói với người vợ là ông sẽ không cho phép tôn giáo bước vào trong gia đình. Ông gia nhập quân đội Pháp trong Thế chiến thứ nhất, và trải qua nhiều đêm cô đơn nằm trong giao thông hào làm nhiệm vụ của một người lính. Một cách bí mật, ông bắt đầu viết một cuốn sách cho riêng mình. Khi được trở về nhà, ông tập họp các đoạn văn tự bạch của mình và sao chép chúng thành một quyển nhật ký.

Quyển sách phong phú nói về những trải nghiệm trong cuộc sống và những cam kết trong tương lai của ông đã được hoàn thành. Ông ngồi xuống dưới một bóng cây vào một ngày nắng đẹp và mở “tuyển tập quý báu” ra. Khi đọc nó, cảm giác thất vọng trong ông chợt đến. Ông nhận ra rằng “toàn bộ quyết tâm làm việc nọ việc kia của ông trong sách sẽ khó mà thành công nếu ông chỉ cậy sức riêng của mình.”16   

Ngay lúc đó vợ ông bước đến chỗ ông ngồi. Bà ấy đi mua sắm và “tình cờ” ghé vào nhà thờ Cơ đốc Huguenot. Vị mục sư ở đó đã tặng cho bà một quyển Kinh Thánh Pháp Văn sau khi được bà ngỏ lời xin một quyển. Bà nhận quyển Kinh Thánh trở về nhà. Trong lòng bà lâng lâng  một cảm giác hồi họp, sợ rằng chồng của mình sẽ nổi giận vì nhớ lời tuyên bố của ông trước đó là không cho phép tôn giáo bước vào nhà.

Bà nói lời xin lỗi và báo cho ông biết là mình có đem về một quyển Kinh Thánh từ nhà thờ. Ông cắt ngang:

“Kinh Thánh, bà nói gì? Hãy đưa nó cho tôi, tôi chưa từng bao giờ đọc quyển sách ấy.”

Bà vợ lập tức tuân theo, và đưa sách cho ông. Ông mở Kinh Thánh ra và cũng “tình cờ” đúng vào phần Bài Giảng Trên Núi với các phước lành mà Chúa Jesus đã giảng. Giáo sư Tiến sĩ Emile Cailler tự bạch: “Tôi đã đọc ngấu nghiến quyển Kinh Thánh, đặc biệt là cách sách Phúc Âm. Tôi sững sờ và nhận ra đây là quyển sách với những nội dung làm tôi bừng tỉnh ra khỏi một giấc ngủ dài. Lẽ ra tôi phải nghiên cứu nó trước đây. Những lời trong quyển sách đã quấn chặt lấy tôi. Tôi chợt hiểu ra quyển nhật ký của tôi không là gì cả so với sự vĩ đại và siêu việt của quyển sách này. Tôi biết có một Đấng đang phán dạy tôi qua từng trang Kinh Thánh. Và cuối cùng tôi đã đến với Đức Chúa Trời bằng lời cầu nguyện của mình. Chúa đã trả lời các câu hỏi của tôi theo cùng một cách mà Ngài đã trả lời từ Kinh Thánh.”17

 

Vẻ Đẹp Của Phúc Âm. 

dr

Vẻ đẹp của Phúc Âm đã kéo nguyên Tiến sĩ John A. McIntyre, giáo sư môn Vật lý của Đại học Princeton đồng thời là Phó Giám đốc của Học viện Vật lý Cyclotron Của Đại học Texas A&M đến với Đấng Christ. Trong khi tham gia vào một nhóm học Kinh Thánh, ông nhận thấy công tác giảng dạy Vật lý của ông đã chuẩn bị và giúp ông đánh giá đúng đắn về Kinh Thánh. Kinh Thánh được đánh giá là đúng, xác thực cũng giống như một nhà khoa học xem thiên nhiên là hài hòa, thống nhất và có thể hiểu được.  Khi gặp các vấn đề khó khăn trong dạy học và thảo luận nhóm, ông có thể tìm thấy sự thách thức để đưa ra những lý giải phù hợp với Kinh Thánh thay vì tìm cách chứng minh Kinh Thánh sai lầm. Nhóm học Kinh Thánh này đã nghiên cứu Kinh Thánh một cách cẩn thận, họ so sánh các đoạn Kinh Thánh khác nhau và kiểm tra chéo cho một chủ đề nghiên cứu giống như cách các nhà khoa học làm trong phòng thí nghiệm.18 

Sau khi nhìn vào các bằng chứng xác thực của Kinh Thánh, Tiến sĩ John A. McIntyre được thuyết phục để tin vào uy quyền của Kinh Thánh. Đang khi đọc sách Phúc Âm Giăng, ông được Thánh Linh soi sáng và nhận biết Chúa Jesus là Đấng mà Kinh Thánh đang nói đến.

John A. McIntyre đã đưa ra bốn lý do để một nhà khoa học tin vào Phúc Âm.

  1. Phúc Âm của Christ là một lời giải thích hợp lý về nhiều sự việc, từ bản chất gian ác của con người đến trật tự hài hòa kỳ diệu của vũ trụ. … Một khoa học gia bị quyến rũ bởi hệ thống Thần học bao quát, hợp lý và sâu sắc uyên thâm của Cơ đốc giáo.19
  2. “Tiêu chuẩn đạo đức tốt nhất mà chúng ta có thể biết đó là tiêu chuẩn của Cơ đốc nhân. ….  Người thực tế ….. hài lòng với kết quả của khoa học hoặc thần học, trong khi các nhà khoa học và Cơ đốc nhân quan tâm nhiều hơn đến những gì nằm phía sau các kết quả thực tế. Cơ đốc nhân cũng biết rằng đời sống đạo đức của mình không thể được cải thiện bằng việc làm hay các kết quả, nhưng là đời sống ấy cần phải được nối kết với Đấng  Christ – Nguồn của sự sống. Vì vậy,  theo bản chất tự nhiên của  một tâm trí đam mê nghiên cứu, một nhà khoa học được dẫn dắt tìm kiếm cái gì đó cao hơn chủ nghĩa nhân văn, và sự tìm kiếm này sẽ dẫn người đó đến với Đấng Christ.”20
  3. Một đặc tính lạ lùng của các câu chuyện Phúc Âm là tính hấp dẫn của nó. Điều này lôi cuốn các nhà khoa học vốn quen với các suy nghĩ trừu tượng và phức  tạp. “…Khi Phúc Âm nhấn mạnh vào các trình tự dường như phức tạp mà Đức Chúa Trời xử lý với con người  thì nhà khoa học có khuynh hướng cởi mở hơn.”21
  4. Nhiều đoạn Kinh Thánh có vẻ như mâu thuẫn – rất khó để làm cho hài hòa với nhau, nhưng các nhà khoa học đã gặp những sự thật dường như trái ngược trong thế giới vật chất cũng giống như vậy. Ví dụ một điện tử có thể được mô tả ngang bằng với một làn sóng hoặc một hạt điện tử khác phụ thuộc vào phương pháp kiểm tra nó. Vì thế các khoa học gia không ngạc nhiên khi họ bắt gặp những phần Kinh Thánh dường như trái ngược với nhau.

John A. McIntyre đi đến kết luận: “Một nhà khoa học có thể trông mong nhiều hơn ở những nguyên lý tuyệt vời nhất mà ông nghĩ ra, chúng được làm cho có giá trị đầy đủ trong những trải nghiệm đời sống.”22

(Còn nữa)

 

JAMES SEMPLE

Translated by Tuong Vi 

    

Trả lời

Hướng Đi Ministries Hướng Đi Ministries
9/10 1521 bình chọn