The Little Girl Who Died and Left 57 Cents To Build A Bigger Church-Truth!
Vào một ngày Chúa Nhật năm 1880, tại tiểu bang Pennsylvania, nước Mỹ, một cô gái bé nhỏ, gầy gò, xanh xao đang cố nhích dần qua đám đông để tiến vào nhà thờ. Cô bé muốn tham dự lớp học Trường Chúa Nhật. Vì nhà thờ quá đông nên cô bé bị chen bật ra ngoài, đành ngồi lấp ló ở cửa, gương mặt thoáng chút thất vọng, tiếc nuối…
Mặt trời lên, cô bé tựa đầu vào góc tường, mắt nhắm nghiền. Vừa lúc đó, vị Mục sư quản nhiệm đi qua. Thấy cô bé ngồi dưới cái nắng, thay vì bãi cỏ xanh và những tán cây ở công viên đối diện, Mục sư xúc động, cúi xuống bế xốc cô bé lên vai len lỏi qua đám đông, cuối cùng ông cũng tìm được một chỗ trong góc nhà thờ cho cô bé.
Buổi học Trường Chúa Nhật kết thúc. Dù phải chịu đựng cái nóng và mùi ẩm mốc trong góc nhà thờ, nhưng cô bé vô cùng hài lòng. Khuôn mặt bầu bĩnh bừng lên nụ cười trong veo, rạng rỡ. Bài học hôm đó đã bồi đắp thêm lời Chúa vào tâm hồn em.
Một tuần sau đó cô bé vẫn ngồi trước cửa nhà thờ vì không thể chen chân vào. Vị Mục sư lại ngồi xuống trước mặt em, vỗ nhẹ đôi vai gầy guộc, mỏng mảnh, ông an ủi: “Ta nhất định sẽ xây nhà thờ to hơn để đủ chỗ cho tất cả mọi người”.
Không lâu sau cô bé qua đời. Sau khi mai táng, gia đình đã trao cho vị Mục sư một chiếc ví nhỏ sờn rách, bên trong có 57 xu. Ở thế kỷ 19 và với gia cảnh của cô bé, đó là một số tiền không nhỏ.
Cô bé dặn gia đình trao tận tay vị Mục sư 57 xu “để giúp xây dựng nhà thờ”, gia đình chia sẻ với Mục sư lời trăn trối: “để nhiều đứa trẻ khác có cơ hội dự nhóm Trường Chúa Nhật”. Gia đình cho biết đây là số tiền cô bé đã tiết kiệm trong suốt 2 năm. Vị Mục sư nghẹn ngào đón nhận; cô bé đã khiến ông nhớ lại lời hứa, và thôi thúc ông bắt tay vào thực hiện công việc không mấy dễ dàng này.
Ngay hôm sau Mục sư mang chiếc ví sờn và 57 xu bước lên bục giảng. Ông kể lại câu chuyện khiến mọi người xúc động và cảm phục. Họ tự nguyện góp thêm vào, và ngay ngày hôm đó, Hội Thánh có thêm 250 USD + 57 xu. Vài năm sau, số tiền tăng lên 30.000 USD.
Hội Thánh quyết định dùng số tiền ấy mua miếng đất kế bên để nới rộng nhà thờ, nhưng giá miếng đất lúc đó chẵn chòi 30.000 USD, 57 xu còn lại không thể làm gì. Vị Mục sư thấy không thể trì hoãn thêm nữa, bèn mang câu chuyện 57 xu và cô bé kể cho ông chủ đất nghe. Chủ đất là người chưa tin Chúa, chưa từng bước vào nhà thờ, nhưng khi nghe xong câu chuyện ông xúc động, đồng ý bớt ngay giá miếng đất xuống còn 25.000 USD, và chỉ nhận 57 xu tiền đặt cọc.
Ngày nay, nếu có dịp đến Philadelphia, bạn hãy nhớ ghé thăm Hội Thánh tại thành phố này, nơi có sức chứa tới 3.300 người, và đừng quên tham dự lớp học Trường Chúa Nhật. Bạn cũng nhất định phải tham quan Đại học Temple, Bệnh viện Good Samaritan, để cảm nhận được ước mơ đẹp đẽ, cao cả của một cô gái bé nhỏ, bệnh tật, đã được người dân nơi đây biến thành hiện thực như thế nào. Được biết, tổng kinh phí xây dựng các công trình này ước tính lên tới 250.000 USD.
Tại lớp học Trường Chúa Nhật, bạn sẽ nhìn thấy bức ảnh của “cô bé 57 xu”, được treo một cách trang trọng và gần gũi, tên cô ấy là Hattie May Wiatt.
Ai có thể nghĩ rằng 57 xu xây dựng được nhà thờ? Nhưng khi điều kỳ diệu xảy ra, 57 xu đã làm thay đổi cuộc sống và thế giới quan của nhiều Cơ đốc nhân, nhiều người dân Philadelphia và hơn thế nữa. Cô bé với tấm lòng thiện lương, trong sáng, thánh khiết, yêu mến, tin cậy, vâng lời Chúa đã mang lại sự khích lệ cho rất nhiều người, nhiều thế hệ.
Tâm Thiện Lương mà Chúa ban cho mỗi người chính là nguồn năng lượng tích cực, giúp con người biết sống và suy nghĩ cho người khác. Như ánh trăng trên bầu trời cao rộng, Thiện Lương soi sáng và khiến vạn vật trở nên huyền diệu, lấp lánh, là mảnh vườn đầy hoa thơm trái ngọt, là nguồn vui và hạnh phúc lâu bền.
Thảo Phạm
(Nguồn: truthorfiction.com – “The Little Girl Who Died and Left 57 Cents To Build A Bigger Church”)
A first-hand account of it is in a sermon delivered December 1, 1912, by Russell H. Conwell, pastor of Grace Baptist Church in Philadelphia. Rev. Conwell said the little girl’s name was Hattie May Wiatt. She lived near a church where the Sunday School was very crowded and he told her that one day they would have buildings big enough to allow everyone to attend who wanted to. Later, Hattie May Wiatt became sick and died. Rev. Conwell was asked to do the funeral and the girl’s mother told him that Hattie May had been saving money to help build a bigger church and gave him the little purse in which she had saved 57 cents. Rev. Conwell had the 57 cents turned into 57 pennies, told the congregation the story of little Hattie May and sold the pennies for a return of about $250. In addition, 54 of the original 57 pennies were returned to Rev. Conwell and he later put them up on display. This was in 1886 when 57 cents was no small savings account for a little girl from a poor family. Some of the members of the church formed what they called the Wiatt Mite Society which was dedicated to making Hattie May’s 57 cents grow as much as possible and to buy the property for the Primary Department of the Sunday school. A house nearby was purchased with the $250 that Hattie May’s 57 cents had produced and the rest is history. The first classes of Temple College, later Temple University, were held in that house. It was later sold to allow Temple College to move and the growth of Temple, along with the founding of the Good Samaritan Hospital (Now the Temple University Hospital) have been powerful testimonies to Hattie May Wiatt’s dream.